Quảng cáo
1 câu trả lời 601
* Nguyên nhân :
Tiền sử gia đình: Tình trạng này có xu hướng xảy ra trong các gia đình. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu một trong hai bố mẹ của bạn, hoặc cả hai, bị cận thị.
Độ tuổi: Cận thị có thể được phân loại theo độ tuổi là cận thị thời thơ ấu hoặc cận thị “học đường” và cận thị khởi phát muộn (sau 15 tuổi). Yếu tố chính góp phần làm cho bệnh cận thị ở trẻ em tiến triển nhanh hơn là ở độ tuổi trẻ bắt đầu bị cận thị.
Thói quen: Đọc nhiều trong điều kiện ánh sáng không đủ hoặc sử dụng máy tính, điện thoại, máy tính bảng trong thời gian dài, không cho mắt được nghỉ ngơi.
Điều kiện môi trường: Chẳng hạn như chỉ sống trong phòng, không dành nhiều thời gian ra ngoài ánh sáng tự nhiên.
*Biểu hiện :
Không thể nhìn rõ các vật ở xa và điều này ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Suy giảm thị lực làm giảm khả năng hưởng thụ cuộc sống.
Có thể nhìn thấy ánh sáng chói hoặc vệt tối, bóng mờ che khuất một phần tầm nhìn.
* biện pháp phòng tránh
Đi khám mắt định kỳ 6 tháng / lần để nhận được lời khuyên tốt nhất cho đôi mắt của bạn.
Kiểm soát các bệnh mãn tính như tiểu đường và tăng huyết áp.
Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm có tác dụng ngăn tia cực tím (UV).
Ngăn ngừa tổn thương mắt bằng cách đeo kính bảo vệ mắt khi làm những việc như chơi thể thao, cắt cỏ, vẽ tranh hoặc tiếp xúc với khói độc.
Bỏ thuốc lá không chỉ có tác động tích cực đến mắt mà còn đối với sức khỏe tổng thể của bạn.
Đeo kính để điều chỉnh tật khúc xạ.
Hạn chế mỏi mắt bằng cách để mắt thư giãn sau vài phút sử dụng máy tính hoặc đọc sách.
Dinh dưỡng cân bằng cũng giúp đôi mắt của bạn tốt hơn. Đối với người cận thị, nên dùng nhiều thực phẩm có màu sắc rực rỡ, bao gồm nhiều loại vitamin như: A, E, C, B …
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK17664