
☯nadttg,rudde de☯
Kim cương đoàn
29,150
5830
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 12:00 20/02/2025
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:51 27/03/2023
ta có : 1h=60 phút
2,5 = 2h 30 phút
Câu trả lời của bạn: 20:49 27/03/2023
Có abbc < 10 000
=> ab.ac.7 < 10 000
=> ab.ac < 1429
=> a0.a0 <1429 (a0 là số 2 chữ số kết thúc = 0)
=> a0 < 38
=> a <= 3
_ Với a = 3 ta có:
3bbc = 3b.3c.7
Ta thấy 3b.3c.7 > 30.30.7 = 6300 > 3bbc => loại
_ Với a = 2 ta có:
2bbc = 2b.2c.7
Ta thấy 2b.2c.7 > 21.21.7 = 3087 > 2bbc => loại
=> a chỉ có thể = 1
Ta có: 1bbc = 1b.1c.7
Có 1bbc > 1b.100 => 1c.7 > 100 => 1c > 14 => c >= 5
Lại có 1bbc = 100.1b + bc < 110.1b ( Vì bc < 1b.10)
=> 1c.7 < 110 => 1c < 16 => c < 6
Vậy c chỉ co1 thể = 5
Ta có: 1bb5 = 1b.15.7 => 1bb5 = 1b.105
<=> 100.1b+b5 = 1b.105b
<=> b5 = 5.1b
<=> 10b + 5 = 5.(10 + b)
=> b = 9
Vậy a = 1, b = 9, c = 5
Câu trả lời của bạn: 20:44 27/03/2023
loạn thế =-=
Câu trả lời của bạn: 18:58 27/03/2023
đề bài =))
người ta xếp bốn hình tam giác , mỗi hình như hình bên thành hình chữ nhật sau . tính diện tích hình chữ nhật đó
Câu trả lời của bạn: 18:55 27/03/2023
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một bài văn xuất sắc được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình ghi lại tình cảm thành kính, sâu lắng của nhà thơ khi hòa vào dòng người đang vào viếng lăng Bác. Qua đó bài thơ được xem là tiếng nói nỗi niềm tâm sự của nhân dân dành cho Bác. Đặc biệt, những tình cảm ấy lại chan chứa và dạt dào ở hai khổ thơ 3 và 4.
Hai khổ 3 và 4 cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với Hồ Chủ tịch. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc, từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý...
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình. Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác. Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng. Bác mất thật rồi sao? Không đâu. Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ ngơi chứ. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa. Khi thì “trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm. Trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác. Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi.
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng. Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này. Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này. Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác nâng đỡ mỗi khi vấp ngã. Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà. Dù Bác ra đi thật sự rồi nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh Việt Nam tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thùc, ngừng lặng hòan toàn…
Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung. Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc.
Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Câu trả lời của bạn: 18:52 27/03/2023
12,92 x 3/4 + 12,92 x 99 + 12,92 x 1/4
=12,92 x (3/4 + 99 + 1/4)
= 12,92 x 100
= 1292
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 18:50 27/03/2023
Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là a. Chiều dài của hình chữ nhật là b
Theo bài ra, ta có:
a/b = 2/3 => a/2 = b/3 và (a+b).2 = 40m
=> a+b = 20m
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: a/b <=> a/2 = b/3 = a+b/2+3 = 20/5 = 4
=> a/2 = 4 => a= 4 . 2 = 8 (m)
b/3 = 4 => 3.4 = 12 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
S= a.b = 8 . 12 = 96 (m^2)
Vậy diện tích hình chữ nhật là 96 m^2
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 18:49 27/03/2023
Câu trả lời của bạn: 18:48 27/03/2023
Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
- Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.
Câu trả lời của bạn: 18:44 27/03/2023
Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 18:38 27/03/2023
Trung bình cộng của 2 số đó là :
124 : 2 = 62
Một trong hai số đó là: 62 - 1 = 61
Số kia là : 62 + 1 = 63
ĐS: 61 và 63
Câu trả lời của bạn: 18:36 27/03/2023
Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận. Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.
