Đăng nhập
|
/
Đăng ký

phạm tiến

Cấp bậc

Sắt đoàn

Điểm

5

Cảm ơn

1

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục và tóm tắt của văn bản "Bài toán dân số"

Câu trả lời của bạn: 20:56 30/12/2024

Tóm tắt :


   Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.


Bố cục :


- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.


   - Phần 2 (tiếp … ô thứ 34 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.


      + Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.


      + Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.


      + Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.


   - Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.


Thể loại :


  Văn bản nhật dụng


Phương thức biểu đạt :


  Nghị luận kết hợp (với tự sự, thuyết minh)


Câu hỏi:

Viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của con người đôi với nơi mình sinh sống

Câu trả lời của bạn: 20:55 30/12/2024

Trong mỗi giai đoạn của cuộc sống, mỗi con người đều phải gắn bó với một nơi nào đó. Khi sinh ra, chúng ta được nuôi dưỡng và lớn lên với một nơi được gọi là quê hương. Khi đến gần hơn với độ tuổi trưởng thành, chúng ta lại gắn bó với một thành phố nào đó. Và những nơi đó đều được gọi là nơi mình sinh sống. Đó là nơi chúng ta học tập, làm việc, nghỉ ngơi và duy trì sự sống ở đó. Bởi thế, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống và đó cũng là nghĩa vụ của mọi người. Đặc biệt, với học sinh thì trách nhiệm đó lại càng quan trọng hơn nữa.

Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau, đó có thể là quê hương - nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ. Quê hương thường được liên kết với một địa điểm cụ thể, thường là quê nhà của gia đình hoặc vùng đất mà người đó có nguyên gốc hoặc đã sinh sống trong một khoảng thời gian dài, gắn liền với những kỉ niệm, nơi có ông bà cha mẹ. Hoặc có thể khi chúng ta lớn lên sẽ sinh sống ở một nơi khác, đó là nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian. Những nơi đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi chúng ta hay lui tới và đảm bảo sự sống ở đó.


Nơi chúng ta sinh sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nơi đó có đường xá, nhà cửa, cung cấp cho ta thức ăn, sự sống, nơi có những người thân của chúng ta, có bạn bè và những mối quan hệ khác. Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xung quanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình. Gia đình luôn là một nơi ấm áp để trở về, nơi có những người luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta, nơi sẽ không có những mệt mỏi của cuộc sống ngoài kia. Đó còn là nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng. Nó tạo ra một môi trường để con người giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Môi trường xã hội này cung cấp sự hỗ trợ, an ủi và tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và tương tác xã hội. Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm. Đây là nơi con người cảm nhận sự an toàn và thoải mái về vật chất, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Hơn nữa, nó cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, nguồn nước và đa dạng sinh học. Sự cân bằng và bền vững của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Nơi sinh sống tốt đẹp, trong lành và bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Không những vậy, khi con người gắn bó với một nơi nào đó sẽ có những kỉ niệm về nơi đó, và ở đó sẽ là nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người.


Mỗi người và đặc biệt là học sinh cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống vì nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc duy trì một môi trường sống tốt và mang lại lợi ích cho chính bản thân và cộng đồng. Bằng cách chăm sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, an lành và đáng sống. Quan tâm đến việc giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ cây cối, động vật và tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo ra một không gian sống tốt hơn cho tất cả mọi người. Từ đó cũng tạo ra một cảm giác thoải mái khi được sống trong một môi trường như vậy. Hơn nữa, khi học sinh đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi mình sinh sống, họ sẽ phát triển cho mình lòng tự hào về môi trường xung quanh. Điều này tạo điều kiện cho học sinh cảm thấy có ý nghĩa và trân trọng đối với nơi mình sống, khuyến khích tinh thần hợp tác và tạo ra một cộng đồng phát triển, văn minh. Một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập. Khi không phải lo lắng về môi trường ô nhiễm hoặc rác thải, học sinh có thể tập trung vào việc học hơn, tăng hiệu suất và sự sáng tạo trong quá trình học. Không những vậy, một môi trường sống sạch sẽ còn tác động tích cực đến sức khỏe của mọi người. Bằng cách duy trì vệ sinh cá nhân, quản lý chất thải một cách đúng đắn và hỗ trợ công tác giữ gìn môi trường, học sinh giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả bản thân và cộng đồng. Ngoài ra, học sinh là thế hệ đang được học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nếu có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, điều đó cho thấy bản thân họ là người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có trách nhiệm, biết trân trọng chính cuộc sống của mình, và được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng. Và đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội. Bởi khi họ có trách nhiệm với chính thế giới nhỏ của mình thì họ cũng sẽ có trách nhiệm với một cộng đồng rộng lớn hơn. Mọi đức tính tốt đẹp sẽ được hình thành từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môi trường có thể dẫn đến việc học sinh vứt rác lung tung, không phân loại chất thải, hoặc gây ô nhiễm nước và không khí. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của chính họ, ảnh hưởng đến môi trường học tập và tạo ra một không gian không thoải mái, không tạo điều kiện tốt cho việc học và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng môi trường sống và ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên. Họ có thể không chịu trách nhiệm chung trong việc duy trì và cải thiện nơi sống. Điều này dẫn đến thiếu tinh thần đồng đội và khó khăn trong việc xây dựng một cộng đồng hài hòa và phát triển.


Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống qua các hành động cụ thể. Một số học sinh tham gia vào các hoạt động như thu gom rác, phân loại chất thải, trồng cây xanh, tham gia chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Họ nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi sống của mình. Họ tắt đèn khi không cần thiết, tắt nước khi không sử dụng, sử dụng sách giáo trình tái chế và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, tình nguyện trong các tổ chức phi lợi nhuận. Họ có nhận thức về vai trò của mình trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hỗ trợ những người khó khăn. Thật vậy, mỗi năm học ở các trường học, thầy cô luôn phát động các chiến dịch làm sạch khu vực khuôn viên trường học, các bạn học sinh đều rất hưởng ứng tham gia dọn dẹp sạch sẽ theo các khu vực được phân công. Đây cũng là hành động nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơi mình sinh sống: xả rác bừa bãi, không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, trốn tránh tham gia các hoạt động làm sạch môi trường, lãng phí điện, nước khi sử dụng,…Những việc làm đó đều làm ảnh hưởng tới nơi sinh sống của họ. Một nghiên cứu năm 2019 tại một số trường học cho thấy chỉ 30% học sinh có ý thức về việc phân loại chất thải và chỉ 15% học sinh tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác.

Về nhận thức, trách nhiệm của học sinh đối với nơi sinh sống là vô cùng quan trọng. Học sinh cần nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và ý thức về hệ thống sinh thái và tài nguyên tự nhiên. Họ nên hiểu rằng hành động cá nhân của mình có thể có tác động đáng kể đến môi trường và cần phải đóng góp vào việc duy trì và bảo vệ môi trường xanh. Học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự và vệ sinh trong nơi mình sinh sống, môi trường sạch sẽ và gọn gàng không chỉ tạo điều kiện tốt cho sức khỏe mà còn tăng cường tinh thần làm việc và học tập. Quyền được sống trong một môi trường an lành, sạch sẽ và thoải mái đi đôi với trách nhiệm đảm bảo môi trường đó. Về hành động, học sinh và mọi người cần có những việc làm cụ thể như dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuận với mọi người sinh sống xung quanh mình.

Để học sinh hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình với nơi mình sinh sống, cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng cụ thể cho học sinh. Với gia đình, cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để con cái phát triển ý thức và nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nơi mình sinh sống. Họ có thể khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội, giải thích về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và truyền đạt giá trị của việc giữ gìn vệ sinh và trật tự. Cha mẹ cần làm gương cho con bằng cách tự thực hiện những hành động có trách nhiệm đối với nơi sống của mình. Họ có thể hướng dẫn con về việc sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Với nhà trường, nhà trường có trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nơi mình sinh sống. Điều này có thể được thực hiện qua các hoạt động giáo dục, bài học, buổi thảo luận, và ví dụ thực tế về trách nhiệm cá nhân và xã hội.

Tóm lại, học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn nơi mình sinh sống, phải thực hiện những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nên tốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn. Là học sinh, bản thân em nhận thức được vai trò của việc phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, từ đó em sẽ có những việc làm cụ thể để thể hiện điều đó như dọn dẹp môi trường sống của mình, tham gia vào cáv hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường sống với mọi người.


Câu hỏi:

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) :bài Năm mới chúc nhau

Câu trả lời của bạn: 20:31 11/12/2024

Nhắc đến thơ ca Trung đại trào phúng mang đậm tiếng cười sâu cay, độc giả nhớ ngay đến Trần Tế Xương hay còn gọi Tú Xương (1870 - 1907). Là người con quê Vị Xuyên, Nam Định, nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Tiếng thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt) khi nhà thơ chứng kiến sự thay đổi, từ thời kì xã hội phong kiến tàn tạ sang thời kì xã hội thực dân lố lăng, dơ dáy, đầy rẫy nghịch cảnh, cảnh và người với những bức tranh cuộc sống những chân dung con người, những quan hệ xã hội đáng cười, đáng chê trách. Một trong những bài thơ châm biếm, giễu cợt, khinh ghét lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than đó là thi phẩm “Năm mới chúc nhau” như một tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán mà Tú Xương gióng lên bằng tiếng cười trào lộng, sự đập phá dữ dằn, sự chê trách, sự đả kích phủ nhận triệt để của những vần thơ tả thực hướng vào nhiều đối tượng cụ thể, rất xác thực và nhiều cung bậc phong phú, đa dạng.


