Giải SBT Sinh học 10 trang 61 Cánh diều

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 61 trong Chủ đề 10: Virus sách Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 61.

220


Giải SBT Sinh học 10 trang 61 Cánh diều

Bài 10.21 trang 61 SBT Sinh học 10: Nối tên virus ở cột A với con đường lây truyền của virus đó ở cột B cho phù hợp. Một virus có thể có nhiều con đường lây truyền.

Sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

1 – a, e: Virus HIV có thể xâm nhập qua đường dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, qua quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh.

2 – c, d: Virus cúm A có thể xâm nhập từ động vật hoang dã, qua hô hấp.

3 – a, e: Virus viêm gan B có thể xâm nhập qua đường dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, qua quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh.

4 – a, b: Virus sốt xuất huyết có thể xâm nhập qua đường dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, qua muỗi đốt.

5 – c, d: Virus corona có thể xâm nhập từ động vật hoang dã, qua hô hấp.

Bài 10.22 trang 61 SBT Sinh học 10: Các số trong hình tương ứng với giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

Sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

(1) – bám dính

(2) – xâm nhập

(3) – cởi áo

(4) – tổng hợp nucleic acid

(5) – tổng hợp protein

(6) – lắp ráp

(7) – giải phóng

Bài 10.23 trang 61 SBT Sinh học 10: Vì sao không thể sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt virus?

Lời giải:

Kháng sinh ức chế quá trình trao đổi, chuyển hóa vật chất diễn ra ở tế bào sinh vật. Mà virus không có quá trình trao đổi và chuyển hóa vật chất nên kháng sinh không có tác dụng để ức chế hoặc tiêu diệt virus.

Bài 10.24 trang 61 SBT Sinh học 10: Những vật dụng như chum, vại (lu) khi chưa sử dụng, nếu để ngoài trời thì nên đậy nắp hoặc úp xuống chứ không nên để ngửa. Em hãy giải thích vì sao.

Lời giải:

Những vật dụng như chum, vại (lu) khi chưa sử dụng, nếu để ngoài trời thì nên đậy nắp hoặc úp xuống chứ không nên để ngửa vì: Chum, vại nếu để ngửa ngoài trời sẽ tích nước khi gặp mưa, đây là điều kiện cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi phát triển, muỗi phát triển mạnh sẽ làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm trên người và động vật.

Bài 10.25 trang 61 SBT Sinh học 10: So sánh thuốc trừ sâu sinh học (chế phẩm virus) và thuốc trừ sâu hóa học, cho biết nên sử dụng thuốc trừ sâu nào trong nông nghiệp.

Lời giải:

So sánh thuốc trừ sâu sinh học (chế phẩm virus) và thuốc trừ sâu hóa học:

- Giống nhau: Cả thuốc trừ sâu sinh học và thuốc trừ sâu hóa học đều có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây bệnh cho cây trồng.

- Khác nhau:

Thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu hóa học

Tác động chậm nhưng hiệu quả trong một thời gian dài hơn.

Tác động nhanh trong một thời gian ngắn.

Tiêu diệt một số đối tượng gây bệnh nhất định (tính chọn lọc cao).

Tiêu diệt cả sinh vật gây bệnh và cả sinh vật không gây bệnh ví dụ như tôm, cua, cá và ảnh hưởng đến cả sức khỏe con người (không có tính chọn lọc).

Do thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng lâu dài và chỉ hướng đến đối tượng gây bệnh chứ không tiêu diệt tất cả các sinh vật như thuốc trừ sâu hóa học nên đang được định hướng sử dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Bài 10.26 trang 61 SBT Sinh học 10: Hình sau mô tả thí nghiệm của Fraenkel – Conrat và Singer (1957) nhằm chứng minh vai trò của vỏ capsid và lõi nucleic acid. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm. Nếu lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì kết quả thí nghiệm sẽ thế nào?

Sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

- Giải thích kết quả thí nghiệm: Thí nghiệm cho thấy, lõi RNA là vật liệu mang thông tin di truyền và quy định đặc điểm của phân tử protein. RNA A sẽ sinh tổng hợp protein A, RNA B sẽ sinh tổng hợp protein B.

- Trong trường hợp lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2  protein của chủng B thì sau khi nhiễm lên cây thuốc lá sẽ thu được chủng virus có RNA A và protein A.

Bài viết liên quan

220