Quảng cáo
2 câu trả lời 761
dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và phát triển đời sống.
- Quá trình đô thị hoá là quá trình công nghiệp hoá (CNH) nên có thể nói rằng đô
thị hoá là bạn đồng hành với CNH.
- Quá trình đô thị hoá là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề
nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc biến đổi từ
nông thôn đến thành thị.
- Tỉ lệ dân số là thước đo về đô thị hoá nhưng tỉ lệ % dân số đô thị không phản ánh
đầy đủ mức độ đô thị hoá của cả nước bởi vì sự bùng nổ dân số cộng với sự phát triển
yếu kém của công nghiệp sẽ làm cho quá trình đô thị hoá và CNH sẽ mất cân đối.
- Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình phát triển về kinh tế xã hội, văn hoá và
không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các
ngành nghề mới
- Quá trình đô thị hoá chia làm 3 thời kỳ
+/ Tiền công nghiệp (trước thế kỷ 18)
Các đô thị phân tán, qui mô đô thị nhỏ, cơ cấu đơn giản, mang tính chất hành chính,
thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
+/ Công nghiệp (giữa thế kỷ 20)
Các đô thị phát triển mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp làm cho nền văn minh đô
thị phát triển mạnh và nhanh chóng, tạo ra những đô thị cực lớn có cơ cấu đô thị phức tạp
các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau như thủ đô, thành phố cảng các đô thị
thời kỳ này phát triển thiếu kiểm soát.
+/ Hậu công nghiệp
Phát triển của công nghệ tin học làm thay đổi cơ cấu xản xuất và phương thức sinh
hoạt của đô thị, cơ cấu tổ chức phức tạp quy mô đô thị lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô
thị phát triển theo kiểu cụm chùm và chuỗi
Đô thị hóa là một bộ phận quan trọng cùa các quá trình trình phát triển kinh tế – xã hội. Nó được thể hiện thông qua quá trình chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ. Từ đó diễn ra sự chuyển dịch các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị.
Ọuá trình đó phải gắn liền với sự hình thành và phát triển cùa công nghiệp, là người bạn đồng hành với công nghiệp hóa. Giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khănp khít. Một mặt, chính sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sờ quan trọng nhất để hình thành và phát triên đô thị. Mặt khác, hệ thống đô thị một khi được hình thành và có cơ sở hạ tâng và cơ sở vật chât kĩ thuật phát triển sẽ trở thành nơi hấp dẫn các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hai quá trình này đan xen vào nhau, dựa vào nhau và cỏ mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
Vì vậy nếu quá trình đô thị hóa không vững chắc, tức là không đi liền với công nghiệp hóa nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vê thiêu việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng như sự suy thoái môi trường sống và nhiêu hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xà hội.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK27468
-
Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc của nhau.
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.
D. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của các nước thành viên
27361 -
22061