Câu 4. Thành phố nào được coi là thủ đô chính trị và văn hoá của toàn Hy Lạp cổ đại?
A. Đen –phơ. B. Te-bơ. C. Xpác. D. A-ten.
b. Em hày nối cột A với cột B sao cho đúng. (0,25 điểm/câu nối đúng)
A
Các quốc gia cổ đại
B
Hình thành ở lưu vực các con sông lớn
1. Trung Quốc cổ đại
a. Sông Nin
2. Ấn Độ cổ đại
b. Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
3. Ai Cập cổ đại
c. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
4. Lưỡng Hà cổ đại
d. Sông Hằng và sông Ấn.
Câu 5. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo:
A. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.
Câu 6. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
A. 3 - 4 triệu năm. B. 4000 ngàn năm.
C. 4 triệu năm. D. 15 vạn năm.
Câu 7. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là:
A. sống thành từng bầy, khoảng vài chục người trong các hang động, mái đá.
B. sống thành từng bầy riêng lẻ, lang thang trong rừng rậm.
C. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2- 3 thế hệ.
D. sống thành từng gia đình riêng lẻ, gồm vợ, chồng và con cái.
Câu 8. Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phố biến nhất là chữ gì?
A. Chữ Phạn. B. Chữ Nho.
C. Chữ tượng hình. D. Chữ Hin-đu.
Câu 9. Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng tiếp tục dưới thời nhà Tần là:
A. Vạn Lí Trường Thành B. Tử Cấm Thành
C. Ngọ Môn D. Lũy Trường Dục
Câu 10. Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là
A. đóng tàu, chế tạo súng . B. kĩ thuật luyện kim, đóng tàu, nghề in.
C. thuốc nhuộm, nghề in. D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
Câu 11. Các công trình của Ai Cập và Lưỡng Hà được xếp vào kì quan thế giới cổ đại là:
A. Kim Tự Tháp, Tử Cấm Thành
B. Kim Tự Tháp, tượng nhân sư.
C. Kim Tự Tháp, tượng nhân sư, vườn treo Ba-bi-lon
D. Đền Pac-tê-nông , vườn treo Ba-bi-lon
Câu 12. Ý nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
A. Nằm trên lưu vực của các dòng sông lớn.
B. Nằm ở ven biển có nhiều vịnh sâu, kín gió.
C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
D. Đất đai phì nhiêu, mầu mỡ.
Câu 13. Học lịch sử để biết được
A. cội nguồn của của chính bản thân, gia đình, dòng họ, … rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với khó khăn gì
C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất
D. sự vận động của thế giới tự nhiên
Câu 14. Tư liệu chữ viết là
A. những đồ vật, di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…
C. những hình vẽ trên vách đá
D. những câu truyện cổ tích, truyền thuyết.
Câu 15. Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?
A. Tư liệu hiện vật B. Ca dao, dân ca
C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử D. Truyền miệng
Câu 16. Một thiên niên kỉ có ………….. năm?
A. 100. B. 1000 C. 20. D. 200.
Câu 17. Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay (năm 2023) là bao nhiêu năm?
A. 1981. B. 1982. C. 1983. D. 1984.
Câu 18. Cư dân nào là người đầu tiên biết sử dụng đồng đỏ?
A. Người Tây Á và Ai Cập B. Người Nam Á và Ấn Độ
C. Người Bắc Âu và Lã Mã D. Người Trung Ấn và Lưỡng Hà
Câu 19. Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực:
A. Sông Dương Tử B. Sông Hằng
C. Sông Ấn D. Sông Nin
Câu 20. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là
A. Vườn treo Ba-bi-lon B. Đền thờ các vị thần
C. Các kim tự tháp D. Các khu phố cổ
Câu 21. Học Lịch sử để biết được
A. Cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại.
B. Nhân loại hiện tại đang đối mặt với khó khăn gì
C. Sự biến đổi của khí hậu Trái Đất
D. Sự vận động của thế giới tự nhiên
Câu 22. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại sớm nhất được phát hiện ở đâu?
A. Lạng Sơn B. Phú Thọ C. Lào Cai D. Nam Định
Câu 23. Cơ sở cho sự ra đời của những quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là gì?
A Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước
B. Nghề rèn sắt, đúc đồng, làm nghề gốm
C. Nghề thủ công truyền thống phát triển
D. Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và nghề thủ công truyền thống
Câu 24. Các chữ số tự nhiên là phát minh của nước nào?
A. Ai Cập B. Ấn Độ C. Lưỡng Hà D. Trung Quốc
Câu 25. Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là
A. Hoàng Hà và Trường Giang B. Sông Ấn và Sông Hằng
C. Đấu trường Cô-Li-dê D. Sông Hồng và sông Đà
Câu 26. Công trình kiến trúc nào tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại?
A. Vạn Lý Trường Thành B. Thành Ba- bi-lon
C. Đấu trường Cô-li-dê D. Đền Pác-tê-nông
Câu 27. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. Quý tộc và nô lệ B. Chủ nô và nô lệ
C. Chủ nô và nông nô D. Địa chủ và nông dân.
Câu 28. Nền kinh tế chủ đạo của Hy Lạp và La Mã là
A. nông nghiệp và công nghiệp B. Thủ công nghiệp và nông nghiệp
C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp D. Công nghiệp và
II. Tự luận:
Câu 1: (1 điểm) Vì sao phải học Lịch sử?
- Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,...
- Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiêm vế sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.
Câu 2: (2 điểm)
a. Em hãy nêu thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
b. Trong những thành tựu văn hóa đó em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?
c. Là học sinh em cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy những thành tựu văn hóa mà cha ông đã để lại?
a.
Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã có những đóng góp:
- Thiên văn: Làm lịch và đồng hồ
- Y học: Kĩ thuật ướp xác, y học giải phẫu phát triển
- Tín ngưỡng: Tôn thờ các vị thần: Thần Mặt Trời, thần sông Nin…
- Chữ viết:
+ Ai Cập: Chữ tượng hình
+ Lưỡng Hà: chữ hình nêm
- Toán học:
+ Ai cập: Giỏi hình hoc, Tính diện tích tình tam giác, hình tròn.
+ Lưỡng Hà: Hệ thống đếm đến 60.
- Kiến trúc:
+ Ai Cập: Kim Tự Tháp, tượng nhân sư
+ Lưỡng Hà: Vườn treo Ba-bi-lon
b.(0.5 điểm)
Học sinh nêu 1 thành tựu mà em thích
Giải thích hợp lý
c. Học sinh cần phải
- Bảo vệ, giữ gìn, không đập phá, không xả rác bừa bãi, tuyệt đối không bôi nhọ, tuyên truyền sai sự thật,xúc phạm....
- Cần tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức giữ gìn và phát huy….
Câu 3. Sự xuất hiện của công cụ kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống kinh tế và xã hội người nguyên thuỷ?
Việc xuất hiện công cụ kim loại làm cho đời sống kinh tế và xã hội người nguyên thuỷ thay đổi:
Đời sống kinh tế:
- Nhờ có công cụ bằng kim loại con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi gia súc phát triển.
- Nghề luyện kim ra đời, sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm lao động ngày càng nhiều, của cải dư thừa.
Đời sống xã hội:
- Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định. Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn.
- Xã hội có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo, xã hội nguyên thủy dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp và nhà nước.
Câu 4
a. Những thành tựu văn hóa nào của người Hi lạp và La Mã cổ đại vẫn được bảo tồn và có ảnh hưởng đến hiện nay?
b. Em hãy nêu hiểu biết của mình về một thành tựu văn hóa tiêu biểu mà em ấn tượng nhất.
a. Thành tựu:
- Làm ra lịch (dương lịch)
- Sáng tạo ra hệ thống chữ cái a, b, c ... gồm 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La-tinh.
- Về khoa học: có nhiều đóng góp về toán học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí.
- Có nhiều tác phẩm văn học lớn như bộ sử thi I-li-at và Ô-đi-xê của Hô-me.
- Kiến trúc và điêu khắc: Đền Pác-tê-nông, Đấu trường Cô-li-dê, Tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô…
b. HS chọn một thành tựu tiêu biểu và trình bày hiểu biết của mình. Ví dụ:
- Đền Pác-tê-nông là một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp. Nó không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn cón giá trị về mặt xã hội, tín ngưỡng. Đền thờ nữ thần Athena. Hình tượng của ngôi đền đã được đơn giản hóa trong biểu tượng của UNESCO...