Vốn là một người thông minh, sáng dạ nhưng khốn nỗi thi cử bao nhiêu lần cũng không đậu. Nguyên nhân bởi xã hội thời bấy giờ đương buổi rối ren loạn lạc quá, cái tài năng của ông bị vùi dập bởi chế độ thuộc địa nửa phong kiến, bởi việc mua quan bán chức ầm ầm. Chính vì bất đắc chí trong việc học hành thi cử mà Trần Tế Xương thường trút hết nỗi niềm của mình vào thơ văn, thơ của ông không buồn mà là những tiếng cười mỉa mai châm biếm rất sâu cay, quất vào mặt bọn cường quyền, thực dân những kể chẳng mấy ưa ông và ông cũng ngứa mắt bọn chúng. Dù chỉ được sống 37 năm ngắn ngủi của cuộc đời, lại sống trong cảnh nghèo khó, xã hội nhiễu nhương, nhưng Tú Xương - một trí thức phong kiến đã có một cái nhìn rất chân thực về cuộc sống thời bấy giờ, thông qua những vần thơ trào phúng tưởng là chơi vui nhưng lại hóa hiện thực sâu sắc.

Như thường lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Họ chúc nhau sống lâu, khỏe mạnh, chúc phát tài, phát lộc, chúc sự no đủ, sang giàu… Vì thế lời chúc, vừa là một mong ước, một nguyện cầu, vừa là một cách thức ứng xử mang tính văn hóa. Ấy thế mà có một số người dường như có ý tách ra, đứng ngoài những lời chúc kia, lẳng lặng nghe rồi bình phẩm, đánh giá và giễu cợt. Mới chỉ chạm đến nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường, năm mới thì những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc nhất khi dịp tết đến xuân về. Nhưng vào thơ của Tú Xương, cái lời chúc tết ấy lại có nhiều điều phải suy nghĩ và khi nghĩ ra rồi người ta mới thấy được cái tiếng cười châm biếm thật sâu cay của "bậc thần thơ thánh chữ"

Bước vào những luống thơ ẩn sâu từng câu chữ là tiếng chửi, tiếng mỉa mai những kẻ mà nhà thơ khinh ghét gọi là "nó". Đọc thơ người ta dễ dàng nhận ra sự mâu thuẫn hài hước giữa nội dung và hình thức, sao nghe câu chúc mà giống câu chửi quá, quả thực là nhà thơ đang chế giễu mấy tên hợm hĩnh lố bịch ấy.

"Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu."

Tú Xương tham gia vào bài thơ với vị trí là người thứ ba nghe chuyện, ông rất từ tốn bình tĩnh "Lẳng lặng mà nghe", để xem cái quân giả tạo, thối nát ấy chúc nhau như thế nào, và rồi ông đưa lại vào thơ bằng một giọng tự sự đầy giễu cợt. Cớ sao đã chúc nhau "trăm tuổi bạc đầu" mà lại còn thêm chữ "râu" chi cho mất đi cái vẻ trang trọng mà thay vào đó là cái sự kém sang rành rành, bởi người ta chúc đầu bạc chứ chẳng ai chúc râu bạc bao giờ. Đã thế, Tú Xương còn hài hước chêm vào mấy câu tự xưng mình là "ông" xưng người là "thiên hạ", một giọng thơ rất đanh đá, lại có phần hơi thách thức. Thế hóa ra bọn "nó" già đến bạc cả râu, thì chắc răng cũng chẳng còn đâu nhỉ, Tú cứ buôn cối giã trầu thì chắc sớm mà giàu to thôi. Này thì cái bọn chúc nhau mau già, mau rụng răng, thích chí lắm.


Ấy mới chỉ là những câu thơ mở đầu, ông Tú còn thể hiện cái sự căm ghét thói đời mà tiền đặt lên trên tất cả, đến quan chức mà có tiền mua thì cũng xong:

"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng."

Tú Xương nghe chúng nó chúc nhau sao sang quá, cái sang của bọn ngu dốt lại thích màu mè, chúng cứ tưởng có cái chức quan mua được bằng những đồng tiền bóng lộn ấy trong cái xã hội nửa nạc nửa mỡ này là "sang" lắm, ngon lắm. Nhưng chúng nào có biết được chúng chỉ như đang làm trò hề trong mắt Tú, những kẻ đã kém cỏi từ tâm hồn đến trí tuệ ấy thì cho dù có đắp bao nhiêu phục trang lộng lẫy, hay mũ cánh chuồn úp đầu cũng chẳng khiến người ta nể nang cho được. Bởi chúng chỉ giống như mấy con khỉ thích giả làm người bằng mấy bộ đồ đi vay đi mượn, hoặc đi mua được. Qủa thực có mấy ai thèm, trừ lũ trưởng giả thích làm sang, thích tự bôi vẽ cái vẻ sang trọng quyền quý hài hước lên khuôn mặt bại hoại của chính bản thân mình. Câu thơ chốt hạ "Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng" của Tú Xương thật khiến cho người đọc được hả hê, phải bật cười bởi cái lũ kém sang ấy nào có biết đến việc ăn nói điềm tĩnh tử tế của bậc nho gia, chúng chỉ biết chửi, biết la như những kẻ đầu đường xó chợ. Thật hài hước sâu cay quá. Ôi đã nhiều quan chức đến thế, thì Tú ta buôn lọng cũng khối tiền. Sống lâu và sống sang là nội dung của hai lời chúc đầu. Nhưng qua hai lời chúc ấy lại thấy tất cả sự nhếch nhác, bệ rạc của bọn người này. Đã thế nhà thơ còn bồi thêm cho chúng những cú đòn ê ẩm liên tiếp.

