Quảng cáo
1 câu trả lời 296
Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương.
Truyện mở đầu bằng những câu văn miêu tả về khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Mùa đông đến, thời tiết trở lạnh. Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu thấy mẹ và chị đã tỉnh dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, ai cũng đều mặc áo rét cả rồi. Sơn cũng thấy lạnh, “ vộ i vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan”. Sau đó, Sơn “được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm”. Với những chi tiết này, chúng ta có thể thấy Sơn là một cậu bé trong một hoàn cảnh khá giả, nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo của người thân.
Có lẽ bởi vậy, Sơn rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều này thể hiện qua tình cảm của Sơn dành cho người em gái đã mất. Khi nghe mọi người trong nhà nhắc đến em Duyên, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như việc Sơn luôn tỏ ra thân thiện, chơi cùng bọn trẻ con nghèo trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,....
Ấn tượng nhất là chi tiết khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Trong lúc chờ chị Lan về nhà lấy áo, Sơn đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Sơn là nhân vật chính trong truyện, giúp nhà văn gửi gắm bài học về tình yêu thương, sự thấu hiểu và chia sẻ trong cuộc sống.
...Xem thêm
Truyện mở đầu bằng những câu văn miêu tả về khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Mùa đông đến, thời tiết trở lạnh. Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu thấy mẹ và chị đã tỉnh dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, ai cũng đều mặc áo rét cả rồi. Sơn cũng thấy lạnh, “ vộ i vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan”. Sau đó, Sơn “được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm”. Với những chi tiết này, chúng ta có thể thấy Sơn là một cậu bé trong một hoàn cảnh khá giả, nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo của người thân.
Có lẽ bởi vậy, Sơn rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều này thể hiện qua tình cảm của Sơn dành cho người em gái đã mất. Khi nghe mọi người trong nhà nhắc đến em Duyên, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như việc Sơn luôn tỏ ra thân thiện, chơi cùng bọn trẻ con nghèo trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,....
Ấn tượng nhất là chi tiết khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Trong lúc chờ chị Lan về nhà lấy áo, Sơn đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Sơn là nhân vật chính trong truyện, giúp nhà văn gửi gắm bài học về tình yêu thương, sự thấu hiểu và chia sẻ trong cuộc sống.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
50615
-
Hỏi từ APP VIETJACK47732
-
35840
Gửi báo cáo thành công!