[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 có ma trận chi tiết (15 đề)
Tài liệu 15 Đề thi giữa học kì 1 Văn lớp 10 năm học 2021 - 2022 được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Văn 10 của các trường THPT trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi Văn lớp 10 giữa học kì 1 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Văn 10. Chúc các em học tốt!
[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 có ma trận chi tiết (15 đề)
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
I. Đọc hiểu Văn bản (ngữ liệu ngoài sgk, khoảng 50 – 300 chữ.) |
- Nhận biết những thông tin chính của đoạn trích (phương thức biểu đạt, thể loại, tóm tắt nội dung văn bản…). - Chỉ ra được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. |
- Hiểu ý nghĩa của từ ngữ, sự việc, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ |
Viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm về một vấn đề tư tưởng, hiện tượng đời sống. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 1 10% |
1 1,0 10% |
1 1,0 10% |
|
3 3 30% |
II. Làm văn Viết bài văn tự sự |
- Xác định đúng dạng đề và đề tài của bài viết. (viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm; bài văn tự sự có một số yếu tố hư cấu) |
- Xác định được nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí - Bố cục sáng rõ, logic. |
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. - Vận dụng tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các yếu tố hư cấu hợp lí. |
- Vận dụng nhuần nhuyễn KT-KN để viết bài văn sinh động. - Sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, chi tiết, cách kể chuyện. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 10% |
2 20% |
2 20% |
1 10% |
1 7 70% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
3,0 20% |
3,0 30% |
3,0 30% |
1 10% |
4 10,0 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 1)
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
(1) Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
…
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung
Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.
(Trích Bài thơ Quê hương – Nguyễn Bính)
Câu 1: Tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần dân tộc thể hiện trong khổ (3)? (1,0 điểm)
Câu 2: Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn trích. (Viết ngắn gọn từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)
Câu 3. Kể tên ba truyện cổ tích trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi ra từ khổ (2)? (0,5 điểm)
Câu 4: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Hãy hóa thân vào nhân vật con cá Bống kể lại số phận của chính mình trong truyện cổ tích Tấm Cám.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 2)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giận mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
….……………………..
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhở
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Cho biết ý chính của đoạn trích?
Câu 2: Dựa vào nội dung đoạn thơ trên anh (chị) hãy thay lời nhân vật trữ tình viết đoạn văn từ 6 - 9 dòng về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương?
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ? Vì sao?
Câu 4: Nêu biện pháp tu từ chủ yếu?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh (chị) hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 3)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả và Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng".
(Trích Tấm Cám, Trang 65, SGK Ngữ văn 10, Tập 1, NXBGD)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định biện pháp nghệ thuật đối lập trong đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 3: Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Thể loại gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của bản thân về tình cảm gia định, tình bạn hoặc tình thầy trò.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 4)
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.”
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1: Theo em, nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (1,0 điểm)
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về bài học rút ra từ câu chuyện trên? (1,5 điểm)
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 4: Hành động và lời nói của nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 5)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
LÁ XANH
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại, theo http://www.thivien.net)
Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: Ta chỉ là chiếc lá/Việc của mình là xanh (0,75 điểm)
Câu 2: Đọc văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 4: Các cụm từ vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành gợi đến những công việc như thế nào? (0,75 điểm)
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương….”
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 6)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
(Ca dao)
Câu 1: Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng?
Câu 2: Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng)?
Câu 3: Khái quát nội dung của bài ca dao?
Câu 4: Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Em hãy tưởng tượng mình là Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 7)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ hỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)
Câu 1(1,25 điểm): Xác định nội dung của bài thơ
Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ thức tỉnh ở người đọc điều gì?
Câu 3 (0,75 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Những mùa quả lặn rồi lại mọc” và nêu tác dụng.
Câu 4 (0,5 điểm): Chỉ ra 02 từ ngữ trong bài thơ thể hiện tấm lòng của “mẹ” đối với “con”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(5,0 điểm)
Phân tích quá trình biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.
Câu 2 (2,0 điểm)
Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 8)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)
Câu 1. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?
Câu 2. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 4. Xác định nội dung chính của văn bản.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm )
Hãy tưởng tưởng kể lại câu chuyện trong giấc mơ lại người thân trong xa cách.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 9)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: “Không vào hang hùm, sao bắt được cọp !”
Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. …
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1. Anh/chị hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa...”?
Câu 2. Theo anh (chị), học trò ngày nay ngoài việc phải biết xông pha, mạo hiểm cần có thêm yếu tố cần thiết nào nhất để "vùng vẫy trong trường cạnh tranh"? Tại sao?
