Đề bài: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân trong đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ
Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân năm 2021 môn Ngữ văn lớp 12 gồm dàn ý, 3 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân năm 2021 - bài văn mẫu 1
Bi kịch của đời người vô vàn đớn đau nhưng bi kịch lớn nhất của đời người đó là bị chối từ ngay trong chính gia đình thân yêu của mình- nơi có những người ruột thịt, thân thiết gần gũi nhất. Hồn Trương Ba trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ phải chịu đựng bi kịch bị ruồng bỏ từ chính những người thân trong gia đình mình. Đọc cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân, người đọc hiểu rõ hơn về bi kịch đáng thương của Trương Ba.
Lưu Quang Vũ Vũ là một nghệ sĩ đa tài, tài năng của ông vô cùng đa dạng với hội họa, thi ca, soạn kịch. Đặc biệt, ông là một hiện tượng gây sóng gió trong nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam thế kỷ XIX và được đánh giá là nhà viết kịch tài năng nhất thế kỷ XX. Một trong những vở kịch được đón đợi nhất lúc bấy giờ đó là vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được bắt nguồn cảm hứng từ câu chuyện dân gian nhưng được phát triển và thêm thắt tình tiết để truyền tải những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch nhầm tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết để được sống lại. Kịch của Lưu Quang Vũ được bắt đầu từ lúc truyện dân gian kết thúc. Không giống như truyện dân gian, hồn Trương Ba sau khi nhập vào xác hàng thịt có thể sống tiếp hạnh phúc, trong kịch Lưu Quang Vũ, hồn Trương Ba rơi vào liên tiếp các bi kịch mà một trong số đó là bi kịch bị gia đình ruồng bỏ, thể hiện trong cuộc đối thoại ngắn mà đầy đau đớn giữa hồn Trương Ba và gia đình.
Sau khi sống nhờ ở xác anh hàng thịt, trong mắt vợ mình, Trương Ba trở thành một kẻ vô tâm, vô tình, chỉ biết đến bản thân, một kẻ vị kỷ, đáng trách. Vợ Trương Ba trước là hờn trách, buồn rầu, cuối cùng đã bộc lộ ý định bỏ đi, báo trước cảnh nhà tan hoang. Đáng buồn hơn, Anh con trai rồi bán mảnh vườn để mở rộng vốn của cửa hàng thịt. Khu vườn của gia đình đâu phải là khu vườn bình thường nó chứa đựng trong đó cả sự sống tâm hồn của Trương Ba. Ở đó đó luôn thấp thoáng hình ảnh một Trương Ba yêu cây, tỉ mẩn chăm sóc từng cái cây ngọn cỏ, nó là biểu tượng cho một Trương Ba thiện lành ngày trước. Việc bán vườn của cậu con trai không thì là bán đất đai và sản của gia đình mình mà còn là bán đi Hương hòa tổ tiên để lại, phũ phàng hơn đó là sự phủ nhận sự tồn tại của một Trương Ba trước đây, điều đó chẳng khác nào nói lên sự có mặt của Trương hiện tại là thừa thãi. Nhưng có lẽ điều khiến cho hồn Trương Ba đau lòng nhất đó là sự phủ nhận của đứa cháu gái cái mà ông yêu quý nhất. Hồn Trương Ba từ ngày sống trong xác anh hàng thịt tuy vẫn là người yêu cây cỏ, muốn chăm bẵm cho cây nhưng với thân hình thô kệch của anh hàng thịt với bàn tay to thô làm gãy cả chồi non, đôi chân dẫm nát cây sâm quý, đặc biệt là khi làm diều cho cu Tị, đôi tay thô đã làm hỏng cả cánh diều ước mơ của con trẻ. Cánh diều biểu tượng cho những khát khao của con trẻ gãy vụn trong bàn tay của Trương Ba cho thấy hành động của Trương Ba không những thô vụng mà còn thô bạo. May thay Trương Ba vẫn nhận được sự cảm thông của người con dâu. Con dâu ông vốn là người nhân hậu, sâu sắc, sẵn nhiều cảm thông thấu hiểu nhưng cho dù thấu hiểu đến đâu đâu chị cũng không khỏi buồn bã hoang mang khi thấy Trương Ba đổi khác, nhoà mờ, lệch lạc hẳn đi. Dường như trong gia đình mình Trương Ba đã trở nên lạc lõng khi rơi vào cảnh vợ bất tin, con trai bất hiếu, cháu bất kính, con dâu có nguy cơ bất lễ.