Câu trả lời của bạn: 18:35 27/03/2023
Trong giao thoa với nhiều ánh sáng đơn sắc, ta chỉ có thể tìm thấy được vân tối hoàn toàn khi vị trí đó là sự trùng nhau của vân tối hai hệ
Vị trí trùng nhau lần đầu tiên của hai vân tối ứng với
, vị trí trùng nhau lần tiếp theo ứng với
Câu trả lời của bạn: 18:30 27/03/2023
Đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ là:
+ Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng
+ Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp
+ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng
+ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác
Đáp án: D
Câu trả lời của bạn: 18:27 27/03/2023
Ưu điểm của đèn sợi đốt: Chiếu sáng liên tục. Không cần chấn lưu.
Nhược điểm của đèn sợi đốt: Hiệu suất phát sáng thấp 4% - 5%, chủ yếu là tỏa nhiệt. Tuổi thọ thấp. Không tiết kiệm điện năng.
Ưu điểm của đèn huỳnh quang: Hiệu suất phát sáng cao 20% - 25%, gấp 5 lần hiệu suất phát quang của đèn sợi đốt. Tuổi thọ cao. Tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm của đèn huỳnh quang: Ánh sáng nhấp nháy, không liên tục, d
Câu trả lời của bạn: 13:16 26/03/2023
Ngày xửa ngày xưa, trong một vương quốc xa xôi, khi hoa tuyết như những lông chim trắng nhỏ bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu đang ngồi may vá bên cạnh cửa sổ. Khung cửa sổ được làm bằng gỗ mun đen nhánh. Hoàng hậu ngồi may vá nhưng lại mải ngắm tuyết rơi nên bị kim đâm vào ngón tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống tuyết trắng phau. Hoàng hậu nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, và bà nghĩ bụng:
"Ước gì ta có được một đứa con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen nhánh như gỗ mun khung cửa sổ này!"
Một thời gian sau đó, hoàng hậu sinh hạ được một cô công chúa nhỏ da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen nhánh như gỗ mun. Bà đặt tên con là Bạch Tuyết.
Nhưng khi Bạch Tuyết vừa ra đời thì hoàng hậu lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sau một năm để tang vợ, nhà vua cưới vợ khác để chăm sóc cho Bạch Tuyết. Hoàng hậu mới rất xinh đẹp nhưng kiêu căng tự phụ đố kị, và không muốn ai đẹp hơn mình. Bà có một chiếc gương thần, và mỗi khi soi gương, bà hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp lại:
Muôn tâu hoàng hậu,
bà là người đẹp nhất trần ạ.
Hoàng hậu hài lòng lắm, vì mụ biết rằng gương nói thật. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn, càng đẹp. Khi Bạch Tuyết lên bảy nàng đẹp như nắng sớm mai và đẹp hơn chính cả hoàng hậu nữa. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Gương trả lời:
Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Hoàng hậu nghe nói giật mình, mặt tái xanh lại vì ghen tức. Từ đó trở đi, mỗi khi thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết là mụ đã khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:
- Ngươi hãy mang con bé Bạch Tuyết vào trong rừng sâu, ta không muốn nhìn mặt nó nữa. Ngươi hãy giết nó đi, mang tim gan nó về cho ta để làm bằng chứng.
Người thợ săn vâng lệnh và dẫn cô bé vào rừng sâu. Nhưng khi bác rút dao ra định đâm thì cô bé khóc và nói:
- Trời ơi, bác thợ săn yêu quý, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ chạy trốn trong rừng hoang vu này, cháu xin thề là sẽ không bao giờ trở lại cung nữa.
Thấy cô bé xinh đẹp, bác thợ săn động lòng thương và bảo:
- Con trốn vào rừng đi, tội nghiệp con quá.
