Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 24 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 7.

546
  Tải tài liệu

Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Câu 1: Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến?
A. Đời sống nông dân khổ cực do sự bóc lột của chính quyền phong kiến

B. Do tác động của các cuộc chiến tranh phong kiến

C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa

D. Do ảnh hưởng của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong

Lời giải:

Đến thế kỉ XVIII, tình hình Đàng Ngoài chuyển biến xấu trên tất cả các lĩnh vực. Vua quan không quan tâm mà chỉ biết đục khoét nhân dân. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Mất mùa liên miên. Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi.

=> Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình phong kiến phát triển gay gắt => nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Đáp án cần chọn là: A

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?
A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển

B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc

C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay

D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài

Lời giải:

Mặc dù đều bị thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
A. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài

B. Đều bị đàn áp

C. Thiếu sự liên kết với nhau

D. Đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh

Lời giải:

Nhận xét về phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Mục đích: lật đổ nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh

- Lực lượng tham gia: nông dân

- Quy mô, mức độ: nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài từ vùng miền núi phía Bắc đến vùng Thanh- Nghệ

- Kết quả: Đều bị đàn áp nhưng làm lung lay nền thống trị của họ Trịnh

- Hạn chế: giữa các phong trào thiếu sự liên kết để tạo thành một phong trào thống nhất trên quy mô lớn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?
A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.

B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh.

C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”.

Lời giải:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng:

- Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền phong kiến suy sụp

B. Vua Lê giành lại được thực quyền

C. Chính quyền phong kiến được củng cố

D. Chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước

Lời giải:

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?
A. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, lấn át kinh tế tiểu nông

B. Nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa

C. Kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực

D. Nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh

Lời giải:

Sau một giai đoạn được phục hồi, đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế Đàng Ngoài sụp sụp trên tất cả các lĩnh vực. Biểu hiện:

- Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Mất mùa liên miên.

- Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

C. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Lời giải:

Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Lời giải:

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Lời giải:

Khởi nghĩa của Lê Duy Mật hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An, kéo dài hơn 30 năm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: “Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lười…” 
Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
A. Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại

B. Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn

C. Nạn trưng thu của tư thành của công

D. Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa

Lời giải:

Đoạn trích trên phản ánh đời sống khốn cùng của người dân Đàng Ngoài vì chế độ thuế khóa nặng nề. Để có tiền cho những hoạt động tiêu dùng xa xỉ, nhà Lê - Trịnh không chừa một khoảnh đất, một nghề nào có thể đánh thuế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?
A. Do sự suy yếu của chính quyền trung ương

B. Do người nông dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công

C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa

D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong

Lời giải:

Trên danh nghĩa, ruộng đất trên cả nước thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua sẽ lấy nó ban cấp cho quan lại, nông dân. Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII, chính quyền trung ương suy yếu, không còn khả năng kiểm soát tình hình, quan lại địa chủ nhân cơ hội đó lấn chiếm ruộng đất của nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

Bài viết liên quan

546
  Tải tài liệu