Nếu như hai lời chúc đầu là chúc sống lâu và sống sang thì hai khổ thơ tiếp cùng chúc nhau “cái sự giàu” và “sự lắm con”.

"Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non."

Nhà thơ chế giễu mấy cái mừng, mừng sự giàu, mừng lắm con nhiều cháu. Tiền bạc mà vào miệng của Tú thì cũng như "mớ" rau dưa, lộn xộn, để gà cũng ăn được. Rồi thì con cháu nhà quan lại mà cũng "sinh năm đẻ bảy" chẳng khác mấy đám ô hợp. Ôi, theo cái dự đoán của Tú thì phen này chúng nó đẻ lắm chỉ để ăn sao cho cốt hết số tiền bẩn thỉu do bọn ông cha hám tiền của chúng làm ra. Riết rồi cái lũ sâu bọ ấy đông đúc quá, phố phường cũng chẳng kham nổi lại phải bồng bế nhau lên núi mà ở thôi, chứ nơi nào chứa cho hết cái lũ chỉ quen bịp bợm của người dân nghèo khó. Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Và cùng như hai khô thơ trên, cứ sau mỗi lời bọn chúng chúc nhau, Tú Xương lại nêu lời bình luận cùa chính mình. Qua những lời bình luận ấy mà nhà thư thể hiện rõ hơn thái độ và tình cảm của ông. Không hiểu sao dọc nhừng lời dự đoán của nhà thơ về bọn đông con, lắm của, nào là “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc - Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc - Bồng bế nhau lên nó ở non”, người đọc chỉ thấy buồn cười về một hiện thực nhố nhăng, một hiện thực đậm màu hài hước.

Giống như Hồ Xuân Hương và các nhà thơ đậm chất hiện thực dân gian khác. Mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực trong thơ ca của Tú Xương bằng nghệ thuật trào phúng với con mắt rất tinh, rất sâu, nhìn vào đâu là bắt chộp được cái điển hình nhất. Chất trào phúng hoà vào vần thơ một cách tự nhiên, mang nhiều sắc điệu vừa bông đùa hóm hỉnh, vừa chua chát, xót xa. Năm mới chúc nhau là một trong những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương. Đó là những lời “chúc Tết” hết sức độc đáo dưới một hình thức cũng hết sức độc đáo: chúc mà thực ra là chửi, là châm hiếm. Tuy là chửi mà vẫn thành thơ, và lại là thơ hay. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và châm biếm được truyền tải bằng thể thơ thất ngôn Đường luật, cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn Tú Xương tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy ở một cái Tâm lớn tràn đầy yêu thương, cảm thông vị tha, nhưng đầy thâm sâu, có mỉa mai, chua chát, nói như thơ hiện đại của Xuân Diệu "yêu và căm hay đợt sóng dâng trào", có đau đớn, xót xa nhưng dường như được nuốt vào trong để nghĩ suy nghiền ngẫm.


Trang thơ khép lại mà tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán ấy, thái độ thẳng thắn ấy, xét đến cùng, bắt nguồn từ một khao khát nhân bản: làm sao để cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, làm sao phải xóa sạch kiểu chúc Tết khác “giống người” mà chắc chắn, hơn một lần Tú Xương đã phải đau lòng chứng kiến.

