Linh
Sắt đoàn
0
0
Kim loại kiềm nào được dùng trong tế bào quang điện ?
A. Li B. Na C. K D. Cs
Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ?
A. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu.
B. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng.
C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước.
D. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước.
Chỉ ra nội dung đúng :
A. Các kim loại kiềm có năng lượng nguyên tử hoá tương đối nhỏ.
B. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá thứ nhất tương đối lớn.
C. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính tương đối nhỏ.
D. Liên kết trong kim loại kiềm là liên kết mạnh.
Năng lượng ion hoá là năng lượng cần thiết để có thể :
A. tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử. B. tách electron tự do ra khỏi mạng tinh thể.
C. tách ion dương kim loại ra khỏi mạng tinh thể. D. tách ion dương kim loại ra khỏi hợp chất.
Năng lượng nguyên tử hoá là năng lượng cần dùng để
A. phá vỡ mạng tinh thể.
B. tạo ra nguyên tử kim loại từ ion kim loại.
C. tách electron hoá trị của nguyên tử kim loại.
D. tách nguyên tử kim loại ra khỏi hợp chất.
Kim loại kiềm có độ cứng thấp là do
A. kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng.
B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.
C. Liên kết kim loại trong tinh thể kém bền.
D. kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp là do
A. kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng.
B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.
C. liên kết kim loại trong tinh thể kém bền.
D. nguyên tử kim loại kiềm có ít electron hoá trị (1 electron).
Các kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể
A. lập phương tâm khối.
B. lập phương tâm diện.
C. lăng trụ lục giác đều.
D. lập phương đơn giản.
Trong nhóm kim loại kiềm, từ Li đến Cs có
A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần.
C. nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần.
D. nhiệt độ nóng chảy giảm dần, nhiệt độ sôi tăng dần.
Chỉ ra nội dung sai :
A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ.
C. Kim loại kiềm có độ cứng thấp.
D. Kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4có thể dùng kim loại nào làm chất khử ?
A. K
B. Ca
C. Zn
D. Cả A, B, C
Thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với các điện cực bằng đồng. Sau một thời gian thấy :
A. khối lượng anot tăng, khối lượng catot giảm.
B. khối lượng catot tăng, khối lượng anot giảm.
C. khối lượng anot, catot đều tăng.
D. khối lượng anot, catot đều giảm.
Bằng phương pháp nào có thể điều chế được những kim loại có độ tinh khiết rất cao (99,999%) ?
A. Thuỷ luyện.
B. Nhiệt luyện.
C. Điện phân.
D. Cả A, B, C.
Để điều chế những kim loại có tính khử trung bình và yếu, người ta điện phân dung dịch của loại hợp chất nào của chúng ?
A. Bazơ.
B. Oxit.
C. Muối.
D. Cả A, B, C.
Cho các kim loại : Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp : dùng chất khử như CO, C, Al, H2 để khử ion kim loại trong
A. oxit.
B. bazơ.
C. muối.
D. hợp kim.
Phương pháp thuỷ luyện được áp dụng trong phòng thí nghiệm để điều chế những kim loại
A. có tính khử mạnh.
B. có tính khử yếu.
C. có tính khử trung bình.
D. có tính khử trung bình hoặc yếu.
Bằng phương pháp thủy luyện có thể điều chế được kim loại
A. kali.
B. magie.
C. nhôm.
D. đồng.