Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 9 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11
Bài 9 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Câu 1: Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?
A. Luận cương tháng Hai
B. Luận cương tháng Tư
C. Luận cương tháng Mười
D. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản
Đáp án:
Tháng 4-1917, Lê-nin trình bày trước Trung ương Đảng Bôn-sê-vích bản cáo “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện này” - Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc
C. Tham chiến có điều kiện
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi xuất hiện điều kiện thuận lợi.
Đáp án:
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Nga hoàng tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi… Quân đội liên tiếp thua trận đã khiến cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có điểm gì đặc biệt?
A. Là cuộc cách mạng vô sản
B. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
C. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Đáp án:
Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, mang lại cho họ quyền tự quyết có thể liên hiệp hoặc phân lập
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Thành quả lớn nhất của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Lật đổ được chế độ chuyên chế Nga hoàng
B. Lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản
C. Thiết lập được hai chính quyền song song
D. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga
Đáp án:
Thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là đã lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế. Nga trở thành một nước Cộng hòa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên ch
C. Cộng hòa tổng thống
D. Cộng hòa đại nghị
Đáp án:
Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?
A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.
B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.
C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.
Đáp án:
Đầu thế kỉ XX, nước Nga vẫn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế sau phong trào cách mạng 1905 - 1907.
* Về chính trị
- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.
- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng.
* Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
* Về xã hội:
- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
=> Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là
A. Hình thành 2 chính quyền song song của tư sản và của công nông.
B. Chính quyền liên hợp được thành lập.
C. Chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.
D. Giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.
Đáp án:
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi Tuy nhiên lại xuất hiện tình trạng phức tạp chưa từng có diễn ra tại nước Nga. đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lẫm thời Xô viết và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài được.
=> Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có diễn ra ở nước Nga vì tồn tại hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập cùng tồn tại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?
A. Chính quyền phong kiến và tư sản
B. Chính phủ tư sản và công nhân
C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính
D. Chính quyền công nhân và nông dân
Đáp án:
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi. Tuy nhiên một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Tháng 4 - 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là
A. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản
B. Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất
C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
D. Luận cương tháng tư.
Đáp án:
Tháng 4 – 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là Luận cương tháng Tư.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
Đáp án:
Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Quân đội liên tiếp thua trận . Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Tháng 11 - 1917 có sự kiện gì xảy ra ở Nga?
A. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.
B. Chính phủ tư sản tuyên bố rút khỏi cuộc CTTG I.
C. Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga.
D. Nga kí hòa ước Brét - Li-tốp với Đức.
Đáp án:
Ngày 25 - 10 (7-11) là ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
A. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva.
B. Lênin từ Phần Lan trở về nước.
C. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt.
D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
Đáp án:
Tiếp theo thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?
A. Đảng Bôn-sê-vích
B. Đảng Men-sê-vích
C. Đảng cộng sản Nga
D. Đảng công nhân xã hội Nga
Đáp án:
Lực lượng chính trị lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917 là đảng Bôn-sê-vích.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố
B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạn
C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat
D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị
Đáp án:
Tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) một cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga. Sự kiện mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat ngày 23 - 2 (lịch Nga).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?
A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi
D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm ngày 24-10-1917. Các đơn vị cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô. Đêm ngày 25-10, quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa đông. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kê-ren-xki). Ngày 25-10 (7-10) trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Tiếp theo, khởi nghĩa thắng lợi ở Mát-xcơ-va; đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Vì sao đến năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể chọc thủng?
A. Nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng phát triển gay gắt
C. Phong trào công nhân Nga phát triển mạnh
D. Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng
Đáp án:
Trước khi cách mạng bùng nổ, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt, từ năm 1914, nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại trên chiến trường đã khiến cho đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Chính phủ Nga hoàng không còn khả năng thống trị như cũ được nữa => Đến năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể chọc thủng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Đáp án:
Với thắng lợi của cách mạng tháng Hai năm 1917, chính quyền Nga hoàng bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hòa với hai chính quyền cùng tồn tại là Xô viết đại biểu công- nông- binh và chính phủ tư sản lâm thời
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga phát triển từ thấp đến cao thông qua những hình thức nào?
A. Bãi công - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang
B. Mít tinh, biểu tình - bãi công - tổng bãi công - khởi nghĩa vũ trang
C. Biểu tình - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang
D. Bãi công chính trị - khởi nghĩa từng phần - tổng khởi nghĩa
Đáp án:
Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga có sự phát triển từ thấp đến cao, từ biểu tình (cuộc biểu tình của nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát ngày 23-2) tiến lên tổng bãi công chính trị toàn thành phố (27-2) và phát triển thành khởi nghĩa vũ trang
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Đâu là yếu tố khiến tình trạng khủng hoảng ở Nga đầu thế kỉ XX càng thêm trầm trọng?
A. Chính sách thống trị của Nga hoàng
B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao
C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại
D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga
Đáp án:
Năm 1914, nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi…Quân đội liên tiếp thua trận đã khiến cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng. Phong trào phản đối chiến tranh dâng cao, trong khi chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực và không thẻ tiếp tục thống trị được nữa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
A. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.
B. Bỏ chạy ra nước ngoài.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.
D. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.
Đáp án:
Trước phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước. Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như trước nữa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga?
A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa
B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường tư bản chủ nghĩa
C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động
D. Cách mạng do đảng Bô-sê-vích và Lê-nin lãnh đạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Năm 1917, nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng không phải tác động bởi nhân tố nào sau đây?
