Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Em hiểu gì về câu nói đó?
Quảng cáo
2 câu trả lời 1017
Trong cuộc sống, xã hội của chúng ta, mọi người có thể không có năng khiếu nhưng không thể lười biếng. Phải vượt qua vất vả, gian lao, phải cần cù chăm chỉ thì con người mới có thể đạt được những kết quả, thành công như mong muốn. Vì vậy, để khuyến nhủ thế hệ trẻ, nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu nói đó, trước hết, chúng ta cần hiểu thành công là gì. Thành công chính là khi chúng ta đạt được những mục đích, ước mơ đã đặt sẵn trong đời sống. Thành công có thể là chúng ta học tập tốt, làm việc giỏi giang, lành nghề, rèn luyện, tu dưỡng được những đức tính, tư tưởng đúng đắn, cao đẹp của con người. Thành công là điều ai cũng mong muốn nhưng để làm được vậy, chúng ta không được lười biếng, ỷ nại, dựa dẫm vào người khác mà không tự mình học tập, làm việc.
Trong câu nói ngắn gọn đó, nhà văn Lỗ Tấn đã để cho ta một bài học rất sâu sắc và có ý nghĩa. Nếu chúng ta lười biếng thì sẽ chẳng bao giờ đạt được những thành công vinh quang. Để vươn tới được những ước mơ, mục đích của bản thân thì con người phải chăm chỉ và siêng năng. Những ai thực hiện đúng lời dạy của Lỗ Tấn không những là người biết tiết kiệm thời gian quý báu mà còn đạt kết quả cao trong quá trình học tập và rèn luyện.
Chúng ta hiểu như thế vì sao ư? Trước hết vì cái lý cái tình trong câu đều đúng. Khi ta lười biếng chỉ ỷ nại, dựa dẫm vào người khác mà không chịu suy nghĩ học tập, lao động, làm theo những đạo lý đúng thì chúng ta sẽ không có kiến thức, kỹ năng cần thiết, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Và lúc đó con đường thành công sẽ rất tối tăm, có thể sẽ không còn hiện ra trước mắt ta nữa. Cái lý trong lời nói bất hủ của Lỗ Tấn cũng được thể hiện rất rõ ràng trong cuộc sống hằng ngày. Bạn là một học sinh có năng khiếu về toán mà bạn lại trở nên tự cao.
Trong lớp thì không chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài, lười suy nghĩ, lười phát biểu. Ở nhà thì lười tư duy, lười học bài, làm bài thì năng khiếu kia cũng sẽ bị mai một và điều tất yếu sẽ xảy ra là bạn bị rỗng kiến thức và sa sút nghiêm trọng. Bạn luôn nghĩ tuổi chúng mình chỉ việc học, ăn, chơi, nghỉ mà không chịu giúp đỡ bố mẹ thì bạn đã rất sai. Khi bạn thử nấu cơm, quét nhà thì sẽ không ít người nhìn vào và bảo rằng bạn vụng về, hậu đậu. Việc dễ mà không chăm thì sẽ chẳng làm được. Lười biếng sẽ khiến con người học tập, làm việc tốt sẽ trở thành kẻ ngu dốt, lười biếng, không nuôi sống được bản thân, không giúp đỡ được gia đình, có ích cho xã hội.
Khi đã trưởng thành, nghĩ lại thời mê muội, lãng phí thời gian, công sức và tiền của, chúng ta sẽ cản thấy hối hận biết bao nhiêu. Nhưng thay thế tính lười biếng bằng sự chăm chỉ, cần cù thì bạn sẽ phát triển được năng khiếu. Đức tính đó cũng sẽ bù đắp lại việc mình không có năng khiếu, trở thành con người siêng năng và đảm đang. Rất có thể, một ngày không xa bạn sẽ đánh tan sự lười biếng còn lẩn quất quanh ta, thành những con người tài giỏi được xã hội tôn vinh. Và dù những công việc khó khăn, chỉ bằng sự chuyên cần, chịu khó của mình, bạn sẽ vượt qua tất cả.
