. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về mối lương duyên giữa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử. *
Quảng cáo
1 câu trả lời 393
Mối tình của Tiên Dung và Chử Đồng Tử là vừa gặp đã yêu nhưng tuyệt nhiên không hề hời hợt. Hai người đã đồng lòng vun đắp tình yêu trải qua mọi khó khăn. Như câu “Thuyền theo lái gái theo chồng” Tiên Dung đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý không về kinh đô với vua cha dù bị nhà vua phản đối từ mặt nhưng nàng kiên quyết bảo vệ hạnh phúc lứa đôi. Nàng không muốn làm con chim quý bị nhốt trong chiếc lồng vàng mất đi sự tự do. Có câu thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, vợ chồng Tiên Dung, Chử Đồng Tử đã cùng bà con xóm làng làm ăn, lập ấp mới dần dần buôn bán tấp nập, hai vợ chồng trở nên giầu có sung túc. Qua câu chuyện tình yêu của hai người nhân dân ta thể hiện khát vọng được sống trong ấm no, hạnh phúc lứa đôi được xây dựng từ tình yêu chân chính được hưởng thành quả lao động. Chuyện tình yêu này còn nhuốm mầu thần kì hư ảo khi hai vợ chồng được tiên cho báu vật và truyền đạo từ đó hai vợ chồng lên đường tìm thầy học đạo tránh xa mọi xô bồ trần tục. Hình ảnh hai vợ chồng “tựa vào nhau dưới nón mà ngủ” giữa cảnh thiên nhiên hữu tình có hai trái tim yêu luôn chung nhịp đập chan chứa yêu thương. Hình ảnh thật đẹp và xúc động lòng người với Tiên Dung và Chử Đồng Tử vàng bạc lầu son gác tía, quyền lực cũng chỉ là cát bụi chẳng sánh bằng tình cảm vợ chồng thuận hòa gắn bó. Nên khi vua cha thiển cận, hẹp hòi đem quân đến đánh hai vợ chồng Chử Đồng Tử quyết định không ra nghênh chiến mà chủ động “nhổ” toàn bộ cơ nghiệp bay về trời. Chi tiết hư ảo này vừa thể hiện lòng trung – hiếu của hai vợ chồng và đồng thời thể hiện mong ước được sống hạnh phúc bên nhau trọn đời trọn kiếp mãi không chia lìa. Họ bay về trời nhưng những: Bãi Tự Nhiên, Đầm Nhất Dạ mãi là dấu tích về một thiên tình sử tuyệt đẹp vừa táo bạo lại vô cùng chân thành nồng ấm của một trong bốn tứ bất tử linh thiêng của dân tộc ta.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
12308
-
4701
-
2477
-
2108
-
1778
-
1123