Bác nghĩ: "Rồi có khi thú dữ lại ăn thịt cô bé mất thôi!". Nhưng dù sao bác cảm thấy trút được gánh nặng trong lòng vì chẳng phải giết người. Đúng lúc đó có một con lợn rừng con nhảy tới, bác đâm chết lấy tim gan mang về nộp hoàng hậu làm bằng chứng. Mụ dì ghẻ độc ác sai nhà bếp xào gan phổi cho mụ ăn. Mụ đinh ninh là gan phổi Bạch Tuyết nên mụ cố ăn cho hết.
Còn lại cô bé bất hạnh lủi thủi một mình trong rừng rộng mênh mông, cô sợ hãi, ngơ ngác nhìn lá cây ngọn cỏ chẳng biết làm gì. Đột nhiên cô cắm đầu chạy, chạy dẫm cả lên gai và đá nhọn. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng chẳng có con nào đụng đến người cô. Cô bé cứ thế chạy mãi, chạy mãi, tới lúc trời sẩm tối cô mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, liền vào đó nghỉ chân.
Trong nhà tất cả mọi đồ vật đều nhỏ xíu, xinh xắn và sạch sẽ đến nỗi không thể chê vào đâu được. Giữa nhà có một cái bàn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa nhỏ xinh xinh, mỗi đĩa có một chiếc thìa con, một con dao nhỏ, một nĩa con và cạnh đó là một chiếc ly cũng nho nhỏ xinh xinh như thế. Sát hai bên tường kê bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, giường nào cũng phủ khăn trắng như tuyết.
Đang đói và khát, Bạch Tuyết ăn ở mỗi đĩa một ít rau, ít bánh và uống ở mỗi ly một hớp rượu vang, vì cô không muốn để một ai phải mất phần. Suốt ngày chạy trốn trong rừng, giờ cô đã thấm mệt muốn đặt mình xuống giường nằm ngủ nhưng giường lại không vừa, cái thì dài quá, cái khác lại ngắn quá. Và cái thứ bảy mới thấy vừa, Bạch Tuyết nằm và ngủ thiếp đi.
Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ mới về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.
Chú thứ nhất nói:
- Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?
Chú thứ hai nói:
- Ai đã ăn ở đĩa nho nhỏ của tôi?
Chú thứ ba nói:
- Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói:
- Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?
Chú thứ năm nói:
- Ai đã lấy nĩa bé xíu của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ sáu nói:
- Ai đã lấy dao xinh xắn của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ bảy nói:
- Đã có ai uống nước ở ly xinh đẹp của tôi?
Những chú khác cũng chạy lại giường mình và kêu:
- Hình như đã có ai nằm lên giường tôi?
Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:
- Cha, cô bé sao mà xinh đẹp thế!
Cả bảy chú đều vui mừng lắm, không đánh thức cô dậy, để yên cho cô bé ngủ.
Chú lùn thứ bảy đành ngủ nhờ giường bạn, thế rồi cũng hết một đêm.
Khi trời hửng sáng, Bạch Tuyết tỉnh dậy thấy bảy chú lùn đứng nhìn quanh thì rất sợ. Nhưng bảy người đều vui vẻ thân mật, hỏi cô:
- Cô tên là gì?
Cô trả lời:
- Em tên là Bạch Tuyết.
Mấy chú lùn lại hỏi tiếp:
- Làm sao mà cô tới được nhà của chúng tôi?
Thế là cô kể cho họ nghe chuyện dì ghẻ định ám hại cô, nhưng người thợ săn đã để cho cô sống và cô đã chạy trốn suốt cả ngày trong rừng tới khi sẩm tối thì thấy căn nhà của họ.
Các chú lùn bảo cô:
- Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi, cô sẽ chả thiếu thứ gì cả.
Bạch Tuyết nói:
- Vâng, thực lòng mà nói, em cũng muốn vậy.
