Linh
Sắt đoàn
0
0
Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hoá thì trong cặp nào
sắt không bị ăn mòn ?
A. Fe – Zn B. Fe – Cu C. Fe – Sn D. Fe – Pb
Khi điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho lá kẽm tác dụng với dung dịch axit,
người ta thường cho thêm vài giọt dung dịch
A. Na2SO4 B. ZnSO4 C. CuSO4 D. Ag2SO4
Bản chất của sự ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá có gì giống nhau ?
A. Đều là phản ứng oxi hoá – khử.
B. Đều là sự phá huỷ kim loại.
C. Đều có kết quả là kim loại bị oxi hoá thành ion dương.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
D. Đều là sự tác dụng hoá học giữa kim loại với môi trường xung quanh.
Một vật được chế tạo từ hợp kim Zn – Cu để trong không khí. Hãy cho biết vật sẽ bị ăn mòn theo
loại nào ?
A. Ăn mòn hoá học. B. Ăn mòn vật lí.
C. Ăn mòn điện hoá. D. Ăn mòn cơ học.
Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào phía ngoài vỏ tàu biển các tấm bằng :
A. Ba B. Zn C. Cu D. Fe
Phương pháp điện hoá để bảo vệ kim loại là :
A. Người ta phủ kín lên bề mặt kim loại cần bảo vệ một kim loại có tính khử mạnh hơn.
B. Người ta nối kim loại cần bảo vệ với một tấm kim loại khác có tính khử mạnh hơn.
C. Từ kim loại cần bảo vệ và một kim loại có tính khử mạnh hơn, người ta có thể chế tạo thành hợp
kim không gỉ.
D. Cả A, B, C.
Chất chống ăn mòn có đặc tính
A. làm thay đổi tính chất vốn có của axit và kim loại.
B. không làm thay đổi tính chất vốn có của axit và kim loại.
C. chỉ làm thay đổi tính chất vốn có của axit : axit không còn phản ứng được với kim loại.
D. chỉ làm cho bề mặt của kim loại trở nên thụ động đối với axit.
Sự ăn mòn một vật bằng gang hoặc thép trong không khí ẩm ở cực dương xảy ra quá trình.
A. Fe0 → Fe2+ + 2e
B. Fe0→ Fe3+ + 3e
C. 2H2O + O2 + 4e → 4OH–
D. 2H++ 2e → H2
Trong sự ăn mòn điện hoá, điện cực đóng vai trò cực âm là :
A. Kim loại có tính khử mạnh hơn. B. Kim loại có tính khử yếu hơn.
C. Kim loại có tính oxi hoá mạnh hơn. D. Kim loại có tính oxi hoá yếu hơn.
Các điện cực trong sự ăn mòn điện hoá có thể là :
D. Cặp kim loại khác nhau. B. Cặp kim loại – phi kim.
C. Cặp kim loại – hợp chất hoá học. D. Cả A, B, C.
Điều kiện cần và đủ để xảy ra sự ăn mòn điện hoá là :
A. Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
B. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau.
C. Các điện cực phải khác chất nhau.
D. Ăn mòn hoá lí.
Loại ăn mòn kim loại phổ biến và nghiêm trọng nhất là :
A. Ăn mòn hoá học. B. Ăn mòn điện hoá. C. Ăn mòn cơ học. D. Ăn mòn hoá lí.
Chỉ ra đâu không phải là sự ăn mòn điện hoá :
A. Sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng sắt để trong không khí ẩm.
B. Sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng gang để trong không khí ẩm.
C. Sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng thép để trong không khí ẩm.
D. Cả A, B, C.
Bản chất của sự ăn mòn kim loại :
A. là phản ứng oxi hoá – khử. B. là phản ứng hoá hợp.
C. là phản ứng thế. D. là phản ứng trao đổi.
Căn cứ vào đâu mà người ta phân ra 2 loại ăn mòn kim loại : ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ?
A. Kim loại bị ăn mòn. B. Môi trường gây ra sự ăn mòn.
C. Cơ chế của sự ăn mòn. D. Cả B và C.
Một loại đồng thau chứa 60% Cu và 40% Zn. Hợp kim này có cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hoá
học đồng và kẽm. Xác định công thức hoá học của hợp chất.
A. Cu3Zn2 B. Cu2Zn3 C. CuZn3 D. Cu2Zn
Ứng dụng của hợp kim dựa trên tính chất :
A. hoá học. B. lí học. C. cơ học. D. Cả A, B, C.
So sánh nhiệt độ nóng chảy của hợp kim và các kim loại trong hỗn hợp ban đầu :
A. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn.
B. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn.
C. Chúng có nhiệt độ nóng chảy bằng nhau.
D. Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy nằm trong khoảng nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất của
các kim loại ban đầu.
So sánh tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim với các kim loại trong hỗn hợp ban đầu :
A. Cả tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim đều tốt hơn các kim loại ban đầu.
B. Cả tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim đều kém hơn các kim loại ban đầu.
C. Tính dẫn điện của hợp kim tốt hơn, còn tính dẫn nhiệt thì kém hơn các kim loại ban đầu.
D. Tính dẫn điện của hợp kim kém hơn, còn tính dẫn nhiệt thì tốt hơn các kim loại ban đầu.