Quảng cáo
4 câu trả lời 3265
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra biết bao bài học hay và sâu sắc như bài học về lòng hiếu thảo, sự kiên trì, lòng dũng cảm… và một trong số đó chính là tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Có thể nói, dân tộc ta là một dân tộc giàu truyền thống thương thân, thương ái, lịch sử hàng nghìn năm qua đã chứng minh cho bài ca dao của thế hệ trước: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Có lẽ, mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến hai loại quả “bầu” và “bí”, đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, “chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây. Vượt ra khỏi tầng nghĩa ấy, “bầu” và “bí” có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu… Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, chân thành của những người bạn gắn bó sâu sắc, “tuy rằng khác giống” tuy không cùng bản sắc nhưng “chung một giàn” tức là cùng sống trong một tập thể, một xã hội thì hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.
Khi ta sống trong một tập thể, một gia đình, một đất nước… thì mọi con người trong tập thể ấy đều phải có cùng chí hướng, cùng lý tưởng để đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Muốn vậy thì bất cứ ai bên cạnh việc ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình thì cũng phải ý thức được một điều quan trọng không kém, đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia lẫn nhau. Nó chính là chiếc chìa khóa để ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, gian nan, thử thách nào. Có thể thấy rất rõ, mỗi khi Tổ quốc lâm vào hoàn cảnh gian nan, tinh thần ấy lại sôi sục, cuộn trào lên mạnh mẽ. Trong thời chiến, nhân dân ta đã góp gạo, xây dựng chiến lũy, đồng lòng cùng chiến sĩ đánh giặc, bảo vệ đất nước. Ngày nay, trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhân dân ta lại cùng nhau tổ chức các chương trình, xây dựng quỹ từ thiện để giúp đỡ một phần hoàn cảnh những mảnh đời bất hạnh.
Một con người không thể tự mình vượt qua bao khó khăn, thử thách mà cuộc đời đặt ra, trong hoàn cảnh ấy, bất cứ ai cũng sẽ cần một bàn tay nắm lấy mình, cùng mình vượt qua. Khi ta nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia, ta sẽ như có thêm sức mạnh để thực hiện được mục đích của mình, ta có thêm sự tự tin để thể hiện bản thân. Chắc hẳn, sẽ khó có ai mà quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” đã đem lại niềm vui, làm dạng ranh dân tộc. Để làm nên kỳ tích ấy, bên cạnh sự quyết tâm, tin tưởng, dũng cảm chiến đấu hết mình, thì không thể không kể đến tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, vượt qua những giờ phút gian nan, khắc nghiệt để đi đến thành công. Sẽ chẳng có một ngôi sao nào tỏa sáng trên đất Thường Châu ngày ấy nếu không có những ngôi sao khác cùng nhau thắp lên, cùng nhau hỗ trợ cho ngôi sao ấy sáng rực rỡ. Đúng như câu nói “Đoàn kết là sức mạnh”, mỗi một ngọn lửa sức mạnh nhỏ kết lại với nhau sẽ thành một ngọn đuốc rực cháy với sức mạnh phi thường, và chính lịch sử dân tộc từ xưa đến nay đã cho thấy điều đó.
Ngoài ra, hơn tất cả, cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ, sẻ chia. Có những người sinh ra đã thiệt thòi, không được may mắn như những người khác. Vậy nên, một tấm lòng, một tình yêu thương, một sự giúp đỡ sẽ là ngọn lửa để họ sưởi ấm, lấp đầy trái tim lạnh giá, thiếu thốn này. Hãy cho đi và ta sẽ nhận lại xứng đáng. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bằng cách luôn mở lòng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, cũng cần tỉnh táo để phân biệt được cái đúng cái sai, cái thật cái giả. Tránh ngông cuồng, cổ xúy cho những hiện tượng mà đi ngược lại với quy luật đất nước, không nên sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ. Những con người như vậy sẽ vĩnh vi
a) Mở bài
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã có tinh thần yêu nước, giúp đỡ lẫn nhau. Nghĩa cử cao đẹp đó ngời sáng trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Điều đó đã trở thành đạo lý của dân tộc, đã thể hiện rất sâu sắc trong câu tục ngữ : " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
b) Thân bài
* Giải thích :
- Nghĩa đen : nói đến lòng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, câu tục ngữ trên đã đưa ra 2 hình ảnh của 2 loại cây bầu và bí. Hai loại cây này đều thuộc loại cây dây leo, cùng thuộc họ thân mềm, cùng trưởng thành trên một cái giàn tre. Bầu và bí cùng chịu nắng mưa, hạn hán. Chính vì vậy mà chúng phải nương tựa vào giàn, vào nhau để sống.
