Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 3 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 3 Sông ngòi và cảnh quan châu Á có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8.
Bài 3 Sông ngòi và cảnh quan châu Á
Câu 1: Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.
B. Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.
C. Chủ yếu là các con sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn.
D. Các con sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về thủy điện và giao thông.
Lời giải:
Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn (sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na, Ấn – Hằng…)
=> Nhận xét chủ yếu là các sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Phát biểu nào không đúng về thuận lợi mà tài nguyên khoáng sản đem lại cho Châu Á?
A. Giàu khoáng sản thuận lợi phát triển cơ cấu cao nguyên đa dạng.
B. Thuận lợi cho khai thác khoáng sản để xuất khẩu thu ngoại tệ.
C. Gây ra bất ổn chính trị ở một số quốc gia do tranh chấp.
D. Tạo cơ hội cho một số nước đang phát triển bứt phá.
Lời giải:
Nhờ vào nguồn tài nguyên khoáng sản thuận lợi mà các nước ở Châu Á có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội như phát triển công nghiệp, xuất khẩu khoáng sản
=> Loại A,B,D
Tuy nhiên ở khu vực Trung Đông đang diễn ra căng thẳng do tranh chấp dầu mỏ do đó đây là khó khăn mà khoáng sản đem lại chứ không phải thuận lợi => C đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Nguyên nhân khiến vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ là do
A. mưa lớn tập trung vào mùa hạ.
B. nước từ thượng nguồn đổ dồn về hạ lưu.
C. băng tuyết trên đỉnh Phan – xi – păng tan chảy xuống.
D. đập thủy điện Hòa Bình xả nước gây lũ.
Lời giải:
Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào thời kì cuối hạ ở hạ lưu sông Hồng tại Việt Nam là do khu vực này nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong năm có phân hóa rõ rệt thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm hơn 70% lượng mưa cả năm) cũng là thời kì mùa hạ ở Bắc bán cầu, trong đó đỉnh mưa thường rơi vào giữa mùa hạ. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông ở khu vực này nên lũ lớn nhất thường sẽ chậm hơn đỉnh mưa khoảng 1 tháng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Lũ ở sông ngòi khu vực Đông Nam Á diễn ra vào mùa nào?
A. Đầu mùa xuân.
B. Cuối hạ đầu thu.
C. Mùa thu - đông.
D. Giữa mùa đông.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam Á có chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Khu vực này hàng năm nhận được lượng mưa lớn do đó có lưu lượng dòng chảy lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Lời giải:
Các sông lớn ở Đông Á xuất phát từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào Thái Bình Dương.
Ví dụ: sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do
A. hàng năm nhận được lượng mưa lớn.
B. có các hệ thống nước ngầm cung cấp nước.
C. băng và tuyết trên núi tan cung cấp nước.
D. có các hệ thống hồ, đầm lớn.
Lời giải:
Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do được cung cấp nước bởi băng tuyết trên núi tan ra.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?
A. Rừng lá rộng.
B. Xavan và cây bụi.
C. Thảo nguyên.
D. Rừng lá kim.
Lời giải:
Vùng Xi-bia là nơi phân bố chủ yếu của cảnh quan rừng lá kim, phân bố ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần Đông Xi-bia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là
A. Tây Nam Á và Trung Á.
B. Bắc Á.
C. Đông Nam Á.
D. Nam Á và Đông Á.
Lời giải:
Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là Tây Nam Á và Trung Á (khu vực có khí hậu khô hạn).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là
A. cháy rừng.
B. con người khai phá.
C. xói mòn, sạt lở đất.
D. chiến tranh tàn phá.
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là do con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Tác hại mà con người gây ra đối với tài nguyên rừng ở Châu Á là
A. diện tích đất nông nghiệp tăng lên.
B. xuất hiện thêm một số loài sinh vật mới.
C. ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
D. diện tích rừng bị thu hẹp, suy giảm hệ sinh thái.
Lời giải:
Các hoạt sản xuất và phục vụ đời sống của con người đang ngày càng làm thu hẹp diện tích các cảnh quan thiên nhiên và làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Sông ở Nam Á có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ
A. Nước ngầm
B. Nước mưa
C. Băng tuyết tan.
D. Nước từ ao, hồ.
Lời giải:
Khu vực Nam Á có mưa nhiều nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở Nam Á là từ nước mưa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Đặc điểm sông ngòi ở khu vực Nam Á là
A. Sông ngòi nhiều nước do nước mưa cung cấp.
B. Sông ngòi nhiều nước do băng tuyết tan trên núi cung cấp.
C. Sông ngòi ít nước, bị mất dòng khi đi vào vùng hoang mạc.
D. Chế độ nước sông không có sự phân hóa mưa – khô.
Lời giải:
Sông ngòi ở khu vực Nam Á có nhiều nước do có đây là khu vực mưa nhiều nên nước mưa là nguồn cung cấp chính, chế độ nước sông có sự phân hóa theo mùa. Còn khu vực Tây Nam Á và Trung Á, sông ngòi ít nước, một số sông lớn nhiều nước là do có nguồn cung cấp từ băng tuyết trên núi tan.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Rừng lá kim là cảnh quan tự nhiên đặc trưng của vùng nào sau đây?
A. Xi – bia.
B. Đông Nam Á.
C. Đông Á.
D. Nam Á.
Lời giải:
Rừng lá kim (rừng taiga) có diện tích rộng lớn nhất, phân bố chủ yếu ở Xi – bia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Đặc điểm hướng chảy của sông ngòi ở Bắc Á là
A. hướng tây nam - đông bắc.
B. hướng tây - đông.
C. hướng tây bắc - đông nam.
D. hướng nam - bắc.
Lời giải:
Các sông ở Bắc Á hầu hết bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở nội địa chảy theo hướng từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực
A. Bắc Á.
B. Tây Nam Á.
C. Đông Nam Á.
D. Trung Á.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam Á có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm sông ngòi khu vực Bắc Á?
A. Chảy theo hướng Nam – Bắc.
B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do nước mưa.
C. Thường xảy ra lũ vào mùa xuân do băng tan.
D. Đổ ra Bắc Băng Dương.
Lời giải:
Đặc điểm sông ngòi Bắc Á là: hướng chảy từ Nam lên Bắc và đổ ra Bắc Băng Dương, nằm trong khu vực lạnh giá nên về mùa đông sông bị đóng băng kéo dài, mùa xuân băng tan gây ra lũ băng lớn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông là băng tuyết tan.
=> Nhận xét A, C, D đúng. Nhận xét B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do nước mưa là không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Các sông lớn ở Đông Á được bắt nguồn từ đâu?
A. Các vùng thung lũng.
B. Các sơn nguyên, cao nguyên ở phía Tây.
C. Các hoang mạc, sa mạc vùng trung tâm
D. Vùng đồng bằng thấp nhỏ hẹp phía Đông.
Lời giải:
Các sông lớn ở Đông Á bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía Tây.
Ví dụ: sông Hoàng Hà, Trường Giang.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây khiến Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn?
A. Mưa nhiều, mức độ chia cắt địa hình lớn.
B. Địa hình cao, nhiều dốc, gập ghềnh.
C. Tiếp giáp với nhiều vùng biển lớn.
D. Hệ thống nước ngầm dồi dào, phong phú.
Lời giải:
Nhìn chung Châu Á là châu lục nhận được lượng mưa khá lớn đồng thời có địa hình cắt xẻ mạnh do đó có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na, Ấn – Hằng…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là
A. phát triển thủy điện.
B. cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.
C. phát triển giao thông đường thủy.
D. bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Lời giải:
Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là cung cấp phù sa bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở vùng hạ lưu sông.
Ví dụ: Đồng bằng Hoa Bắc hình thành do phù sa sông Hoàng Hà bồi đắp, đồng bằng Ấn – Hằng hình thành do phù sa hệ thống sông Ấn – Hằng..
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn?
A. Có nhiều hệ thống sông lớn bồi đắp nên các đồng bằng lớn.
B. Do lịch sử phát triển lâu dài nên bị ngoại lực hạ thấp địa hình.
C. Quá trình vận động kiến tạo làm nâng cao vùng thềm lục địa.
D. Do được các vật liệu biển bồi đắp.
Lời giải:
Các đồng bằng rộng lớn ở châu Á như: Đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Ấn – Hằng,... đều là các đồng bằng châu thổ được hình thành từ các hệ thống sông lớn.