Và từ đó, Bạch Tuyết ở với bảy chú lùn. Cô đảm đương mọi việc trong nhà, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình. Các chú lùn tốt bụng nhắc nhở, căn dặn cô:
- Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Đừng có cho ai vào nhà đấy!
Hoàng hậu đinh ninh tưởng mình đã ăn gan phổi Bạch Tuyết nên chắc rằng chỉ còn có mình là người đẹp nhất trần gian.
Mụ đứng ngắm mình trước gương và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ta ở khuất núi non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Mụ giật mình, vì mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối. Mụ nghĩ ngay là người thợ săn đã đánh lừa mụ và Bạch Tuyết hãy còn sống. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào mụ chưa được gương gọi là người đẹp nhất thì ghen tức còn làm cho mụ mất ăn mất ngủ.
Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà lão bán hàng, ai có gặp cũng khó lòng nhận ra được. Với hình dạng như vậy, mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:
- Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không, mua đi!
Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:
- Chào bà, bà có gì bán đấy?
Bà lão trả lời:
- Hàng tốt hàng đẹp đây, dây lưng đủ màu đây!
Vừa nói bà vừa rút ra một chiếc dây lưng ngũ sắc dệt bằng tơ.
Bạch Tuyết nghĩ:
- Bà cụ này thật thà mình có thể cho vào nhà được.
Bạch Tuyết mở cửa và mua một chiếc dây lưng thật đẹp.
Bà lão nói:
- Con ơi, trông con buộc vụng về lắm, lại đây bà buộc thật đẹp, cẩn thận cho con.
Bạch Tuyết không chút e ngại, lại đứng trước bà cụ để bà buộc chiếc dây lưng mới cho.
Thế là mụ già buộc thoăn thoắt, mụ thắt chặt cứng làm cho Bạch Tuyết nghẹt thở, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ nói:
- Giờ thì con chỉ là người đẹp của quá khứ mà thôi.
Rồi mụ vội vã ra về.
Một lát thì trời tối, bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết yêu quý của họ nằm sõng soài trên mặt đất như chết, người không hề nhúc nhích cử động, họ rất lo lắng. Họ nhấc cô lên thì thấy chiếc dây lưng thắt chặt cứng, lấy dao cắt đứt dây, Bạch Tuyết lại khe khẽ thở và dần dần tỉnh dậy.
Sau khi nghe Bạch Tuyết kể chuyện vừa xảy ra, bảy chú lùn bảo cô:
- Mụ già bán hàng ấy chắc chẳng ai khác ngoài mụ hoàng hậu độc ác, cô phải giữ mình cẩn thận nhé, khi chúng tôi đi vắng thì đừng cho ai vào nhà cả.
Về tới nhà, mụ hoàng hậu độc ác đến trước gương soi và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ta ở khuất núi non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Khi nghe vậy, hoàng hậu máu trào sôi lên vì tức giận, mụ biết chắc là Bạch Tuyết đã sống lại.
Mụ nói:
- Được rồi, thế nào tao cũng lập mưu trừ được mày
Với những phép quỷ thuật, mụ làm một chiếc lược tẩm thuốc độc. Mụ ăn mặc trá hình thành một bà già khác lần trước, rồi vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao to:
- Hàng tốt, hàng đẹp, ai mua ra mua!
Bạch Tuyết ngó ra và nói:
- Bà đi đi, tôi không được phép cho một ai vào nhà.
Mụ già nói:
- Nhưng chắc không ai cấm con cầm cái lược này xem chơi một chút chứ?
Rồi mụ lấy chiếc lược tẩm thuốc độc giơ lên. Bạch Tuyết thích chiếc lược quá nên quên cả lời dặn dò, chạy vội ra mở cửa. Khi đôi bên thỏa thuận giá cả xong, mụ già nói:
- Giờ để bà chải cho con nhé, bà chải cho thật đẹp nhé!
