Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 11 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 11 Tây Âu thời kì trung đại có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10
Bài 11 Tây Âu thời kì trung đại
Câu 1: Thành thị trung đại Tây Âu ra đời là biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp.
Đáp án : Thành thị trung đại Tây Âu ra đời là biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực thủ công nghiệp.
Từ thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ trong thủ công nghiệp, một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt: rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm,… sống bằng trao đổi sản phẩm thủ công của mình với các nông nô khác.
=> Dần dần, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa. Hàng hóa được bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Loại hình nào sau đây không phải là thành thị ở Tây Âu thời trung đại?
A. Thành thị do thợ thủ công và thương nhân lập nên
B. Thành thị do lãnh chúa lập ra
C. Thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại
D. Thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp
Đáp án : Thành thị ở Tây Âu được thành lâp qua ba con đường:
- Do thợ thủ công hoặc thương nhân lập nên.
- Do lãnh chúa lập ra.
- Do được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
Ở Tây Âu không có loại hình thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Thành thị trung đại ở Tây Âu không được hình thành qua con đường nào dưới đây?
A. Do thợ thủ công hoặc thương nhân lập nên.
B. Do lãnh chúa lập ra.
C. Do sự hợp tác giữa lãnh chúa và nông nô lập ra.
D. Được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
Đáp án : Thành thị ở Tây Âu được thành lập qua ba con đường:
- Do thợ thủ công hoặc thương nhân lập nên.
- Do lãnh chúa lập ra.
- Do được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện
A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa
B. Những công trường thủ công
C. Những đô thị luôn làm nghề buôn bán
D. Những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ
Đáp án : Do sản xuất phát triển từ thế kỉ XI, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa ở Tây Âu xuất hiện từ
A. thế kỉ X.
B. thế kỉ XI.
C. thế kỉ XII.
D. thế kỉ XIII.
Đáp án : Do sản xuất phát triển từ thế kỉ XI, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nét nổi bật của nền sản xuất ở Tây Âu thế kỉ XI là
A. Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời
B. Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng
C. Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thị trường
D. Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ - nợ
Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là sản phẩm được bán ra một cách tự do, không còn bị đóng kín trong các lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Phường hội là tổ chức của
A. Thợ thủ công.
B. Thương nhân.
C. Nông dân tự do.
D. Các chủ xưởng.
Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phương hội (của thợ thủ công), thương hội (của thương nhân), và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Quá trình chuyên môn hóa khá mạnh mẽ của nền kinh tế Tây Âu ở thế kỉ XI diễn ra trong
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Lãnh địa
D. Thương nghiệp
Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. lãnh địa.
B. thủ công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. thương nghiệp.
Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Thành thị Tây Âu trung đại có tác động như thế nào đến sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Làm cho lãnh địa thêm phát triển.
B. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
C. Là tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Kìm hãm sự phát triển của kinh tế lãnh địa.
Đáp án: - Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy hàng hóa thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị.
- Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia, dân tộc. Một số thành thị Ý như: Vênêxia, Phirenxê, … từ thế kỉ XIV, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện phổ biến ở Tây Âu. Cùng từ đó, chế độ phong kiến bước vào tan rã cũng có nghĩa lãnh địa phong kiến cũng bước vào tan rã.
=> Thành thị trung đại phát triển là tiền đề cho sự tiêu vong của các lãnh địa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa
B. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển
C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người
D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc
Đáp án : Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy, nông nô sẽ noi gương theo thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay chuộc thân.
- Sự ra đời của thanhg thị vào thế kỉ XI đánh dấu chế độ phong kiến ở Tây Âu bước vào thời kì phát triển, nhưng trong đó đã tiềm ẩn những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến.
- Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị.
- Thị dân giúp đỡ nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần dược tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị ba đẳng cấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu?
A. Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
C. Mang lại không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người.
D. Góp phần duy trì sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền Tây Âu.
Đáp án : Sự ra đời của thành thị trung đại ở Tây Âu đóng góp nhiều vai trò quan trọng:
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bôlônha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp),…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu là
A. Thợ thủ công, thương nhân
B. Thợ thủ công, nông dân
C. Lãnh chúa, quý tộc
D. Lãnh chúa, thợ thủ công
Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Nông dân, thợ thủ công thời kì trung đại Tây Âu đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào lãnh chúa bằng cách
A. bỏ trốn khỏi lãnh địa, chuộc bằng tiền.
B. khởi nghĩa lật đổ lãnh chúa.
C. không có cách nào có thể thoát được.
D. làm vừa lòng lãnh chúa.
Đáp án : Để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. Những nơi đông dân cư
B. Những nơi có đông người qua lại
C. Những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ
D. Thành thị cổ đại
Đáp án : Những thợ thủ công đã thoát khỏi lãnh địa đã đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông để lập các xưởng sản xuất, buôn bán hàng hóa => các thành thị ra đời.
=> Các thành thị ở Tây Âu chủ yếu được hình thành ở nhữn nơi có đông người qua lại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ việc
A. Giữ độc quyền trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
B. Bảo vệ quyền lợi co những người cùng ngành nghề
C. Đấu tranh chống sự áp đặt, sách nhiễu của các lãnh chúa
D. Đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên.
Đáp án : Các phường quy được lập ra nhằm giữ độc quyền về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
Phường hội đặt ra phường quy không nhằm mục đích đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích thành lập các “phường hội” của tầng lớp thợ thủ công ở Tây Âu thời trung đại?
A. Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.
C. Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
D. Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp và bảo vệ quyền lợi của thương nhân.
Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gồm những thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phường hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy) nhằm: giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác so với lãnh địa phong kiến về mặt kinh tế?
A. Hình thức sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. Hình thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc.
C. Thành phần trong thành thị chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công.
D. Hình thành chế độ bóc lột của lãnh chúa với nông nô.
Đáp án :
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Ở Tây Âu thời trung đại, hoạt động kinh tế tại các thành thị có điểm gì khác biệt so với lãnh địa phong kiến?
A. Hàng hóa được trao đổi, mua bán tự do.
B. Không có sự trao đổi, mua bán hàng hóa với bên ngoài.
C. Hoạt động kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
D. Sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với sản xuất thủ công nghiệp.
Đáp án : Trong lãnh địa phong kiến: kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, chỉ mua muối và sắt. Đây là những sản phẩm nông nô không tự làm ra được, ngoài ra không trao đổi buôn bán với bên ngoài. Sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với sản xuất thủ công nghiệp.
Trong thành thị, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh tác động của thành thị trung đại đối với văn hóa – giáo dục Tây Âu?
A. mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
B. hình thành phong trào cải cách giáo dục mạnh mẽ.
C. tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tự do cá nhân.
D. thành lập được nhiều thương đoàn để trao đổi, buôn bán.
Đáp án : - Đối với văn hóa – giáo dục, thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức, thành thị mở các trường đại học để đào tạo tấng lớp tri thức cho thị dân: Đại học O-xphớt (Anh), Xoóc – bơn (Pháp), Bô-lô-nha (I-ta-li-a), …
- Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hóa, tinh thần như sáng tác văn thơm, điêu khắc, kiến trúc, ...theo tình thần mới, làm sinh hoạt văn hóa ở thành thị sôi nổi hẳn lên.
- Sự ra đời và phát triển và phát triển của thành thị trung đại đã góp phần thúc đẩy sự phát triển văn minh Tây Âu trung đại, nó đã làm văn minh thời kì này trở nên phong phú, tác động một cách tích cực vào các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và văn hóa Tây Âu trung đại.