Đọc thơ của Tú Xương, người ta thấy hiện lên rõ mồn một cái hiện thực oái oăm, hài hước của lũ người nhố nhăng trong cái xã hội tạp nham đủ thứ người, thứ chuyện, tưởng như đùa. Qua đó, người ta cũng thấy được cái cảnh cơ cực, khổ sở của nhân dân thời bấy giờ, phải chịu sống dưới sự chèn ép của bọn người ô hợp, tức lắm, ghét lắm, mà không thể làm gì được. Tú Xương là người bản lĩnh, ông tuy bất đắc chí tại đường công danh nhưng thơ, văn của ông luôn đem lại một cái nhìn thật sâu sắc về hiện thực xã hội lúc đó, cũng phần nào xả được cái nỗi uất ức bị kìm kẹp dưới chế độ nửa phong kiến của nhân dân ta. Những tiếng cười chế giễu như thứ vũ khí đâm thẳng vào mặt bọn cầm quyền ngu si, mà chúng tuy cay cú cũng chẳng thể làm gì được. Bài thơ mang lại cho bạn đọc một tình cảm hả hê, sung sướng, bõ hờn, bõ tức. Nó cũng gợi lên nhiều cảm hứng khiến người đọc dễ “nhại” và muốn “nhại” theo cái giọng điệu trào phúng châm biếm của ông mỗi khi gặp cảnh chướng tai gai mắt ở đời. Vì vậy mà có người đã “bắt chước” làm thêm mấy câu thơ nối tiếp vào bài thơ trên, đọc lên nghe chẳng khác gì của chính nhà thơ, đây chính là bằng chứng hùng hồn về sức sống của hài thơ.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan sĩ thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.


Câu hỏi:

Đề bài:

Đọc đoạn trích:
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Trích Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “ Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới: (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên? (1điểm)
Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời bằng một đoạn văn khoảng từ 5 – 10 câu)

Câu trả lời của bạn: 18:24 27/11/2024

Câu 1

Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.

Câu 2

Phép tu từ: Nhân hoá (làm cho một sự vật vô tri có nhân cách, cảm xúc).

⇒Tác dụng: Nổi bật sự đối nghịch giữa hạt I và hạt II (tượng trưng 2 loại người trong cuộc sống), từ đó hỗ trợ biểu đạt ý nghĩa câu chuyện. 


Câu 3


 Nội dung của đoạn văn trên:


- Câu chuyện về hai hạt lúa:


+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.


+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.


Câu 4


Hình ảnh hạt lúa dẫu nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên hạt lúa vàng óng trĩu hạt đã gợi cho người đọc nhiều bài học cuộc sống. Hạt lúa thứ hai tượng trưng cho những con người dám đương đầu với thử thách, dám dấn thân mình, dám sống khác để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Đây là một bài học có ý nghĩa rất lớn bởi một cuộc đời an toàn sẽ không cho bạn những trải nghiệm mới lạ.Chỉ khi dám chấp nhận một cuộc đời khác bạn mới có thể có được những thành công bất ngờ và đó cũng là cách khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp của con người.Đó còn là bài học về việc cho và nhận trong cuộc sống. Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Hãy sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì tốt đẹp mà ta có. Qủa là 1 câu chuyện có ý nghĩa.


Câu hỏi:

6. Theo em trong thời dai ngày nay sử thi Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă có còn sức cuồn hút với nhân dân không? Vì sao?
( Đánh Nhau với Chi lơ Bú )

Câu trả lời của bạn: 18:22 27/11/2024

Về câu hỏi "Trong thời đại ngày nay, sử thi Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă có còn sức cuốn hút với nhân dân không? Vì sao?" (cụ thể là tác phẩm "Đánh Nhau với Chi lơ Bú"), chúng ta có thể phân tích từ nhiều góc độ:

Văn hóa và truyền thống của dân tộc: Sử thi là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như người Ê Đê, Gia Rai, Ba Na. Những tác phẩm sử thi như "Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă" (có thể là một sử thi hư cấu, hoặc là sử thi mang đậm ảnh hưởng từ văn hóa dân gian) chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, về tình yêu, về cuộc sống, về các mối quan hệ trong cộng đồng. Đây là những giá trị làm nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.
Sự thay đổi trong xã hội hiện đại: Mặc dù xã hội hiện nay đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội và những giá trị văn hóa mới, nhưng các giá trị truyền thống, đặc biệt là những tác phẩm văn hóa dân gian như sử thi vẫn có sức cuốn hút đối với một bộ phận lớn người dân, nhất là thế hệ trẻ trong cộng đồng dân tộc. Những câu chuyện sử thi, đặc biệt là những tác phẩm có sức mạnh cảm hóa, mang lại bài học về đạo đức, về lòng dũng cảm, về lòng yêu nước, về sự hy sinh vẫn rất phù hợp với tinh thần giáo dục trong thời đại ngày nay.
Vai trò của sử thi trong đời sống hiện đại: Các tác phẩm sử thi, kể cả "Đánh Nhau với Chi lơ Bú", dù không còn phổ biến rộng rãi như trước, nhưng vẫn có sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai tìm về cội nguồn, muốn hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục của cộng đồng mình. Việc tổ chức các hoạt động như thi hát sử thi, đọc sử thi, hay các buổi lễ hội văn hóa dân gian giúp duy trì và phát triển giá trị của sử thi trong đời sống hiện đại. Các cộng đồng này vẫn giữ gìn được những yếu tố văn hóa truyền thống qua các hoạt động như vậy.
Sự ảnh hưởng của văn hóa đại chúng: Sự phát triển của văn hóa đại chúng (như phim ảnh, âm nhạc, các phương tiện truyền thông đại chúng) đã làm thay đổi cách thức mà giới trẻ tiếp nhận văn hóa dân gian. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều tác phẩm sử thi đã được tái hiện trong các hình thức mới, như sân khấu hóa, phim hoạt hình, hay qua các chương trình văn hóa trực tuyến, giúp làm mới và phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội hiện đại.
 "Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă" (và những tác phẩm tương tự) vẫn có sức cuốn hút đối với nhân dân, đặc biệt là trong các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để duy trì sức sống của nó trong thời đại ngày nay, cần có những cách thức truyền bá sáng tạo, kết hợp giữa giá trị truyền thống và xu hướng hiện đại.
 