A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
B. Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.
C. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.
D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
Đáp án:
Trước cách mạng, Nga là nơi tập trung cao độ của những mâu thuẫn xã hội, bao gồm:
1- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
2- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
3- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga với đế quốc Nga
4- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác
Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra mới chỉ lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, giải quyết được mâu thuẫn đầu tiến. Do đó đòi hỏi phải có một của cách mạng nữa để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ “hòa bình- ruộng đất- bánh mì” cho nhân dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Tính chất của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng dân chủ vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.
Đáp án:
Cách mạng tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: Làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
=> Cách mạng tháng Mười là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng nhất?
A. Giải phóng nhân dân lao động Nga, đưa họ trở thành người làm chủ vận mệnh, đất nước của mình.
B. Lật đổ nền thống trị của phong kiến và tư sản.
C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.
D. Đưa đến sự ra đời của nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
Đáp án:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tháng Mười là giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đưa họ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Lịch sử nước Nga đã sang trang: một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho người lao động - chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?
A. Phá vỡ trận tuyến tư bản chủ nghĩa, làm cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới
B. Tạo ra một hệ thống xã hội mới đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa
C. Tạo ra một chế độ xã hội mới đối lập với chế độ xã hội cũ
D. Mở đầu thời kì sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa
Đáp án:
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã phá vỡ trận tuyến tư bản chủ nghĩa, làm cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. Đấu tranh hòa bình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Đáp án:
Tháng 4-1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvích (sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi là Luận cương tháng tư), chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Đảng Bôsêvích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
=> Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là đấu tranh vũ trang.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Tại sao nói: “Cách mạng tháng Mười Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”
A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc.
B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân
Đáp án:
Trước cách mạng tháng Hai, có 100 dân tộc nằm dưới sự thống trị của đế quốc Nga, với cách mạng tháng Hai, đế quốc Nga bị lật đổ, chính phủ lâm thời được giai cấp tư sản thành lập, nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Đến cách mạng tháng Mười (1917) thắng lợi, đã lật đổ hoàn toàn chính phủ lâm thời, đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga. Chính quyền Xô viết đươc thành lập. Như vậy, cách mạng tháng Mười Nga không chỉ lật đổ chế độ Nga hoàng mà còn giải phóng các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. Chính vì thế, nó còn mang tính chất như một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là
A. Là cuộc cách mạng vô sản.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Là cuộc cách mạng tư sản.
Đáp án:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Đó là: cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.
Đáp án:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Đó là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Là cách mạng tư sản vì đánh đổ chế độ quân chủ Nga hoàng và thực hiện những cải cách dân chủ, nhưng nó mang những nét khác biệt với các cuộc cách mạng tư sản trước đó: Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản chứ không phải giai cấp tư sản. Động lực chính của cách mạng là công nhân và nông dân. Chính quyền thành lập sau cách mạng không phải là nền chuyên chính của của giai cấp tư sản, mà là nền chuyên chính của 2 giai cấp cách mạng, công nhân và nông dân. Hướng phát triển của cách mạng là tiến lên chủ nghĩa xã hội chứ không chỉ dừng lại ở chủ nghĩa tư bản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:Vì sao ở Nga năm 1917, Cách mạng tháng Hai thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng tháng Mười?
A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại;
B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại;
C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại;
D. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.
Đáp án:
Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song tồn tại, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài
=> Tháng 4-1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bôn-sê-vich (Luận cương tháng Tư) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Mười).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Chính sách kinh tế mới (1921-1925) có ý nghĩa như thế nào với nước Nga?
A. Nền kinh tế đổi theo hướng thị trường, nhân dân vẫn còn khó khăn.
B. Nền kinh tế chuyển biến rõ nhưng chưa hoàn thành khôi phục kinh tế.
C. Nền kinh tế có sự chuyển biến, nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt.
D. Chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Đáp án:
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua những khó khăn lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
=> Chính sách kinh tế mới đã chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn
C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước
Đáp án:
Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: "NEP" là cụm từ viết tắt của?
A. Chính sách kinh tế mới.
B. Chính sách cộng sản thời chiến.
C. Sắc lệnh hòa bình.
D. Sắc lệnh ruộng đất.
Đáp án:
"NEP" là cụm từ viết tắt của Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng (1921).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34: Theo anh (chị), Chính sách kinh tế mới (NEP) mà Liên Xô thực hiện trong những năm 1921-1925 mang bản chất là gì?
A. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
B. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân phát triển
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường đơn thuần
D. Tạo điều kiên cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn kinh tế
Đáp án:
Bản chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước ở các vị trị then chốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 35: Cuối tháng 12-1922, ở nước Nga Xô Viết diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên bang cộng hòa Xô viết được thành lập
B. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai
C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập
D. Đại hội lần thứ hai các Xô viết toàn liên bang
Đáp án:
Tại đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922, đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xia và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 36: Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô được đề ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn
B. Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất
C. Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế
D. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị
Đáp án:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Ai là “cha đẻ” của Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?
A. Lê-nin
B. Xta-lin
C. Khơ-rút-sốp
D. Brê-giơ-nhép
Đáp án:
Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: : Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp là
A. Tiếp tục chế độ trưng thu lương thực thừa
B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực
C. Thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thực
D. Thu thuế lương thực bằng tiền
Đáp án:
Điểm nổi bật trong chính sách về nông nghiệp của NEP là nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân có toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước?
A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn
Đáp án:
Tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước:
- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. => Loại trừ đáp án C.
Đáp án cần chọn là: C