Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ văn 7
Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 1: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn
Đáp án: B
Câu 2: Văn bản có xuất xứ như thế nào?
A. Trích trong tập “Đường cách mệnh”
B. Trong cuốn “Người cùng khổ”
C. Trong tập “Việt Bắc”
D. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ 2, tháng 2 năm 1951.
Đáp án: D
Câu 3: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ?
A. Câu mở đầu tác phẩm
B. Câu mở đầu đoạn hai
C. Câu mở đầu đoạn ba
D. Phần kết luận.
Đáp án: A
Câu 4: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong trời kì nào ?
A. Trong quá khứ
B. Trong hiện tại
C. Trong quá khứ và hiện tại
D. Trong tương lai
Đáp án: C
Câu 5: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ?
A. Thời kì kháng chiến chống Pháp
B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Đáp án: A
Câu 6: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?
A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
D. Cả A và B
Đáp án: D
Câu 7: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ?
A. Trong quá khứ
B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại
C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc
D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.
Đáp án: B
Câu 8: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ?
A. Tiềm tàng, kín đáo
B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.
Đáp án: C
Câu 9: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?
A. Sử dụng biện pháp so sánh
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
C. Sử dụng biện pháp nhân hoá
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”
Đáp án: D
Câu 10: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài .
A | B |
a. Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng | (1) thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau. |
b. Các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm được chọn lọc | (2) thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương. |
Câu 11: Tác giả văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào?
A. Phạm Văn Đồng
B. Hồ Chí Minh
C. Tố Hữu
D. Đặng Thai Mai
Đáp án: B
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Rút gọn câu có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Đặc điểm của văn bản nghị luận có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Cổng trường mở ra có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Mẹ tôi có đáp án năm 2021 - 2022