Chịu khó, chuyên cần, luôn mày mò, sáng tạo đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay được ông cha dạy bảo, khuyên nhủ con cháu. Trong xã hội phong kiến có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, không có tiền đi học, ông đã chịu khó nghe lỏm khi thầy giáo giảng bài. Ông đã vất vả đi bắt cá để đổi lấy chữ của bạn bè rồi cần cù học học, viết viết. Ban ngày ông lấy que củi viết lên đất, lấy ngón tay nhúng xuống nước để viết lên đá. Đêm đêm, ông phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Nguyễn Hiền-cậu bé chăn trâu thuê cho phú ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi. Ở lớp, cậu làm hết những bài thầy giáo cho một cách cần cù và tập trung. Đã có lần cậu nói với mẹ: “Cành cây trên đầu con là bút, mặt đất dưới chân con là giấy”. Vậy mà cậu bé nhà nghèo đó cũng đỗ Trạng Nguyên khi mới mười hai tuổi. Chúng ta đều biết anh học trò Châu Chí cũng là một con trong gia đình nghèo khổ, phải vào chùa để quét lá đa, lấy ánh sáng học thâu đêm rồi sau này cũng đỗ Trạng. Thành công của các vị ấy là sự chăm chỉ, miệt mài đấy ư. Giả thử nếu những con người ấy không siêng năng, chịu khó, chuyên cần thì họ đâu có thành tài, để tiếng thơm muôn thuở và đất nước làm sao có được những nhân tài kiệt xuất như thế.
Thành công điều mà ai cũng muốn trong cuộc đời nhưng có thành công có tìm đến kẻ lười biếng? trong khi người chăm chỉ phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của mình phải được báo đáp xứng đáng. Câu nói :” trên đường thành công ko có vết chân của những người lười biếng” rất hay và ý nghĩa.
Thành công được coi là thành quả vĩ đại mỗi con người, kết quả của sự cần cù, kiên nhẫn, trải qua những thất bại.Đường ta đi, cuộc sống không bao giờ trải thảm đỏ, thành công đâu bỗng dưng mà có. Những kẻ lười biếng không thể nhận đc thành công, bởi vì sự lười học tập , lao động và thích hưởng thụ. Lười biếng là một thói xấu trong xã hội, gốc rễ dẫn tới các thói xấu khác.
Thành công là món quà vô giá dành tặng cho những ai chịu khó và chăm chỉ. Thành công không phải đến một cách dễ dàng, học sinh muốn đỗ tốt nghiệp vào đại học phải nỗ lực, quyết tâm trong học tập. Người nông dân muốn làm ra hạt gạo phải 1 nắng hai sương trên đồng ruộng. Một nhà bác học không phải tự nhiên mà bỗng chốc trở thành vĩ đại.Để được thành công phải trải qua quá trình sáng tạo, lao động trí óc.
Tôi đã đọc 1 cuốn sách về Helen Keller-người tạo ra ánh sáng và thanh âm cho những kẻ mù và điếc. Bản thân tôi và bao người khác lấy làm lạ bởi 1 người mù, câm , điếc như helen lại có thể thông năm sinh ngữ, đỗ một tấm bằng đại học danh tiếng, soạn 10 cuốn sách và diễn thuyết nhiều nơi trên thế giới.Quả thật con đường dẫn đến thành công của bà là chuỗi ngày tháng vô cùng vất vả. Cuộc đời bà là thảm kịch trong cảnh tối tăm mờ mịt, sự sống trong bà như bóng ma vô hình.Nhưng nhờ trí óc thông minh từ người mẹ, nhờ 1 nghị lực ghê ghớm bà đã chiến thắng được thảm cảnh khốc liệt và để lại cho hậu thế về tấm gương can đảm, anh hùng hy sinh, yêu đời.Việc học chữ đối với một đứa bé 6 tuổi đã là khó song đối với cô bé Helen ngày ấy còn khó hơn nhiều. Sau nhiều thất bại tưởng như nản lòng, cô bé helen đã biết viết, đưa ra các tín hiệu trừu tượng thay bằng lời nói, cô học thơ, văn và tiếng các nước khác. Lê Nin đã từng có câu nói nổi tiếng đó là: “chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất”, làm thế nào để chiến thắng và vượt qua bản thân mình mới là điều khó khăn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Thất bại là mẹ thành công và đừng nên nản lòng nếu bạn thất bại.
Sự thành công luôn giúp thay đổi con người rất nhanh chóng, từ nghèo đói sang giàu có hay từ bất hạnh sang trở thành con người hạnh phúc, để có được thành quả hãy chăm chỉ, cần cù. Hãy biến mọi ước mơ của bạn đang ấp ủ trở thành sự thật với sự kiên trì, nỗ lực và không ngại thất bại.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
51917
-
Hỏi từ APP VIETJACK49063
-
37826