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung đoạn trích trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc”. Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây để làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 10)
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
“Đời truyền nơi đó là đất Dạ Sơn, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu. Quân Đà kéo tới đấy không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Mị Châu đã chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóngdáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm, nhân kiêng tên Mị Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.”
(Ngữ Văn 10 tập 1, Trang 42, NXBGD)
Câu 1. Bài học rút ra từ kết cục của tác phẩm? (0,5 điểm)
Câu 2. Ý nghĩa của hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” ? (0,5 điểm)
Câu 3. Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? (0,25 điểm)
Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt? (0,25 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1(4 điểm): Trong truyện cổ tích Tấm Cám, tác giả dân gian đã kể lại những chặng đường đời của Tấm (trước khi vào cung, sau khi vào cung) đều bị mẹ con nhà Cám nhiều lần hãm hại, nhưng lần nào cũng vậy, Tấm đều vượt qua.
1. Bằng lời văn của mình em hãy kể lại quá trình Tấm đấu tranh để giành sự sống và hạnh phúc.
2. Từ đó em có suy nghĩ gì về triết lý sống “ở hiền gặp lành”?
Câu 2 (3 điểm): “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ” (Bernard Shaw). Suy nghĩ của em về câu nói trên.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 11)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thường nhớ mãi Trường Sa
Đất tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.
Câu 2: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.
Câu 3: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. (5,0 điểm)
Câu 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào". (2,0 điểm)
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 12)
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì là sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngau được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhệ giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết […]
Tính mẹ cứ hay là nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế!
(Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)
Câu 1: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn văn bản?
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 4: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 13)
PHẦN I - ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Lệ
nước mắt của ong là mật
nước mắt của hoa là hương
nước mắt của chim là những
tiếng ca thoáng tưởng du dương
nước mắt của sông là những
gợn sóng dường như bình yên
nước mắt của mây là những
giọt mưa ngỡ vợi ưu phiền
nước mắt thiên nhiên là những
dịu êm khiến ta mỉm cười
liệu nước mắt ta rớt xuống
có làm một đóa hoa tươi?
(Trích Hở, Nguyễn Thế Hoàng Linh, NXB Hội nhà văn, 2011)
1/ Tác giả đã đề cập đến “nước mắt” của những đối tượng nào? Hình ảnh “nước mắt” trong văn bản gợi em nghĩ đến điều gì” (1,0 điểm)
2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm)
3/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)
PHẦN II - LÀM VĂN (7,0 điểm)
1/ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện sâu sắc bi kịch nước mắt nhà của vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Chọn một trong hai nhân vật trên để trình bày suy nghĩ của bản thân em. (5,0 điểm)
2/ Trong những dòng cuối bài thơ lệ, tác giả nhắc nhở ta phải biết trân quý những nỗi đau, nghịch cảnh, vượt lên nó mà khẳng định giá trị sống và sống có ý nghĩa, tận hiến như một đóa hoa tươi thơm ngát giữa đời thường. Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 dòng) thể hiện cảm nhận của bản thân về lời nhắn nhủ trên. (2,0 điểm)
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 14)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nước non…
(trích Lời của Tấm – Ánh Tuyết)
Câu 1: Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích Tấm Cám là gì? (Viết không quá 5 câu để cụ thể hoá tư tưởng ấy)
Câu 2: Liệt kê nhân vật “người ngoan” và “người gian” trong truyện Tấm Cám
Câu 3: Những chi tiết nào nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm cám?
Câu 4: Trong truyện Tấm Cám, Tấm đã “hoá bao nhiêu kiếp”? Đó là những kiếp nào?
Câu 5: Sự hoá kiếp của Tấm, sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt cho thấy truyện Tấm Cám thuộc loại nào?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 15)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên
Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.
Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?
Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25)
Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của thành ngữ được gạch chân trong câu văn: Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời.
Câu 2: Anh/chị lựa chọn triết lí nào cho cuộc sống của bản thân: Sống là không chờ đợi hay là đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi? Vì sao?
Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (5,0 điểm)
Về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, có ý kiến cho rằng: “Nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc”
(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr 85)
Qua một số bài ca dao anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 2: (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: tình yêu “theo trào lưu”.
--------------HẾT-------------
Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Ngữ văn Lớp 10 Giữa học kì 1 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!
Bài viết liên quan
- Bộ đề thi Văn lớp 10 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 (10 đề)
- [Năm 2021] Đề thi Ngữ văn lớp 10 Giữa học kì 1 chọn lọc (20 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 Đề 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 Đề 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 Đề 3 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)