Thực trạng sông ngòi nước ta hiện nay như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì?
Quảng cáo
2 câu trả lời 1883
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830-840 tỷ m3. Tuy vậy, Việt Nam chỉ là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, với nhiều yếu tố không bền vững.Hà Nam: Khắc phục ô nhiễm nước nghiêm trọng tại kênh A48
Nguy cơ ô nhiễm nước sinh hoạt từ bãi rác
Nông thôn đối mặt với ô nhiễm nước
Bởi tổng lượng nguồn nước mặt từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63%. Trong khi chất lượng nước tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang bị suy thoái, ô nhiễm và nhu cầu sử dụng nước gia tăng nhanh chóng là những thách thức về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn nước nói chung và các lưu vực sông nói riêng. Nhân Ngày Nước thế giới 22/3/2020, TTXVN giới thiệu chùm 3 bài về Thực trạng nguồn nước các lưu vực sông.
Nhiều trạm bơm ở Hải Dương xuống cấp do ô nhiễm nước. Ảnh: Tiến Vĩnh/TTXVN
Từ nhiều năm nay, ô nhiễm môi trường nước ở hạ lưu các lưu vực sông là vấn đề diễn ra khá phổ biến. Trong đó, nổi cộm lên là những điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước kéo dài, do nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đô thị xả thải ra môi trường nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng và trữ lượng nước
Với hệ thống sông ngòi dày đặc gồm 8 lưu vực sông lớn, 25 lưu vực sông liên tỉnh, 75 lưu vực sông nội tỉnh, hơn 3.000 sông, suối, nhưng chỉ có khoảng 37% tổng lượng nước sinh ra trên phần lãnh thổ Việt Nam. Lưu lượng nước trên các lưu vực sông có sự biến động theo mùa, theo vùng miền (khoảng 80% lượng nước tập trung mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau và giảm mạnh, thậm chí khô kiệt vào mùa hè).
Phần lớn các đô thị ở Việt Nam tập trung dọc theo các sông lớn, nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội của đô thị còn chưa đồng bộ, quá tải làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường. Sự phát triển dân số và quá trình đô thị hóa tại các đô thị trong thời gian qua đã và đang gây sức ép đến sử dụng tài nguyên nước và môi trường các lưu vực sông. Sự phát triển các ngành kinh tế làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước, tuy là động lực phát triển song cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông trong thời gian qua.
Môi trường nước trên các lưu vực sông còn chịu tác động mạnh bởi diễn biến, xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan. Tại đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, mùa khô có xu hướng đến sớm và kéo dài hoặc mưa tập trung với cường suất lớn, dẫn tới hạn hán và lũ lụt, ngập mặn và sạt lở bờ biển ngày một gia tăng. Nam Bộ đang đối diện với tình trạng ngập lụt và xâm nhập mặn. Còn Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với vấn đề xâm nhập mặn, hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra tại hầu hết các địa phương trong vùng.
Theo đánh giá củaTrung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, chính quyền các cấp cũng như cộng đồng, xã hội đã có nhiều nỗ lực bảo vệ môi trường trên các lưu vực sông. Nhưng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng do quá trình phát triển kinh tế-xã hội, áp lực của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ trong những năm qua, đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng và trữ lượng nguồn nước các lưu vực sông.
Nhìn chung, môi trường nước mặt tại các lưu vực sông chính đã và đang dần được kiểm soát mức độ gia tăng ô nhiễm. Các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Mã, Vu Gia -Thu Bồn, Cửu Long (Mê Kông) là những lưu vực sông có chất lượng nước khá tốt. Nhiều đoạn sông, nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nhưng một số lưu vực sông bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sông có chất lượng nước ở mức kém và rất kém, điển hình là lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có chất rắn lơ lửngvà độ đục trong nước khá cao, đặc biệt là vào mùa lũ. Mặc dù đây là đặc điểm tự nhiên của sông nhưng vẫn ảnh hưởng nhất định đối với những khu vực sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn, dẫn đến quá tải các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố. Hiện chỉ có 12,5% nước thải sinh hoạt từ các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830-840 tỷ m3. Tuy vậy, Việt Nam chỉ là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, với nhiều yếu tố không bền vững.