Câu hỏi:

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, C là một điểm nằm giữa O và A. Đường thẳng vuông góc với AB tại C cắt nửa đường tròn trên tại I, K là một điểm nằm bất kì trên đoạn thẳng CI (K khác C và I) tia AK cắt nửa đường tròn O tại M tia BM cắt tia CI tại D.

Chứng minh :

a) Các tứ giác ACMD, BCKM nội tiếp đường tròn

b) CK.CD=CA.CB

c) Gọi N là giao điểm của AD và đường tròn O chứng minh B, K, N thẳng hàng

d) Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AKD nằm trên một đường thẳng cố định khi K di động trên đoạn thẳng CI

Câu trả lời của bạn: 18:19 27/11/2024

a.Ta có AB�� là đường kính của (O)→AM⊥MB(�)→��⊥��

→ˆDMA=ˆDCA=90o→���^=���^=90�

→ACMD→���� nội tiếp

Lại có ˆKCB=ˆKMB=90o���^=���^=90�

→BCKM→���� nội tiếp

b.Xét ΔCKA,ΔCDBΔ���,Δ��� có:

ˆKCA=ˆDCB(=90o)���^=���^(=90�) 

ˆKAC=ˆMAC=ˆMDC=ˆBDC���^=���^=���^=���^

→ΔCAK∼ΔCDB(g.g)→Δ���∼Δ���(�.�)

→CACD=CKCB→����=����

→CK.CD=CA.CB→��.��=��.��

c.Ta có K∈(O)→AN⊥NB→BN⊥AD�∈(�)→��⊥��→��⊥��

Vì AM⊥BD,BN⊥AD,AM∩BN=K→K��⊥��,��⊥��,��∩��=�→� là trực tâm ΔDAB→BK⊥ADΔ���→��⊥��

→B,K,N→�,�,� thẳng hàng

d.Trên tia đối của tia CB�� lấy điểm E� sao cho CE=CB��=��

Ta có CK.CD=CA.CB→CK.CD=CA.CE��.��=��.��→��.��=��.��

→CKCA=CECD→����=����

Mà ˆKCA=ˆDCE���^=���^

→ΔCAK∼ΔCDE(c.g.c)→Δ���∼Δ���(�.�.�)

→ˆCKA=ˆAED→���^=���^

→AKDE→���� nội tiếp

→E∈(AKD)→�∈(���)

→→Tâm đường tròn ngoại tiếp ΔAKDΔ��� nằm trên trung trực AE�� cố định


Câu hỏi:

Theo năm Dương lịch, chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời là 365 ngày và ngày( tức là 365,25 ngày ). Khi đó, Dương lịch thì cứ 4 năm lại có 1 năm là năm nhuận vào các năm chia hết cho 4 (tháng 2 của năm này sẽ có 29 ngày thay vì có 28 ngày như các năm không nhuận dương lịch).
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc trên vì khi có một năm dương lịch lại ngắn hơn 365,25 ngày nên với những năm có hai chữ số 0 ở cuối thì năm đó phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận dương lịch.
a) Từ năm 1900 đến năm 2000 có bao nhiêu năm nhuận dương lịch? Vì sao?
b) Một nhà hộ sinh trong tháng 2 năm 2021 có 29 em bé chào đời là con của 29 gia đình khác nhau. Có thể chắc chắn rằng có ít nhất 2 em bé chào đời cùng ngày hay không? Vì sao?

Câu trả lời của bạn: 15:32 16/11/2024

đáp án


Câu hỏi:

Bạn Việt muốn dùng tấm bìa hình vuông cạnh 6dm làm một chiếc hộp không nắp, có đáy là hình vuông bằng cách cắt bỏ đi 4 hình vuông nhỏ ở bốn góc của tấm bìa (Hình 11).



Bạn Việt muốn tìm độ dài cạnh hình vuông cần cắt bỏ để chiếc hộp đạt thể tích lớn nhất.

a) Hãy thiết lập hàm số biểu thị thể tích hộp theo x với x là độ dài cạnh hình vuông cần cắt đi.

b) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số tìm được. Từ đó, hãy tư vấn cho bạn Việt cách giải quyết vấn đề và giải thích vì sao cần chọn giá trị này. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.)

