Sách bài tập Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu
Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 7 Bài 3.
Giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo
Bài tập 1 trang 15 SBT Địa lí 7: Điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ dưới đây:
Trả lời:
- Nguyên nhân
+ Khai thác quá mức.
+ Các nguồn chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp…
- Thực trạng:
+ Môi trường nước ở Châu Âu bị ô nhiễm
+ Chỉ khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.
- Giải pháp:
+ Ban hành các quy định về nước, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ.
+ Giảm sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước.
Trả lời:
Bài tập 3 trang 16 SBT Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản lượng điện của châu Âu,
giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 (đơn vị %)
- Hãy nhận xét sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030.
- Giải thích nguyên nhân.
- Rút ra ý nghĩa của sự thay đổi trên.
Trả lời:
- Nhận xét: Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 là không đều. Tất cả nguồn năng lượng đều có xu hướng tăng (trừ năng lượng thuỷ điện)
- Giải thích nguyên nhân: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo chiếm vị trí quan trọng trọng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…), cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hây gây ra.
- Ý nghĩa của sự thay đổi:
+ Năng lượng tái tạo có khá nhiều ưu điểm: Nguồn năng lượng có chất lượng sạch, ít gây ô nhiễm nên thân thiện với môi trường; Có khả năng phục hồi nên không bị cạn.
+ Có ích và tính ứng dụng cao như tối ưu chi phí sử dụng điện cho các hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp,...
Trả lời:
Bài tập 5 trang 18 SBT Địa lí 7: Tìm hiểu thông tin trên internet hoặc sách, báo, tạp chí, hãy:
- Kể tên 5 loài động, thực vật bị sụt giảm về số lượng, có nguy cơ bị tuyệt chủng ở châu Âu.
Trả lời:
- 5 loài động, thực vật bị sụt giảm về số lượng, có nguy cơ bị tuyệt chủng:
+ Linh miêu Iberian ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
+ Dê rừng núi An-pơ.
+ Bò rừng bizon châu Âu.
+ Chồn vizon châu Âu.
+ Cáo Bắc Cực.
- Giới thiệu về: Linh miêu Iberian
+ Linh miêu Iberian là một trong những loài mèo lớn nhất ở Châu Âu và là thành viên trong gia đình họ mèo. Lynx được nhận biết bằng chiếc đuôi cộc ngắn cũn và nhúm lông đen dài trên chỏm hai tai..
+ Loài này là loài bản địa bán đảo Iberia ở Nam Âu. Nó là một trong các loài mèo bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới.
+ Hiện còn chưa tới 300 con linh miêu Iberian sống ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ngoài ra, còn có 2 loài linh miêu khác là linh miêu Canada, có kích thước tương đương loài Iberian, và linh miêu Eurasian, to gấp đôi.
Bài tập 6 trang 18 SBT Địa lí 7: Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1 trang 18 SBT Địa lí 7: Ý nào sau đây không đúng về môi trường không khí ở châu Âu?
A. Châu Âu rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường không khí.
B. Chất lượng môi trường không khí không được cải thiện.
C. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát khí phát thải.
D. Giảm sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2 trang 18 SBT Địa lí 7: Châu Âu đã thực hiện biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
B. Kiểm soát chặt hoạt động khai thác tài nguyên
Trả lời:
Đáp án đúng là: B