Bao nhiêu đó đó đã tô đậm bi kịch sâu sắc của Trương Ba, đó là bi kịch bị ruồng bỏ. Qua bi kịch này, Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi đến đọc vẻ nhiều thời rằng: con người không thể chối bỏ được bản năng Trần thế nhưng còn người không thể chỉ sống còn bằng bản năng. Nếu chỉ sống bằng bản năng con người sẽ bị gia đình ruồng bỏ ngay trong môi trường dễ được dung thứ nhất.
Con người có thể bị xã hội chối từ nhưng không thể bị gia đình ruồng bỏ. Máu mủ ruột thịt chính là những điều không bao giờ có thể xóa nhòa. Nhưng nếu đã chịu bi kịch bị ruồng bỏ từ gia đình, đó là bi kịch lớn nhất của đời người. Bởi vậy, con người phải sống sao để cho dù mất tất cả, gia đình vẫn luôn dang rộng vòng tay chấp nhận ta.
Quảng cáo
4 câu trả lời 4180
Dàn ý Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ
- Giới thiệu tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
2. Thân bài:
- Hồn Trương Ba: Bản thân vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn.
- Người trong gia đình:
+) Vợ: đau đớn, khóc lóc, nhận ra không còn là chồng mình của ngày xưa.
+) Cháu gái tỏ rõ sự giận dữ, quyết liệt phản đối cho rằng ông mình đã chết.
+) Con dâu: dù có cảm thông, chia sẻ nhưng không còn nhận ra bố chồng mình của trước đây.
=> Tuy mỗi người trong gia đình có ý nghĩa khác nhau nhưng đều có điểm chung là Trương Ba đã thay đổi.
=> Đỉnh điểm của mâu thuẫn được đẩy lên.
3. Kết bài:
- Tác giả
- Tác phẩm
- Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Bài học cho bản thân: Sống là chính mình, không chạy theo những lợi ích trước mắt mà quên đi mục đích ban đầu.
Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân năm 2021 - bài văn mẫu 2
Lưu Quang Vũ là một trong những nghệ sĩ đa tài bậc nhất của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại, từ âm nhạc, hội họa, điện ảnh… Trong đó, tên tuổi ông gắn bó sâu sắc với những vở kịch đặc sắc, làm nức lòng biết bao thế hệ bạn đọc, mà tiêu biểu là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Qua cuộc đối thoại độc đáo giữa hồn và xác, nhà soạn kịch đã phác họa nên bi kịch bị tha hóa của Trương ba, hay cũng là tấn bi kịch của những con người bình thường trong cuộc sống bình thường.
Vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” được chắp bút từ năm 1981, nhưng mãi đến 1984 mới được công chiếu. Đây được coi là vở kịch làm nên tên tuổi của Lưu Quang Vũ vang dội khắp các di
Sơ đồ tư duy Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân:
Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân năm 2021 - bài văn mẫu 3
"Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người” Nếu mỗi con người sinh ra để làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bằng tác phẩm "Hồn Trương Ba da hàng thịt" chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi của đời người từ năm 1981 đến 1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ "Có những lúc tâm hồn tôi rách nát/… Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu?” qua việc xây dựng cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba với xác và người thân tạo nên một xung đột kích mang thước đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này:
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh... ta đã đọc. Tuy nhiên, nhìn từ góc nhìn tự sự, người ta cũng d
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
3727
-
2834
-
2446
-
2429
-
1808
-
1784
-
1583
-
1467