Câu 5
a. Hoàn thành bảng thống kê những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại theo mẫu dưới đây.
Lĩnh vực
Thành tựu tiêu biểu
Chữ viết
Chữ cái Latinh, chữ số La Mã
Văn học
Phong phú về thể loại (thần thoại, kịch, thơ)
Lịch
Sáng tạo ra dương lịch
Khoa học
Các nhà khoa học: Talet, Pi-ta-go, Ac-si-met...
Kiến trúc, điêu khắc
Kiến trúc: Đấu trường Cô-li-dê.
Điêu khắc: Tượng lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi-lô
b. Là học sinh em cần làm gì để giữ gìn các thành tựu văn hóa trên?
Trách nhiệm của bản thân em:
- Tìm hiểu và trân trọng các giá trị văn hoá thời cổ đại…
- Giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá nhân loại để lại…
Câu 6 (1,0 điểm) Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
(HS linh hoạt trả lời)
Câu 7 (0,5 điểm). Trình bày những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại.
- Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Dra-vi-đa, biến họ thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra)
- Chế độ đẳng cấp Vác-na dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da: Bra-man (Tăng lữ); Ksa-tri-sa (Quý tộc, chiến binh); Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công); Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)
Câu 8. Kim loại ra đời có tác động như thế nào tới đời sống của người nguyên thủy?
Kim loại ra đời có tác động
- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, kim loại ra đời.
- Nhờ có công cụ bằng kim loại giúp năng suất lao động tăng lên, có của cải dư thừa.
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
-Xã hội nguyên thủy dần tan rã
Câu 9.
a. So sánh được điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên Hy Lạp và La Mã
b. Liên hệ hiểu biết về 1 thành tựu của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay.
So sánh
Điểm giống về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại:
+ Có đường bờ biển dài, có nhiều đảo, nhiều vũng vịnh tạo điều kiện phát triển thương nghiệp, giao thương hàng hóa khắp nơi.
+ Có nhiều khoáng sản, trong lòng đất chứa nhiều đồng chì thúc đẩy phát triển các ngành thủ công nghiệp
Khác nhau
Đến khoảng thế kỉ II, lãnh thổ La Mã trải rộng ở cả 3 châu lục là: châu Âu, châu Á và châu Phi.
b. Hs dựa vào hiểu biết cá nhân có thể giới thiệu về thành tựu: Hệ thống chữ cái La tinh, chữ số La Mã, thành tựu kiến trúc, điêu khắc,…
Quảng cáo
3 câu trả lời 125
Câu 4:
Thành phố nào được coi là thủ đô chính trị và văn hóa của toàn Hy Lạp cổ đại?
Đáp án đúng: D. A-ten.
Giải thích: A-ten là trung tâm của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, nơi phát triển mạnh mẽ các ngành văn hóa, khoa học và nghệ thuật. Thành phố này nổi bật với các công trình kiến trúc như đền Parthenon và vai trò quan trọng trong nền dân chủ cổ đại.
Câu 5:
Nối cột A với cột B sao cho đúng.
1. Trung Quốc cổ đại → c. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
2. Ấn Độ cổ đại → d. Sông Hằng và sông Ấn.
3. Ai Cập cổ đại → a. Sông Nin.
4. Lưỡng Hà cổ đại → b. Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
Câu 6:
Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo:
Đáp án đúng: B. Chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Giải thích: Âm lịch dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mỗi tháng có khoảng 29,5 ngày.
Câu 7:
Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
Đáp án đúng: D. 15 vạn năm.
Giải thích: Người tinh khôn (Homo sapiens) xuất hiện khoảng 150.000 năm trước.
Câu 8:
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là:
Đáp án đúng: C. Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2-3 thế hệ.
Giải thích: Người tinh khôn sống thành các thị tộc, mỗi thị tộc gồm nhiều gia đình từ 2 đến 3 thế hệ, là tổ chức xã hội quan trọng trong thời kỳ này.
Câu 9:
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phố biến nhất là chữ gì?
Đáp án đúng: A. Chữ Phạn.