Cô bé đáng thương ấy không nghi ngờ gì cả, cô để mụ chải đầu cho. Nhưng lược vừa mới cắm vào tóc, Bạch Tuyết đã bị ngấm thuốc độc, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ già độc ác nói:
- Thế là người đẹp nhất nước đã đi đời nhà ma!
Nói xong mụ bỏ đi.
Nhưng may thay trời sắp tối, một lát sau thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm như chết ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ lùng sục và tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Một lần nữa bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.
Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ta ở khuất núi non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:
- Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam lòng.
Sau đó mụ vào một căn phòng hẻo lánh trong lâu đài nơi không hề có ai bước chân tới, và mụ tẩm thuốc độc vào táo, quả táo chín đỏ trông rất ngon, ngon đến nỗi ai nhìn thấy cũng muốn ăn. Nhưng ai ăn một miếng sẽ chết ngay tức khắc.
Khi tẩm thuốc xong, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà nông dân. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:
- Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.
Bà già nói:
- Thế cũng chẳng sao. Chỗ táo ngày bà muốn bán rẻ nốt để còn về. Đây, để bà cho con một quả.
Bạch Tuyết nói:
- Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.
Bà già nói:
- Con sợ ăn phải thuốc độc chứ gì? Trông đây này, bà bổ táo làm hai, con ăn nửa táo chín đỏ, bà ăn phần táo trắng còn lại.
Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết mắt hau háu nhìn quả táo chín ngon, thấy bà nông dân ăn mà không sao cả nên không dằn lòng được nữa, thò tay ra đón lấy nửa táo ngấm thuốc độc. Cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.
Hoàng hậu nhìn cô với con mắt gườm gườm, rồi cười khanh khách và nói:
- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như gỗ mun. Lần này thì những thằng lùn đừng hòng đánh thức con sống lại nữa, con ạ!
Vừa về đến cung, mụ hỏi ngay gương:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Lần này gương đáp:
- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu là người đẹp nhất trần ạ.
Lúc đó, tính ghen ghét đố kỵ của mụ mới nguôi, mụ mới cảm thấy mãn nguyện.
Theo thường lệ, đến tối bảy chú lùn mới về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết.
Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ cho cô vào quan tài, cả bảy người ngồi quanh quan tài, khóc cô ba ngày liền. Sau đó họ muốn đem đi chôn nhưng thấy sắc người cô vẫn tươi tỉnh như người sống, đôi má xinh đẹp vẫn ửng hồng. Họ nói với nhau:
- Thi hài như vậy, ai nỡ lòng nào đem vùi xuống đất đen ấy.
Họ đặt làm một chiếc quan tài trong suốt bằng thủy tinh, bốn phía đều nhìn thấy được. Họ đặt cô vào trong đó, khắc tên Bạch Tuyết bằng chữ vàng và đề thêm rằng cô là một nàng công chúa. Rồi họ khiêng đặt quan tài nàng trên núi, cắt phiên nhau gác. Các loài vật cũng đến viếng khóc Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết nằm trong quan tài đã lâu lắm mà thi thể vẫn nguyên, nom như nàng đang nằm ngủ, vì nàng vẫn trắng như tuyết, đỏ hồng như máu, tóc vẫn đen như gỗ mun.
Hồi đó, có một hoàng tử nước láng giềng đi lạc vào rừng và tới căn nhà của bảy chú lùn xin ngủ nhờ qua đêm. Hoàng tử nhìn thấy chiếc quan tài thủy tinh trên núi, Bạch Tuyết nằm trong chiếc quan tài có khắc dòng chữ vàng, đọc xong dòng chữ hoàng tử nói:
- Để cho tôi chiếc quan tài này, các anh muốn lấy bao nhiêu tôi cũng trả.
Bảy chú lùn đáp:
- Đem tất cả vàng trên thế giới này để đổi, chúng tôi cũng chẳng bằng lòng.
Hoàng tử nói:
- Thế thì tặng tôi vậy, vì tôi không thể sống nếu không được trông thấy Bạch Tuyết, tôi thương yêu và kính trọng nàng như người yêu nhất trần đời của tôi.