- Nghĩa bóng : câu tục ngữ nói đến chuyện bầu, bí nhưng nhân gian không nói đến chuyện cỏ cây. Người xưa mượn hình ảnh có thực, quen thuộc ở làng quê Việt Nam để nhắc nhở con cháu rằng : Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy không phải anh em ruột thịt nhưng cũng sống trong một làng, một xã. Vì vậy, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
* Lý lẽ :
Thật vậy, mọi người dân Việt Nam từ bọc trăm trứng tự bao giờ đã mang trong mình dòng máu rồng, tiên. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi, ta đều là anh em ruột thịt. Mặt khác, sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi mà luôn cần sự giúp đỡ, nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
* Dẫn chứng :
D/c 1 :
Trước hết, tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, rõ nhất là mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Vì mỗi người dân VN đều mang chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ, cảnh lầm than, họ cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù. Dưới thời Trần, giặc Nguyên - Mông hung tàn, ba lần đem quân sang xâm lược nước ta đều chuốc lấy thất bại. Đó là nhờ lúc ấy, từ vua đến dân, từ tướng lĩnh đến quân sĩ đều gắn bó bên nhau, quyết tâm đánh đuổi giặc. Rồi khi cả nước đương đầu với hai thế lực mạnh nhất là : thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vào đầu thế kỉ XX ( 20 ) thì tinh thần đoàn kết , lòng yêu thương giữa hậu phương và tiền tuyến được thể hiện rõ nét. Nhờ thế, nhân dân ta chỉ với gậy gộc, búa liềm đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 vang dội và chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
D/c 2 :
Bài học yêu thương đùm bọc nhau giữa người với người trong một nước, trong từng thời kì có những điểm khác nhau nên trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, có sự đồng tâm, hiệp lực, trên dưới một lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm thì mỗi khi thiên tai, hạn hán thì tinh thần " lá lành đùm lá rách " là một nghĩa cử cao đẹp. Khi miền Trung gặp bão lũ thì cả nước hướng về miền Trung ruột thịt để chia sẻ sự mất mát đó đối với đồng bào bị thiên tai. Những tấm áo, bao gạo, thùng mì tôm giúp nhân dân vùng lũ lụt. Chiến tranh đã qua đi, lịch sử đau thương dần khép lại nhưng đất nước ta cũng còn nhiều khó khăn. Nhiều gia đình không đủ ăn, đủ mặc. Để người nghèo cùng đón 1 cái Tết vui vẻ khi xuân về, đảng và chính phủ đã phát lệnh cho nhân dân ủng hộ quỹ " Vì người nghèo ". Sự đùm bọc đó đã tạo nên tình thân ái trong nhân dân. Lòng nhân ái bao la đó của nhân dân VN không chỉ dừng lại ở trong nước mà họ đã hướng lòng mình tới nỗi khổ đau của nhân dân thế giới. Chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của nạn nhân sóng thần.
c) Kết bài
Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lý làm người . Lời dạy ấy đã nhắc nhở mỗi chúng ta mở rộng lòng nhân ái, giúp đỡ những người sống quanh mình. Làm được điều đó, bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn.😍
Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua 2 câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Và: Nhi
Câu ca dao xưa của các bậc tiền nhân để lại luôn luôn là những lời khuyên hay là những bày tỏ cảm xúc của người đi trước. Câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Như đã trở thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Ta đã biết được rằng chính trái bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân xưa và nay cũng đã biết và trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn. Hai loại cây này thông thường leo chung một giàn tre. Có lẽ chính vì được leo chung mọt dàn như vậy cho nên bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. BBầu và bí như đã cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu cũng chớ có nên chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ chê bầu vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng. Ngoài ra thì quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét mà lại như xa lánh nhau.
Vì sao vậy? Câu hỏi này là một câu hỏi thường trực với tất cả chúng ta. Ta như biết đực rằng, chính bầu và bí được xem là hai giống riêng biệt. Tuy chúng khác nhau nhưng cùng chung một họ. Cây bầu và bí leo chung một giàn để cùng ra hoa kết trái và nghĩa bóng sau đó tức là cùng chung cảnh ngộ, và đồng thời cũng chung số phận. Đặc biệt là khi mà mưa thuận gió hòa, bầu bí không ai có thể tránh khỏi mà cùng hưởng chung. Có những lúc mà gặp khi nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Và nếu như mà chẳng may gặp cơn gió bão to lớn ập đến thì thân bí giập, quả bí rụng đi. Khi bí bị gặp khó khăn như vậy mà chẳng lẽ bầu một mình tươi tốt như xưa được chứ?
Câu ca dao như một bài hát gần gũi, đem chuyện nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyện của chính con người, hay xa hơn, khái quát hơn đó chính là câu chuyện cuộc đời. Ông cha quả nhiêu đã có tầm nhìn xa trông rộng và cũng đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành. Ta như nhận thấy được lời khuyên này dường như thật kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao đặc sắc này.
Chúng ta cũng nên biết được rằng, chúng ta khi sống ở trên đời, không ai giống ai. Và mỗi một con người có một nguồn gốc, hoàn cảnh cũng như có những điều kiện sống riêng. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải khẳng định người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Ta như thấy được anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Cũng có thể là bạn bè cùng lứa cùng chung trường, chung lớp, cùng học chung thầy cô, chung sách vở. Thế rồi có cả những người hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Thực sự dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, cho dù khác nhau về cả lứa tuổi, ngành nghề,…nhưng có lẽ rằng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Trong cuộc đời ta như thấy được sẽ có những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc. Đó có thể là những sự gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Chính vì những cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu nhau hơn và họ như cũng đã biết đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt đẹp. Bên cạnh đó ta như thấy được cả cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Qủa thực trong cuộc sống không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu. Sống tách biệt làm sao được sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Trong lịch sử của đất nước đau thương mang tên Việt Nam thì luôn có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo hay có cả những người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng dường như chúng ta đều thấy được tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Có lẽ chính vì vậy, tất cả mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất tạo lên được sức mạnh tổng hợp để chống quân cướp nước. Đó chắc chắn cũng chính là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù cướp nước.
Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay cũng đã chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thì không thể tránh khỏi được thời tiết. Thời thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu như mà mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, và cùng chung tay để có thể trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Thế rồi ta như thấy được ngay trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Có lẽ ta như hiểu được chính mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam dường như cũng đã coi đó là một truyền thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác.
Cuộc sống hiện đại có rất nhiều điều thay đổi, thế rồi ngay cả con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, và con người cũng đã quan tâm đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái dường như vẫn vẹn nguyên và luôn có giá trị trường tồn. Chính nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa biết bao nhiêu như trong lời dạy của ông cha ta qua câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.💯
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
51917
-
Hỏi từ APP VIETJACK49063
-
37826