Bởi tổng lượng nguồn nước mặt từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63%. Trong khi chất lượng nước tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang bị suy thoái, ô nhiễm và nhu cầu sử dụng nước gia tăng nhanh chóng là những thách thức về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn nước nói chung và các lưu vực sông nói riêng. Nhân Ngày Nước thế giới 22/3/2020, TTXVN giới thiệu chùm 3 bài về Thực trạng nguồn nước các lưu vực sông.
Nhiều trạm bơm ở Hải Dương xuống cấp do ô nhiễm nước. Ảnh: Tiến Vĩnh/TTXVN
Từ nhiều năm nay, ô nhiễm môi trường nước ở hạ lưu các lưu vực sông là vấn đề diễn ra khá phổ biến. Trong đó, nổi cộm lên là những điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước kéo dài, do nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đô thị xả thải ra môi trường nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng và trữ lượng nước Với hệ thống sông ngòi dày đặc gồm 8 lưu vực sông lớn, 25 lưu vực sông liên tỉnh, 75 lưu vực sông nội tỉnh, hơn 3.000 sông, suối, nhưng chỉ có khoảng 37% tổng lượng nước sinh ra trên phần lãnh thổ Việt Nam. Lưu lượng nước trên các lưu vực sông có sự biến động theo mùa, theo vùng miền (khoảng 80% lượng nước tập trung mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau và giảm mạnh, thậm chí khô kiệt vào mùa hè). Phần lớn các đô thị ở Việt Nam tập trung dọc theo các sông lớn, nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội của đô thị còn chưa đồng bộ, quá tải làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường. Sự phát triển dân số và quá trình đô thị hóa tại các đô thị trong thời gian qua đã và đang gây sức ép đến sử dụng tài nguyên nước và môi trường các lưu vực sông. Sự phát triển các ngành kinh tế làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước, tuy là động lực phát triển song cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông trong thời gian qua. Môi trường nước trên các lưu vực sông còn chịu tác động mạnh bởi diễn biến, xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan. Tại đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, mùa khô có xu hướng đến sớm và kéo dài hoặc mưa tập trung với cường suất lớn, dẫn tới hạn hán và lũ lụt, ngập mặn và sạt lở bờ biển ngày một gia tăng. Nam Bộ đang đối diện với tình trạng ngập lụt và xâm nhập mặn. Còn Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với vấn đề xâm nhập mặn, hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra tại hầu hết các địa phương trong vùng. Nhìn chung, môi trường nước mặt tại các lưu vực sông chính đã và đang dần được kiểm soát mức độ gia tăng ô nhiễm. Các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Mã, Vu Gia -Thu Bồn, Cửu Long (Mê Kông) là những lưu vực sông có chất lượng nước khá tốt. Nhiều đoạn sông, nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nhưng một số lưu vực sông bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sông có chất lượng nước ở mức kém và rất kém, điển hình là lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có chất rắn lơ lửngvà độ đục trong nước khá cao, đặc biệt là vào mùa lũ. Mặc dù đây là đặc điểm tự nhiên của sông nhưng vẫn ảnh hưởng nhất định đối với những khu vực sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn, dẫn đến quá tải các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố. Hiện chỉ có 12,5% nước thải sinh hoạt từ các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn quy định. |
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
1672
-
Cho bảng số liệu sau:
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. giai đoạn 1995-2015 (Đơn vị: tạ/ha)
vùng/năm 1995 2000 2015 cả nước 36.9 42.4 57.6 đồng bằng sông hồng 44.4 55.2 60.6 đồng bằng sông cửu long 40.2 4
2.359.4
a) vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện năng suất lúa của cả nước đồng bằng sông hồng đồng bằng sông cửu long qua các năm?
b) nhận xét