Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời đêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
( Rằm tháng giêng, Hồ Chí Minh, Xuân Thủy dịch)
a) xác định thể thơ của văn bản trên
b) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong 2 dòng thơ đầu
c) qua bài thơ, em hiểu được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và phong thái của Hồ Chí Minh?
Quảng cáo
2 câu trả lời 286
- Thể thơ lục bát
- Điệp từ “xuân” lặp lại ba lần như khẳng định cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong đêm rằm. Không gian ấy được mở ra theo chiều cao, chiều sâu và cả chiều rộng khiên bức tranh đêm nguyên tiêu không chỉ bó hẹp mà lại mở ra đến vô cùng vô tận
- Bài thơ Rằm tháng giêng cũng cho thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của Bác, Bác phải có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy
a) - Phần phiên âm: Thất ngôn tứ tuyệt
- Phần dịch thơ: lục bát
b) - Điệp từ "xuân":
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân.
+ Thể hiện cảm xúc nồng nàn, thiết tha trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác.
c) - Ta cảm nhận được tâm hồn yêu trăng, yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu tổ quốc của Bác. Qua đó ta thấy Bác có phong thái ung dung, lạc quan, bình tĩnh và chủ động.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
11 46210
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 45965
-
6 30775