Câu trả lời của bạn: 17:35 15/11/2024

Giả sử độ dài cạnh hình vuông cần cắt bỏ ở mỗi góc là x� (đơn vị: dm).
- Sau khi cắt, cạnh đáy của hộp sẽ là 6−2x6−2�.
- Chiều cao của hộp chính là x�.
- Thể tích của hộp là V(x)�(�):
V(x)=(6−2x)2⋅x�(�)=(6−2�)2⋅�

Mở rộng biểu thức:
V(x)=x(36−24x+4x2)�(�)=�(36−24�+4�2)
V(x)=36x−24x2+4x3�(�)=36�−24�2+4�3

Hàm số biểu thị thể tích của hộp theo x� là:
V(x)=4x3−24x2+36x�(�)=4�3−24�2+36�

 Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số V(x)�(�)

**Bước 1: Tập xác định**
Do x� là độ dài hình vuông cắt bỏ, và cạnh hộp không thể âm nên:
0<x<30<�<3
(khi x=3�=3, đáy hộp sẽ biến mất).

**Bước 2: Đạo hàm hàm số V(x)�(�)**
V′(x)=12x2−48x+36�′(�)=12�2−48�+36

**Bước 3: Tìm các điểm tới hạn**
Giải phương trình V′(x)=0�′(�)=0:
12x2−48x+36=012�2−48�+36=0
Chia cả hai vế cho 12:
x2−4x+3=0�2−4�+3=0
(x−3)(x−1)=0(�−3)(�−1)=0
x=1hoặcx=3�=1hoặc�=3

Trong khoảng 0<x<30<�<3, chỉ có x=1�=1 là điểm tới hạn hợp lệ.

Dấu của V′(x)�′(�)**
Xét dấu của V′(x)�′(�) trên khoảng (0,3)(0,3):
- Với x∈(0,1)�∈(0,1), V′(x)>0�′(�)>0 (hàm số tăng).
- Với x∈(1,3)�∈(1,3), V′(x)<0�′(�)<0 (hàm số giảm).

**Kết luận:** V(x)�(�) đạt giá trị lớn nhất tại x=1�=1.

**Bước 5: Tính thể tích lớn nhất**
Thay x=1�=1 vào V(x)�(�):
V(1)=4(1)3−24(1)2+36(1)=4−24+36=16(dm3).�(1)=4(1)3−24(1)2+36(1)=4−24+36=16(dm3).

 Vẽ đồ thị hàm số

Tôi sẽ vẽ đồ thị hàm số V(x)=4x3−24x2+36x�(�)=4�3−24�2+36� trên đoạn [0,3][0,3].

 Kết quả và tư vấn

- Đồ thị cho thấy thể tích V(x)�(�) đạt giá trị lớn nhất tại x=1�=1.
- Với x=1�=1, thể tích hộp đạt 16dm316dm3.
- Bạn Việt nên cắt mỗi hình vuông nhỏ ở góc với cạnh dài 1dm1dm để đạt thể tích hộp lớn nhất.

Việc chọn x=1�=1 là tối ưu vì nếu x� lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thể tích hộp sẽ giảm


Câu hỏi:

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

                                          (Trích Tuổi thơ im lặng– Duy Khán)

Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?

Câu trả lời của bạn: 20:43 14/11/2024

Câu 1:

-          Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

-          Nội dung của đoạn trích: Nội dung của đoạn trích: miêu tả đôi bàn chân của người bố và thể hiện được tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn của tác giả đối với những hy sinh vất vả của người bố.

Câu 2:

-          Từ tượng hình có trong đoạn văn là: khum khum, xám xịt, lấm tấm

-          Tác dụng của từ tượng hình: miêu tả một cách chân thực, sinh động đôi bàn chân vất vả của người bố mà tác giả đang muốn nói tới. Người đọc có thể dễ dàng hình dung được sự vất vả của người bố chỉ qua việc miêu tả chi tiết đôi chân bố.

-          Câu ghép có trong đoạn văn: con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.


Câu hỏi:

Viết bài văn 600-700 chữ trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh

Câu trả lời của bạn: 22:14 13/11/2024

Trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống hiện đại. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển nơi mình ở, không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì sự phát triển bền vững của cộng đồng và hành tinh này.
      Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức rõ rằng môi trường sống của chúng ta đang gặp phải nhiều vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất đai. Đó là một thách thức to lớn đối với con người. Chúng ta cần nhìn nhận rằng chúng ta là phần của tự nhiên, và chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sự tồn tại của chúng ta và các thế hệ tương lai.

