Công Nghệ 7 Bài 15: Làm đất và bón phân lót

Lý thuyết tổng hợp Công Nghệ lớp 7 Bài 15: Làm đất và bón phân lót, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công Nghệ lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công Nghệ.

1216
  Tải tài liệu

Bài 15: Làm đất và bón phân lót 

A. Lý thuyết

I. Làm đất nhằm mục đích gì?

- Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

II. Các công việc làm đất

1. Cày đất: xáo trộn lớp đất ở độ sâu từ 230 cm làm đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại.

2. Bừa và đập đất để làm thu nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.

    - Công việc cày, bừa đất được tiến hành bằng trâu, máy cày hoặc búa đập.

3. Lên luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dầy cho cây sinh trưởng, phát triển.

    Quy trình lên luống:

    - Xác định hướng luống.

    - Xác định thước luống.

    - Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.

    - Làm phẳng mặt luống.

    Chú ý: Khi lên luống cần tuỳ địa hình và loại cây.

III. Bón phân lót

    - Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót theo quy trình sau:

       + Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo gốc của cây.

       + Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

Hỏi đáp VietJack

B. BÀI TẬP

Câu 1: Mục đích của làm đất là gì?

A. Làm cho đất tơi xốp

B. Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh.

C. Tăng chất dinh dưỡng của đất.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích : (Mục đích của làm đất là:

- Làm cho đất tơi xốp

- Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh – SGK trang 36)

Câu 2: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ:

A. 20 – 30 cm.

B. 30 – 40 cm.

C. 10 – 20 cm.

D. 40 – 50 cm.

Đáp án: A

Giải thích : (Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 – 30 cm – SGK trang 37)

Câu 3: Các công việc làm đất gồm mấy bước?

A. 6

B. 5

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích : (Các công việc làm đất gồm 3 bước:

- Cày đất

- Bừa và đập đất

- Lên luống – SGK trang 37, 38)

Câu 4: Bừa và đập đất có tác dụng:

A. Xáo trộn lớp mặt đất, làm đất tơi xốp.

B. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.

C. Dễ chăm sóc cây, tránh ngập úng và tạo tầng đất dầy.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: B

Giải thích : (Bừa và đập đất có tác dụng làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng – SGK trang 37)

Câu 5: Loại đất nào dưới đây không cần yêu cần cày sâu?

A. Đất cát.

B. Đất thịt.

C. Đất sét.

D. Đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích : (Loại đất không cần yêu cần cày sâu là đất cát)

Câu 6: Quy trình lên luống đước tiến hành qua mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: A

Giải thích : (Quy trình lên luống đước tiến hành qua 4 bước:

- Xác định hướng luống

- Xác định kích thước luống

- Đánh rãnh, kéo đất tạo luống

- Làm phẳng mặt luống – SGK trang 38)

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Đất cao lên luống cao.

B. Đất trũng lên luống cao.

C. Khoai lang, khoai tây lên luống thấp.

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: B

Giải thích : (Phát biểu đúng là: “Đất trũng lên luống cao” để tránh hiện tượng ngập úng)

Câu 8: Cầy, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm:

A. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp.

B. Làm nhanh, ít tốn công.

C. Giá thành cao.

D. Dụng cụ đơn giản.

Đáp án: B

Giải thích : (Cầy, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm: Làm nhanh, ít tốn công, cày bừa sâu, cải tạo được đất...)

Câu 9: Phân hay được sử dụng để bón phân lót là:

A. Phân lân.

B. Phân vô cơ.

C. Phân hữu cơ.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích : (Phân hay được sử dụng để bón phân lót là phân lân hoặc phân hữu cơ – SGK trang 38)

Câu 10: Cày ải được áp dụng khi:

A. Đất trũng, nước không tháo được cạn.

B. Đất cao, ít được cấp nước.

C. Đất còn ẩm, sau đó đất được phơi khô.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: C

Giải thích : (Cày ải được áp dụng khi đất còn ẩm, sau đó đất được phơi khô – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 38)

Bài viết liên quan

1216
  Tải tài liệu