=> Nguyên nhân quan trọng nhất hình thành nên các đồng bằng châu Á là do sự bồi đắp phù sa của các hệ thống sông lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Sông ngòi ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có chế độ nước theo mùa, nguyên nhân chủ yếu là do
A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh chảy theo mùa.
C. địa hình có sự phân hóa đa dạng.
D. vào mùa đông nước sông bị đóng băng.
Lời giải:
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với hoạt động của gió mùa mùa hạ đem lại lượng mưa lớn, nguồn cung cấp nước cho các sông ở đây là nước mưa. Do vậy lượng mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước sông cũng theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do
A. chế độ mưa phân hóa theo mùa.
B. nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn.
C. địa hình ít bị chia cắt.
D. chủ yếu là sông ngắn và dốc.
Lời giải:
Khu vực Tây Nam Á và Nam Á nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn, do đó lượng nước mưa hàng năm ở khu vực này rất thấp chỉ khoảng dưới 300m do đó nguồn cung cấp nước từ nước mưa không đáng kể, cảnh quan hoang mạc chiếm diện tích lớn nên nhiều sông khi chảy vào vùng này thì bị “chết”, tất cả những điều đó đã làm cho sông ngòi ở Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Đâu không phải là khó khăn về mặt tự nhiên cản trở sự phát triển của châu Á?
A. Địa hình núi cao hiểm trở
B. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán.
C. Nhiều hoang mạc khí hậu khô cằn
D. Nhiều thiên tai: bão, lụt, động đất, núi lửa
Lời giải:
Tự nhiên châu Á có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- đời sống như: địa hình núi cao hiểm trở khó khăn cho đi lại và giao lưu trao đổi, nhiều hoang mạc lớn khô cằn (vùng Tây Nam Á, Trung Á, nội địa), các thiên tai bão lũ, động đất, núi lửa, sóng thần…
=> Loại đáp án A, B, C
- Châu Á có tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn (dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng…) thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp.
=> Nhận xét: khoáng sản có trữ lượng nhỏ và phân bố phân tán là không chính xác, đây không phải là khó khăn của tự nhiên châu Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khu vực Tây Nam Á nằm gần biển nhưng lại phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là
A. do có các dãy núi chắn gió từ biển thổi vào.
B. do chịu sự thống trị của khu áp cao cận nhiệt.
C. do địa hình song song với hướng gió.
D. do sông ngòi kém phát triển.
Lời giải:
Vùng Tây Nam Á nằm ở rìa của áp cao cận nhiệt nên bị thống trị bởi gió tây bắc (thực chất là gió Tín phong) gây nên thời tiết khô nóng, ít mưa do vậy mới hình thành nên một vùng hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn ở Tây Nam Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn do
A. mưa lớn tập trung vào mùa xuân.
B. phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.
C. dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.
D. địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.
Lời giải:
Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào mùa xuân ở vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi do: Sông Ô-bi có hướng chảy từ Nam lên Bắc, vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên dòng sông bị đóng băng, mùa xuân nhiệt độ tăng cao hơn -> băng bắt đầu tan ra.
+ Phần thượng lưu ở phía nam (vĩ độ thấp) có mùa xuân đến sớm hơn nên băng tan trước, nước chảy dồn xuống vùng trung và hạ lưu ở phía bắc.
+ Phía bắc (vùng trung và hạ lưu) ở vĩ độ cao, nhiệt độ chưa tăng cao nên nước vẫn đóng băng, nước từ thượng nguồn dồn về không thoát được ra biển, tràn xa xung gây nên lũ lớn gọi là hiện tượng lũ băng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng do
A. Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.
B. Địa hình núi cao trên 4000m.
C. Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn.
D. Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa.
Lời giải:
Sơn nguyên Tây Tạng là khu vực núi cao và độ sộ nhất ở châu Á với độ cao trung bình trên 4000m, có nhiều nơi độ cao trên 5000m. Do vậy, trên các đỉnh núi nhiệt độ hạ thấp, băng tuyết bao phủ, quá trình hình thành đất rất hạn chế, sinh vật nghèo nàn và khó phát triển, chỉ xuất hiện một số loài đặc trưng của vùng núi cao.
Đáp án cần chọn là: B