Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 13 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 13 Địa hình bề mặt Trái Đất có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 6.

849
  Tải tài liệu

ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Câu 1: Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 1343m. Ngọn núi này thuộc 
A. núi cao.

B. núi thấp.

C. núi trung bình.

D. núi già.

Lời giải

Núi trung bình có độ cao từ 1000m-2000m => Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 1343m sẽ thuộc núi trung bình.

Đáp án cần chọn là: C

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Động Thiên Đường (Quảng Bình) là dạng địa hình
A. Các-xtơ

B. Núi già.

C. Núi trẻ.

D. Núi cao.

Lời giải

Động Thiên Đường (Quảng Bình) gồm hang động rộng dài hàng trăm mét, bên trong có nhiều nhũ đá đẹp với đủ hình thù đặc sắc.

=> Đây là đặc điểm của địa hình các-xtơ, một loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Hình thành do nước mưa thấm vào kẽ, khe khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu hình thành các ngọn núi trẻ là
A. Do nội lực

B. Do ngoại lực

C. Do nội lực và ngoại lực

D. Do quá trình phong hóa.

Lời giải

Các dãy núi trẻ được hình thành chủ yếu do các vận động kiến tạo (quá trình nội lực). Do vận động kiến tạo, địa hình được nâng nâng lên, hạ xuống, chỗ tiếp xúc của hai mảng xô vào nhau đá bị nén ép sẽ nhô lên hình thành các dãy núi trẻ.

Ví dụ: Vùng núi Tây Bắc nước ta được vận động tạo núi An-pơ Himalaya nâng lên, làm trẻ hóa địa hình. Đây là vùng núi cao, hiểm trở nhất nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:
A. 1100m

B. 1150m

C. 950m

D. 1200m

Lời giải

- Gọi: Độ cao tương đối là A

           Độ cao tuyệt đối là B

           Khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là C

=>  Độ cao tuyệt đối = Độ cao tương đối + khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình

=> B = A + C = 1000 + 150 = 1150m

=> Độ cao tuyệt đối của ngọn núi là 1150m

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là
A. Núi cao

B. Núi trẻ

C. Núi già

D. Núi trung bình

Lời giải

Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là núi trẻ    

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối
A. Dưới 1000 m

B. Trên 2000 m

C. Từ 1000 – 2000 m

D. Từ 500 – 1000 m

Lời giải

Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối từ 1000 – 2000 m      

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Đâu không phải là cách phân chia núi theo độ cao
A. núi trẻ.

B. núi thấp.

C. núi trung bình.

D. úi cao.

Lời giải

- Phân loại núi theo độ cao:

+ Núi thấp: Dưới 1000m

+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

=> Núi trẻ là cách phân chia theo thời gian hình thành, đây không phải là sự phân chia núi theo độ cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Phân biệt núi già và núi trẻ dựa vào
A. độ cao núi.

B. nguồn gốc hình thành.

C. cấu trúc địa chất.

D. thời gian hình thành.

Lời giải

Phân biệt núi già và núi trẻ dựa vào thời gian hình thành.

- Núi trẻ hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm

- Núi già hình thành cách đây hàng trăm triệu năm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?
A. Hàng triệu năm

B. Hàng trăm triệu năm

C. Hàng chục triệu năm

D. Vài trăm năm

Lời giải

Núi già hình thành cách đây hàng trăm triệu năm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Núi già là núi có đặc điểm
A. Đỉnh tròn, sườn thoải

B. Đỉnh nhọn, sườn thoải

C. Đỉnh tròn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn dốc

Lời giải

Núi già là núi có đặc điểm đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo
A. từ mực nước biển đến nơi cần đo

B. từ mực nước biển thấp nhất đến đỉnh núi.

C. từ mực nước biển cao nhất tới đỉnh núi.

D. từ mực nước biển trung bình đến đỉnh núi.

Lời giải

Để tính độ cao tuyệt đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình các-xtơ?
A. là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

B. ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn.

C. hình thành do quá trình uốn nếp. 

D. có các hang động rộng và dài.

Lời giải

- Địa hình các-xtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi, đỉnh ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn, có các hang động rộng và dài.

- Địa hình các-xtơ hình thành do quá trình phong hóa hóa học (ngoại lực): nước ngầm ngấm xuống hòa tan các chất bazơ dễ tan trong đá vôi, tạo nên các hang động đẹp cũng như nhũ đá kì thú.

=> Nhận xét địa hình các-xtơ hình thành do quá trình uốn nếp (nội lực) là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Bài viết liên quan

849
  Tải tài liệu