       Để thực hiện trách nhiệm này, chúng ta có thể thực hiện những hành động đơn giản như tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng các sản phẩm tái chế, và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như làm vườn, dọn dẹp bãi biển và tham gia vào các chương trình tái chế. Những hành động nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn và đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

       Ngoài ra, trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống cũng bao gồm việc thúc đẩy sự công bằng và phát triển bền vững trong cộng đồng. Chúng ta cần đảm bảo rằng mọi người được đối xử công bằng và có cơ hội phát triển. Điều này có thể đạt được bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng góp vào các chương trình giáo dục và đào tạo, và hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng.

     Trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống cũng liên quan đến việc duy trì và phát triển văn hóa và di sản của khu vực. Chúng ta có trách nhiệm bảo tồn và truyền lại những giá trị, truyền thống và văn hóa của những nơi chúng ta đang sống. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tham gia vào việc bảo tồn di tích, hỗ trợ các hoạt động văn hóa và giáo dục, và tôn trọng và đánh giá cao sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.
       Tóm lại, trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống không chỉ là một nhiệm vụ cá nhân mà còn là một nhiệm vụ cộng đồng và toàn cầu.
 


Câu hỏi:

Viết bài văn 600-700 chữ trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh

Câu trả lời của bạn: 21:25 13/11/2024

 Trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống hiện đại. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển nơi mình ở, không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì sự phát triển bền vững của cộng đồng và hành tinh này.
      Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức rõ rằng môi trường sống của chúng ta đang gặp phải nhiều vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất đai. Đó là một thách thức to lớn đối với con người. Chúng ta cần nhìn nhận rằng chúng ta là phần của tự nhiên, và chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sự tồn tại của chúng ta và các thế hệ tương lai.

       Để thực hiện trách nhiệm này, chúng ta có thể thực hiện những hành động đơn giản như tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng các sản phẩm tái chế, và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như làm vườn, dọn dẹp bãi biển và tham gia vào các chương trình tái chế. Những hành động nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn và đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

       Ngoài ra, trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống cũng bao gồm việc thúc đẩy sự công bằng và phát triển bền vững trong cộng đồng. Chúng ta cần đảm bảo rằng mọi người được đối xử công bằng và có cơ hội phát triển. Điều này có thể đạt được bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng góp vào các chương trình giáo dục và đào tạo, và hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng.

     Trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống cũng liên quan đến việc duy trì và phát triển văn hóa và di sản của khu vực. Chúng ta có trách nhiệm bảo tồn và truyền lại những giá trị, truyền thống và văn hóa của những nơi chúng ta đang sống. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tham gia vào việc bảo tồn di tích, hỗ trợ các hoạt động văn hóa và giáo dục, và tôn trọng và đánh giá cao sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.
       Tóm lại, trách nhiệm của con người đối với nơi mình đang sinh sống không chỉ là một nhiệm vụ cá nhân mà còn là một nhiệm vụ cộng đồng và toàn cầu.


Câu hỏi:

Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng AK là tia phân giác của góc A.

Câu trả lời của bạn: 21:23 13/11/2024

Xét ΔADB vuông tại D và ΔAEC vuông tại E, ta có:

AB = AC (giả thiết)

∠(BAC) chung

⇒ ΔADB = ΔAEC (cạnh huyền, góc nhọn)

⇒ AD = AE (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔADK vuông tại D và ΔAEK vuông tại E có:

AD = AE (chứng minh trên)

AK cạnh chung

⇒ ΔADK = ΔAEK (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒ ∠(DAK) = ∠(EAK) (hai góc tương ứng)

Vậy AK là tia phân giác của góc BAC.


Câu hỏi:

Câu 1. Làm tròn số 1,103 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được:

A.1,11.           B.1,1.                  C.1.

Câu 2. Số 129,716 được làm tròn đến độ chính xác 0,5 là

A.129.          B.130.           C.129,72.           D.1.2. D.129.7.

Câu 3. Thực hiện phép tính (4, 375 + 5, 2) - (6, 452 - 3, 55) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là

A.6,674.             B.6,68.             C.6.63.             D.6.67.

Câu trả lời của bạn: 21:22 13/11/2024

Câu 1. Làm tròn số 1,103 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được: B. 1,1.

Câu 2. Số 129,716 được làm tròn đến độ chính xác 0,5 là: B. 130.

Câu 3. Thực hiện phép tính (4,375 + 5,2) - (6,452 - 3,55) = 6,673 và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai ta được: A. 6,67.


Câu hỏi:

Bài tập trang 153

Câu trả lời của bạn: 21:21 13/11/2024

Bài 2:


Một số phản ứng nhanh và phản ứng chậm quan sát được trong thực tế là:


- Phản ứng nhanh:


+ Phản ứng cháy của axetilen trong đèn xì oxi - axetilen:


         


+ Phản ứng giữa hai dung dịch  và NaCll:


          AgN +NaCl→AgCl↓+NaN


- Phản ứng chậm:


+ Sắt phản ứng với oxi trong không khí ẩm:


          


+ Hiện tượng lên men rượu:


Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay