Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 2 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 2 Khí hậu châu Á có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8.

971
  Tải tài liệu

Bài 2 Khí hậu châu Á

Câu 1: Nguyên nhân chính hình thành các đới khí hậu ở châu Á là
A. do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.

B. do bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về cực.

C. do bức chắn địa hình của các dãy núi.

D. do hoạt động của các hoàn lưu khí quyển.

Lời giải:

Bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về cực, sự chênh lệch về nhiệt độ kéo theo sự khác nhau về các đặc điểm khí hậu khác:

+ Ở khu vực xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, lượng bốc hơi lớn cùng với lượng ẩm trong không khí cao nên khí hậu nóng ẩm và không có sự phân hóa theo mùa => hình thành đới khí hậu xích đạo.

+ Từ xích đạo đến chí tuyến Bắc nhận được lượng nhiệt lớn nhưng do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nên có sự phân mùa, hình thành nên đới nhiệt đới.

+ Từ chí tuyến Bắc lên vĩ tuyến 60ᵒB, bức xạ mắt trời giảm dần, khí hậu lạnh hơn, nhiệt độ trung bình năm thấp, hình thành đới ôn đới.

+ Từ vòng cực về cực bức xạ mặt trời rất nhỏ, nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa nhỏ, hình thành đới khí hậu cực và cận cực.

Đáp án cần chọn là: B

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là
A. Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, xích đạo, nhiệt đới.

B. Đới khí hậu cực và cận cực, cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

C. Đới khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cực và cận cực.

D. Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Lời giải:

Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Vùng nội địa và Tây Nam Á phổ biến cảnh quan nào?
A. Cảnh quan rừng lá kim.

B. Cảnh quan thảo nguyên.

C. Cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh.

D. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

Lời giải:

Khu vực nội địa và Tây Nam Á có khí hậu khô lạnh vào mùa đông và mùa hạ khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mưa ít => do vậy phổ biến cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu hải dương.

B. Khí hậu gió mùa.

C. Khí hậu lục địa.

D. Khí hậu núi cao.

Lời giải:

Các vùng nội địa và Tây Nam Á phổ biến kiểu khí hậu lục địa. Trong đó các vùng nội địa kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa hoặc ôn đới lục địa, khu vực Tây Nam Á là kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á?

A. Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á

B. Đông Bắc Á, Tây Nam Á, Nam Á

C. Đông Nam Á, Bắc Á, Đông Á

D. Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á

Lời giải:

Khí hậu gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây gây ra đặc trưng của gió mùa mùa đông là không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể?
A. Do gió từ biển thổi vào.

B. Do lượng bốc hơi cao.

C. Do gió từ nội địa thổi ra.

D. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình.

Lời giải:

Vào mùa đông có gió từ nội địa thổi ra làm cho không khí khô, lạnh và mưa ít.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở
A. vùng nội địa và Tây Nam Á.

B. khu vực Đông Á.

C. khu vực Đông Nam Á.

D. khu vực Nam Á.

Lời giải:

Khu vực nội địa và Tây Nam Á có khí hậu khô lạnh vào mùa đông và mùa hạ khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mưa ít => do vậy phổ biến cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đặc trưng của gió mùa mùa hạ là
A. nóng ẩm, mưa nhiều.

B. nóng, khô hạn.

C. lạnh khô, ít mưa.

D. lạnh ẩm, mưa nhiều.

Lời giải:

Mùa hạ gió thổi từ đại dương lục địa, mang lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều => Đây là đặc trưng của gió mùa mùa hạ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Á

B. Đông Nam Á

C. Tây Nam Á   

D. Nam Á

Lời giải:

Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Xếp theo thứ tự các kiểu khí hậu cận nhiệt ở Châu Á từ Đông sang Tây là
A. cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa.

B. cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt gió mùa.

C. cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải.

D. cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa.

Lời giải:

Xếp theo thứ tự các khí hậu cận nhiệt ở Châu Á từ đông sang tây là cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là
A. gió mùa và lục địa.

B. hải dương và lục địa.

C. núi cao và lục địa.

D. gió mùa và hải dương.

Lời giải:

Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Đới khí hậu nhiệt đới phân bố ở những khu vực nào của Châu Á?
A. Khu vực Bắc Á, Đông Bắc Á, Đông Á.

B. Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á.

C. Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á.

D. Khu vực Tây Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Á.

Lời giải:

Đới khí hậu nhiệt đới phân bố ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Khí hậu lục địa.

B. Khí hậu gió mùa.

C. Khí hậu hải dương.

D. Khí hậu nhiệt đới khô.

Lời giải:

Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu gió mùa. Trong đó, khu vực Nam Á và Đông Nam Á là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực Đông Á là kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Lãnh thổ châu Á rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc, địa hình đa dạng về xích đạo nên
A. khí hậu có sự phân hóa đa dạng.

B. chịu nhiều thiên tai.

C. tài nguyên khoáng sản đa dạng.

D. tài nguyên sinh vật phong phú.

Lời giải:

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo

=> do vậy hình thành  nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Ngoài ra địa hình châu Á đa dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng => do vậy đã tạo ra sự phân hóa các kiểu khí hậu từ đông sang tây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Đâu không phải là nguyên nhân khiến một số đới khí hậu châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau?
A. Lãnh thổ rộng lớn.

B. Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.

C. Địa hình núi cao.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Lời giải:

Một số đới, khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau, nguyên nhân là do:

- Lãnh thổ rộng lớn, vị trí nằm sâu trong lục địa, kết hợp với các dãy núi và sơn nguyên cao nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.

