Câu 1: giải thích tại sao châu Á là châu lục đông dân nhất trên thế giới.
Câu 2: liên hệ kể tên một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản, kể tên mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Việt Nam.
Câu 3: trình bày đặc điểm tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á
Câu 4: trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.
Quảng cáo
2 câu trả lời 73
Câu 1: Châu Á là châu lục đông dân nhất do có điều kiện tự nhiên đa dạng, phù hợp cho sự phát triển của các nền văn minh lớn. Châu Á cũng có nhiều quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ. Các nền kinh tế và xã hội phát triển mạnh, góp phần vào sự gia tăng dân số.
Câu 2:
Mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản: gạo, thủy sản, cà phê, hàng dệt may.
Mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam: máy móc thiết bị, ô tô, linh kiện điện tử.
Câu 3: Khu vực Đông Nam Á có đặc điểm tự nhiên phong phú, gồm nhiều đảo, quần đảo và bán đảo. Vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều mưa quanh năm, thích hợp cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và các loại cây nhiệt đới.
Câu 4: Khu vực Đông Á có đặc điểm tự nhiên đa dạng, từ khí hậu ôn đới đến nhiệt đới. Nơi đây có các hệ thống núi, sông lớn như sông Hoàng Hà, sông Dương Tử, cũng như nhiều vùng đồng bằng phù sa, rất thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển.
Câu 2:
Một số mặt hàng VN xuất khẩu sang Nhật Bản như : thủy sản, dệt may, dây điện và cáp điện, đồ gỗ, giầy dép, cà phê, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm đá quý và kim loại quý, đồ ăn...
Một số mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang VN như : Xe máy, ô tô, tủ lạnh, ti vi, điện tử, đồ ăn, nước uống,.....
Câu 3: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
a) Địa hình
- Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
- Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
- Khí hậu: mang tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô.
- Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Sông ngòi:
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,...
Cảnh quan:
- Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
Câu 4: Địa hình và sông ngòi
- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
- Sông ngòi:
+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
Khí hậu và cảnh quan
+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.
+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
11 45746
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 43807
-
5 27429