Nghe hoàng tử nói tha thiết vậy, những chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài trên vai mang về. Thị vệ đi vấp phải rễ cây rừng làm nảy thi hài Bạch Tuyết lên, miếng táo tẩm thuốc độc nàng ăn phải bắn ra khỏi cổ họng.
Ngay sau đó, nàng từ từ mở mắt ra, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhổm dậy và nói:
- Trời ơi, tôi đang ở đâu đây?
Mừng rỡ, hoàng tử nói:
- Ta quý nàng hơn tất cả mọi thứ trên đời này, nàng hãy cùng ta về cung điện của vua cha, nàng sẽ là vợ của ta.
Bạch Tuyết bằng lòng theo hoàng tử về hoàng cung. Lễ cưới Bạch Tuyết và hoàng tử được tổ chức rất linh đình và trọng thể. Mụ dì ghẻ độc ác của Bạch Tuyết cũng được mời tới dự. Sau khi ăn mặc thật lộng lẫy, mụ lại đứng trước gương soi và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Gương trả lời:
Thưa bà, bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng hoàng hậu mới muôn phần đẹp hơn.
Mụ dì ghẻ độc ác chửi đúng một câu, mụ trở nên sợ hãi không biết tính thế nào. Mới đầu mụ toan không đi dự đám cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, mụ sốt ruột và muốn xem mặt hoàng hậu trẻ là ai.
Khi bước vào phòng, mụ nhận ngay ra Bạch Tuyết. Sợ hãi và hoảng loạn mụ đứng đó như trời trồng, không dám nhúc nhích. Khi biết hết về tội ác của mụ Hoàng Hậu, nhà vua trừng phạt mụ, bằng cách bắt mụ xỏ chân vào đôi giày sắt đã nung đỏ và nhảy cho tới khi ngã lăn ra đất mà chết.
Bài học về niềm tin chiến thắng của cái thiện
Niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện có thể nói là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các tác phẩm cổ tích, là kim chỉ nam và định đến cuối cùng của mọi cốt truyện. Bởi đó vừa là niềm tin, vừa là mong ước mãnh liệt nhất của những người đã viết tác phẩm. Đọc nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, bạn dễ nhận thấy Bạch tuyết đối xử tốt với nhiều người. Chính vì đức tính hiền lành này, khi gặp nguy hiểm, nàng được thợ săn tha mạng, được bảy chú lần cho ở lại nhà,… Truyện cho người đọc thấy ở liền rồi sẽ gặp lành. Trước nàng công chúa xinh đẹp và có trái tim thánh thiện thì mọi kẻ thù đều bị khuất phục và mọi âm mưu tội lỗi đều thất bại. Dù mụ Hoàng Hậu luôn muốn giết hại Bạch Tuyết nhưung không bao giừo đạt được mục đích. Vì ngay đến cả Người thợ săn phải đi làm nhiệm vụ của Đao phủ cũng chẳng thể xuống tay mà lại tìm cách giúp nàng bỏ trốn.
Sự giúp đỡ của mọi người và những lần thoát chết trong gang tấc của Bạch Tuyết là lời khẳng định đanh thép rằng dù cái ác vẫn còn đang tồn tại mạnh mẽ, luôn lớn hơn sức mạnh của cái thiện thì cái đẹp, chân thiện mỹ vẫn sẽ chiến thắng và không bao giờ có thể bị đẩy lùi. Tác phẩm đặt ra chân lý muôn thuở, cái ác chắc chắn sẽ bị tiêu diệt và không thể tồn tại lâu.
“Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là tác phẩm kinh điển, tác phẩm khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ lẫn nha, cảnh giác với cái ác luôn tồn tại và tiềm ẩn, đặc biệt giữ vững niềm tin mãnh liệt rằng cái thiện sẽ chiến thắng.