Ví dụ: Vùng trung tâm châu Á có vị trí nằm sâu trong nội địa, cách xa đại dương, mặt khác do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Himaylaya  cao đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của gió từ biển vào nên khí hậu khô hạn, hình thành nhiều sa mạc.

- Mặt khác, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Ví dụ: trên sơn nguyên Tây Tạng với độ cao trung bình  trên 4500m -> hình thành kiểu núi cao.

=> Loại các đáp án A, B, C                                         

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa các kiểu khí hậu ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Khí hậu châu Á được chia thành  nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do
A. địa hình da dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng.

B. lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. hoạt động của hoàn lưu gió mùa.

D. hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh.

Lời giải:

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo

-> do vậy hình thành  nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Khí hậu châu Á không có đặc điểm nào?
A. Phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau.

B. Không có đới khí hậu cận nhiệt.

C. Mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau.

D. Phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.

Lời giải:

Khí hậu Châu Á có đặc điểm:

- Phân hóa thành nhiều đới khí hậu: gồm 5 đới khí hậu (cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới và xích đạo).

- Trong mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau.

- Phổ biến kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

=> Loại đáp án A, C, D

- Nhận xét không có đới khí hậu cận nhiệt là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Khí hậu của châu Á mang đặc điểm nào sau đây?
A. Không có đới khí hậu cực và cận cực.

B. Không có đới khí hậu cận nhiệt.

C. Phân hóa theo chiều đông – tây.

D. Không phân hóa theo chiều bắc - nam.

Lời giải:

Các đới khí hậu của châu Á có các đặc điểm:

+ Phân hóa theo chiều bắc – nam: Phân chia thành 5 đới khí hậu là đới khí hậu xích đạo, đới gió mùa, đới cận nhiệt, đới ôn đới, đới cực và cận cực. => A,B,D sai

+ Phân hóa theo chiều đông – tây: do cảnh hưởng của biển và đại dương cùng với bức chắn địa hình đã tạo ra sự phân hóa theo chiều đông – tây (chiều kinh tuyến) thành các kiểu khí hậu lục địa và hải dương.

=> Loại đáp án A, B, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Đâu không phải là nguyên nhân tạo sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông – Tây ở châu Á?
A. Do bức chắn là các dãy núi.

B. Do hoàn lưu khí quyển.

C. Do sự phân hóa khí hậu theo mùa.

D. Do sự ảnh hướng cảu biển và đại dương.

Lời giải:

Trong một đới khí hậu có sự phân hóa thành các kiểu khác nhau theo chiều kinh tuyến, nguyên nhân là do:

+ Bức chắn địa hình: Hướng của các dãy núi ở châu Á chạy chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam, hướng bắc – nam hoặc gần bắc nam, vì vậy đã ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa lảm cho càng vào sâu trong nội địa tính chất lục địa càng gia tăng. Điều này đã tạo ra sự phân hóa khác biệt giữa hai bên phí đông và phía tây của châu lục.

+ Hoàn lưu khí quyển: do ảnh hưởng từ dại dương mà các khối khí di chuyển qua nó được cung cấp thêm một lượng ẩm lớn làm gia tăng tính chất hải hương cho khu vực phía đông của lục địa. Ngược lại, càng di chuyển vào sâu trong lục địa các khối khí bị biến tính, trở nên khô và nóng hơn, gia tăng tính chất lục địa cho các khối khí.

=> Loại các đáp án A, B, D

+ Khí hậu châu Á nói chung chỉ có sự phân hóa ở một số khu vực có khí hậu gió mùa như Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á. Ngoài ra, các khu vực khác ít có sự phân hóa theo mùa => Sự phân hóa này không ảnh hưởng đến sự phân hóa theo chiều kinh tuyến của khí hậu châu Á mà chỉ ảnh hưởng đến sự phân mùa vào các thời điểm trong năm.  

=> C đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì
A. ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.

B. nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.

C. nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.

D. do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.

Lời giải:

Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn,  mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mang tính hải dương điều hòa hơn, khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nước ta không có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc như các nước thuộc Tây Nam Á là
A. do ảnh hưởng sâu sắc của biển.

B. do mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. do ảnh hưởng của yếu tố địa hình.

D. do ảnh hưởng của các dòng biển ven bờ.

Lời giải:

Nước ta tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. Đây là vùng biển nhiệt đới có tính chất nóng, ẩm có tính chất điều hòa khí hậu, cung cấp lượng ẩm cho các khối khí nhiệt đới khi di chuyển qua nó. Vì vậy nên khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với các nước thuộc khu vực Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là
A. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa.

B. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

C. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu.

D. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.

- Mùa đông: ở lục địa không khí lạnh và khô (hình thành áp cao), còn trên đại dương không khí ấm và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp thấp). Gió từ áp cao lục địa thổi đến áp thấp trên biển và đại dương đem đến khí hậu lạnh và khô cho các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.

+ Vào mùa hạ: ở lục địa không khí nóng và khô hơn (hình thành áp thấp) còn trên đại dương không khí mát và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp cao). Gió thổi từ biển và đại dương vào trong lục địa đem lại khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Cho biểu đồ:

Hỏi đáp VietJack
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Y – an –gun (Mi-an-ma)Hãy cho biết địa điểm trên nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. cận nhiệt lục gió mùa.

B. ôn đới lục địa.

C. nhiệt đới gió mùa.

D. ôn đới hải dương.

Lời giải:

Phân tích trạm khí hậu Y-an-gun:

- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C, biên độ  nhiệt năm khá nhỏ (70C).

- Lượng mưa lớn (2750 mm),  phân mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 -10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

=> Địa điểm này có đặc điểm nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa lớn và mưa theo mùa. Đây là đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: C

Bài viết liên quan

971
  Tải tài liệu