Giải thích: Chữ Phạn là hệ thống chữ viết cổ đại của Ấn Độ, được sử dụng trong các văn bản tôn giáo và văn học của người Ấn Độ.
Câu 10:
Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng tiếp tục dưới thời nhà Tần là:
Đáp án đúng: A. Vạn Lí Trường Thành.
Giải thích: Vạn Lí Trường Thành là công trình phòng ngự nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng và tiếp tục mở rộng dưới thời nhà Tần nhằm bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm lăng từ phía bắc.
Câu 11:
Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là:
Đáp án đúng: D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
Giải thích: Trung Quốc cổ đại là nơi phát minh ra la bàn, thuốc súng, nghề in và giấy viết, tất cả đều có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của thế giới.
Câu 12:
Các công trình của Ai Cập và Lưỡng Hà được xếp vào kỳ quan thế giới cổ đại là:
Đáp án đúng: C. Kim Tự Tháp, tượng nhân sư, vườn treo Ba-bi-lon.
Giải thích: Các kỳ quan thế giới cổ đại bao gồm các công trình như Kim Tự Tháp, Tượng Nhân Sư (Ai Cập), và Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà).
Câu 13:
Ý nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
Đáp án đúng: B. Nằm ở ven biển có nhiều vịnh sâu, kín gió.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà chủ yếu là ở lưu vực các sông lớn (Sông Nin và Ti-gơ-rơ-Ươ-phơ-rát), không phải ở ven biển.
Câu 14:
Học lịch sử để biết được:
Đáp án đúng: A. Cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ, … rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
Giải thích: Học lịch sử giúp ta hiểu được nguồn gốc, phát triển của các dân tộc và nhân loại, qua đó hiểu rõ hơn về văn hóa và các giá trị sống.
Câu 15:
Tư liệu chữ viết là:
Đáp án đúng: B. Những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…
Giải thích: Tư liệu chữ viết là những tài liệu được ghi lại bằng chữ viết, có thể là sách, tài liệu in, khắc chữ trên các bề mặt.
Câu 16:
Một thiên niên kỷ có ………….. năm?
Đáp án đúng: B. 1000
Giải thích: Một thiên niên kỷ tương đương với 1000 năm.
Câu 17:
Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay (năm 2023) là bao nhiêu năm?
Đáp án đúng: A. 1981.
Giải thích: Năm 40 là năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tính từ năm 2023, khoảng 1981 năm.
Câu 18:
Cư dân nào là người đầu tiên biết sử dụng đồng đỏ?
Đáp án đúng: A. Người Tây Á và Ai Cập.
Giải thích: Người Tây Á và Ai Cập là những cư dân đầu tiên biết sử dụng đồng đỏ trong công cụ và trang sức.
Câu 19:
Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực:
Đáp án đúng: D. Sông Nin.
Giải thích: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực sông Nin, một trong những con sông lớn nhất thế giới.
Câu 20:
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là:
Đáp án đúng: C. Các kim tự tháp.
Giải thích: Các kim tự tháp là công trình kiến trúc vĩ đại của Ai Cập, được xây dựng để làm lăng mộ cho các pharaoh.
Câu 21:
Học lịch sử để biết được:
Đáp án đúng: A. Cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại.
Giải thích: Học lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về cội nguồn, tổ tiên, và lịch sử của dân tộc cũng như thế giới.
Câu 22:
Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại sớm nhất được phát hiện ở đâu?
Đáp án đúng: B. Phú Thọ.
Giải thích: Dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam có niên đại sớm nhất được phát hiện tại Phú Thọ.
Câu 23:
Cơ sở cho sự ra đời của những quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á là gì?
Đáp án đúng: A. Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Giải thích: Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á.
Câu 24:
Các chữ số tự nhiên là phát minh của nước nào?
Đáp án đúng: B. Ấn Độ.
Giải thích: Các chữ số tự nhiên (chữ số 0-9) là phát minh của Ấn Độ cổ đại.
Câu 25:
Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là:
Đáp án đúng: B. Sông Ấn và Sông Hằng.
Giải thích: Hai dòng sông Sông Ấn và Sông Hằng là trung tâm của nền văn minh Ấn Độ.
Câu 4:
Thành phố nào được coi là thủ đô chính trị và văn hoá của toàn Hy Lạp cổ đại?
Đáp án: D. A-ten
Nối cột A với cột B sao cho đúng:
A | B
Trung Quốc cổ đại | c. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang
Ấn Độ cổ đại | d. Sông Hằng và sông Ấn
Ai Cập cổ đại | a. Sông Nin
Lưỡng Hà cổ đại | b. Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
Câu 5:
Âm lịch là loại lịch dựa theo: Đáp án: B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Câu 6:
Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm? Đáp án: D. 15 vạn năm.
Câu 7:
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là: Đáp án: C. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2- 3 thế hệ.
Câu 8:
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phố biến nhất là chữ gì? Đáp án: A. Chữ Phạn.
Câu 9:
Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng tiếp tục dưới thời nhà Tần là: Đáp án: A. Vạn Lí Trường Thành.
Câu 10:
Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là: Đáp án: D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
Câu 11:
Các công trình của Ai Cập và Lưỡng Hà được xếp vào kì quan thế giới cổ đại là: Đáp án: C. Kim Tự Tháp, tượng nhân sư, vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 12:
Ý nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? Đáp án: B. Nằm ở ven biển có nhiều vịnh sâu, kín gió.
Câu 13:
Học lịch sử để biết được: Đáp án: A. cội nguồn của của chính bản thân, gia đình, dòng họ, … rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
Câu 14:
Tư liệu chữ viết là: Đáp án: B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…
Câu 15:
Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì? Đáp án: D. Truyền miệng.
Câu 16:
Một thiên niên kỉ có ………….. năm? Đáp án: B. 1000.
Câu 17:
Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay (năm 2023) là bao nhiêu năm? Đáp án: A. 1981.
Câu 18:
Cư dân nào là người đầu tiên biết sử dụng đồng đỏ? Đáp án: A. Người Tây Á và Ai Cập.
Câu 19:
Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực: Đáp án: D. Sông Nin.
Câu 20:
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là: Đáp án: C. Các kim tự tháp.
Câu 21:
Học Lịch sử để biết được: Đáp án: A. Cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại.
Câu 22:
Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại sớm nhất được phát hiện ở đâu? Đáp án: A. Lạng Sơn.
Câu 23:
Cơ sở cho sự ra đời của những quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là gì? Đáp án: A. Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 24:
Các chữ số tự nhiên là phát minh của nước nào? Đáp án: B. Ấn Độ.
Câu 25:
Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là: Đáp án: B. Sông Ấn và Sông Hằng.
Câu 26:
Công trình kiến trúc nào tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại? Đáp án: A. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 27:
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là: Đáp án: B. Chủ nô và nô lệ.
Câu 28:
Nền kinh tế chủ đạo của Hy Lạp và La Mã là: Đáp án: B. Thủ công nghiệp và nông nghiệp.
II. Tự luận:
Câu 1:
Học lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ cội nguồn, văn hóa và sự phát triển của dân tộc. Nó giúp chúng ta nhận thức được các bài học từ quá khứ và áp dụng những kinh nghiệm vào cuộc sống hiện tại, đồng thời giúp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 2:
a. Thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:Ai Cập: Kim Tự Tháp, tượng nhân sư, chữ tượng hình, hệ thống lịch và toán học.
Lưỡng Hà: Vườn treo Ba-bi-lon, chữ hình nêm, hệ thống đếm 60, phát triển trong thiên văn và y học.
b. Thành tựu em thích nhất: Em có thể thích Kim Tự Tháp vì đây là công trình kiến trúc vĩ đại, được xem là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại và có giá trị về cả văn hóa và lịch sử.
c. Cần bảo vệ và phát huy thành tựu văn hóa: Chúng ta cần học hỏi, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa từ cha ông qua việc trân trọng di sản văn hóa, bảo vệ các di tích lịch sử và truyền bá những giá trị này đến thế hệ sau.
Câu 3:
Việc xuất hiện công cụ kim loại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời khởi đầu cho sự phân chia giai cấp xã hội và sự xuất hiện của các nền văn minh có tổ chức.
$\text{ _____học tốt aa^^_____}$
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK65760
-
Hỏi từ APP VIETJACK59227
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 38974
-
29288
-
2 27394
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 23857