Nêu sơ lược về vùng đất Sóc Sơn ?
2. Em biết gì về truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân Sóc Sơn trong buổi đầu dựng nước ?
3. Cho biết lịch sử kinh tế văn hóa Sóc Sơn ?
Quảng cáo
1 câu trả lời 984
1. Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố hơn 30 km, có vị trí nối liền hai quốc đô xưa của nước ta: Thành Phong Châu - Văn Lang; Cổ Loa - âu Lạc. Phía Nam giáp huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và huyện Đông Anh (Hà Nội). Phía Đông giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên). Phía Tây giáp thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Bao quanh huyện là hệ thống sông Cầu, sông Cà Lồ. Hệ thống giao thông của huyện đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ. Sóc Sơn có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, mảnh đất, con người nơi đây đã xây đắp nên những giá trị và truyền thống văn hóa lâu đời.
2. Sinh ra trong cái nôi của tinh thần quật cường, anh dũng, mảnh đất Sóc Sơn trong lịch sử dân tộc đã bao lần là đại bản doanh, nơi các anh hùng hào kiệt chọn ”chiêu hiền, đãi sĩ”, bày binh, bố trận, đánh quân xâm lược bảo vệ bờ cõi, non sông đất nước. Còn đó, truyền thuyết người anh hùng Gióng dẹp giậc Ân, Lý Thường Kiệt chặn quân Tống trên sông Như Nguyệt, nhà Trần đánh quân Mông năm 1258... vang vọng mãi muôn đời.
Con người Sóc Sơn ở thời đại nào cũng anh dũng, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân huyện Sóc Sơn anh dũng bám đất, bám làng chiến đấu với quân địch, lập nhiều chiến công, đồng thời làm tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn. 965 người con ưu tú của quê hương Sóc Sơn anh dũng hy sinh. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Bắc đi vào lịch sử với những vần thơ bất tử ca ngợi tinh thần chiến đấu gan dạ, sự hy sinh anh dũng của người nữ du kích trong Bài thơ Núi Đôi của nhà thơ Vũ Cao.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện lời hiệu triệu ”Không có gì quí hơn độc lập tự do”, ”Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, hàng vạn thanh niên Sóc Sơn nhập ngũ, chiến đấu trên các chiến trường. Ngay trên mảnh đất quê hương Sóc Sơn anh hùng, mỗi người dân trở thành một chiến sỹ trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần đánh bại không quân Mỹ, đỉnh cao là trận 12 ngày đêm lịch sử tháng 12/1972, hạ uy thế không lực Hoa Kỳ, buộc chúng phải ký Hiệp định Paris ngừng đánh phá miền Bắc, rút quân khỏi miền Nam. Tính riêng trên địa bàn, quân và dân huyện phối kết hợp chiến đấu 702 trận, độc lập chiến đấu 344 trận, hạ 11 máy bay các loại (3 pháo đài bay B52). Hàng nghìn dân quân, du kích của huyện luôn sẵn sàng ngày đêm sữa chữa đường băng sân bay Nội Bài, đảm bảo không quân ta kịp thời cất cánh đánh địch. Sóc Sơn cũng là nơi quân dân ta bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội. Xuân Đinh Mùi (năm 1967), Bác Hồ kính yêu đến Sóc Sơn (tại Sở chỉ huy Sư đoàn không quân Sao đỏ lúc này sơ tán tại Hương Gia, Phú Cường) động viên chiến sỹ, nhân dân quyết tâm chiến đấu với giặc Mỹ đến cùng.
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, huyện Sóc Sơn có 3.025 người con anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường, hàng nghìn người để lại một phần xương máu trở thành các thương bệnh binh, 237 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Huyện Kim Anh, huyện Sóc Sơn, 18 xã, 02 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quí Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Với truyền thống lịch sử - văn hoá lâu đời, Sóc Sơn là vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá và một kho tàng văn hoá phi vật thể phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho một diện mạo văn hoá truyền thống và đậm đà bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Sóc Sơn có khoảng trên 400 di tích lịch sử - văn hoá và cách mạng kháng chiến được công nhận, trong đó, 49 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Trên địa bàn huyện hiện có gần 100 lễ hội truyền thống được bảo tồn và tổ chức thường xuyên.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
3082
-
2 2580
-
2089