=> Một trong những tác động quan trọng nhất của thành thị trung đại Tây Âu đối với văn hóa – giáo dục thời kì này là: mang không khí tự do, mở mang trí thức đến cho mọi người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa
B. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển
C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người
D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc
Đáp án : Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy, nông nô sẽ noi gương theo thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay chuộc thân.
- Sự ra đời của thanhg thị vào thế kỉ XI đánh dấu chế độ phong kiến ở Tây Âu bước vào thời kì phát triển, nhưng trong đó đã tiềm ẩn những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến.
- Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị.
- Thị dân giúp đỡ nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần dược tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị ba đẳng cấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại ở TâyÂu?
A. Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
C. Mang lại không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người.
D. Góp phần duy trì sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền Tây Âu.
Đáp án : Sự ra đời của thành thị trung đại ở Tây Âu đóng góp nhiều vai trò quan trọng:
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bôlônha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp),…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Thành thị Tây Âu trung đại có tác động như thế nào đến sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Làm cho lãnh địa thêm phát triển.
B. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
C. Là tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Kìm hãm sự phát triển của kinh tế lãnh địa.
Đáp án : - Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy hàng hóa thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị.
- Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia, dân tộc. Một số thành thị Ý như: Vênêxia, Phirenxê, … từ thế kỉ XIV, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện phổ biến ở Tây Âu. Cùng từ đó, chế độ phong kiến bước vào tan rã cũng có nghĩa lãnh địa phong kiến cũng bước vào tan rã.
=> Thành thị trung đại phát triển là tiền đề cho sự tiêu vong của các lãnh địa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Va-xcô đơ Ga-ma khi chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon là để
A. đi tìm xứ sở hương liệu và vàng bạc phương Đông.
B. đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
C. đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
D. thám hiểm cực Nam của châu Phi.
Đáp án :Tháng 7-1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở của hương liệu và vàng bạc phương Đông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Ma-gien-lan nổi tiếng thế giới với chuyến thám hiểm
A. lênh đênh trên Đại Tây Dương.
B. đi vòng quanh thế giới.
C. đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
D. đến bờ Tây Nam của Ấn Độ.
Đáp án : Ph. Ma-gien-lan (1480 – 1521) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã
A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Đáp án : Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng quanh điểm cực Nam của Nam Mĩ tiến vào Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương và quay về bờ biển Tây Ban Nha.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Ý nào sau đây thuộc tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí manglại?
A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.
D. Chứng minh Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới.
Đáp án : - Đáp án B, C, D: là tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí.
- Đáp án A: là tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí mang lại. Bởi vì thông qua các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây tìm ra được những vùng đất mới có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí thuận lợi lại giàu tài nguyên thiên nhiên. Trong khí đó, khi chủ nghĩa tư bản ra đời lại cần những điều này => quá trình xâm chiếm thuộc địa diễn ra. Bên cạnh đó, những con đường mới được tìm ra sẽ giúp các nước mở rộng buôn bán với nhau, ở phương Tây mặt hàng quan trong đó là nô lệ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Nội dung nào không phản ánh đúng hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lý?
A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. Tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực.
Đáp án : Các cuộc phát kiến địa lý đã mang lại những hệ quả tích cực như:
- Mở ra trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người: khẳng định Trái Đất hình cầu.
- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Những quốc gia nào sau đây đóng vai trò tiên phong trong các cuộc thámhiểm, khám phá những miền đất mới?
A. Pháp và Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Mĩ và Anh.
D. Philippin và Malaixia
Đáp án : Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá những miền đấ mới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Nội dung nào dưới đây là một trong những điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
B. Sự gia tăng của dân số
C. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
D. Con người đã có hiểu biết nhiều về đại dương, hình dạng trái đất.
Đáp án : - Nguyên nhân: Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A-rập độc chiếm.
- Điều kiện thúc đẩy: khoa học - kĩ thuật đã có những bước tiến quan trọng: có hiểu biết về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất; người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo,… Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng; kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ,…
Đáp án cần chọn là: A