Tế bào gốc là gì? Phân biệt các loại tế bào gốc
Trả lời Câu hỏi 2 trang 112 Sinh học 10 sách Kết Nối Tri Thức, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10
Câu hỏi 2 trang 112 Sinh học 10: Tế bào gốc là gì? Phân biệt các loại tế bào gốc. Nuôi cấy các tế bào người và động vật trong ống nghiệm đem lại những lợi ích gì?
Trả lời:
- Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.
- Tế bào gốc có thể được chia thành nhiều loại dựa theo nguồn gốc:
+ Tế bào gốc phôi (còn gọi là tế bào gốc vạn năng): Các tế bào gốc có nguồn gốc từ phôi sớm của động vật, loại tế bào này có thể phân chia và biệt hóa thành mọi loại tế bào của cơ thể trưởng thành.
+ Tế bào gốc trưởng thành (còn gọi là tế bào gốc đa tiềm năng): Tế bào gốc có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành, chúng chỉ có thể phân chia và biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
- Lợi ích nuôi cấy các tế bào người và động vật trong ống nghiệm:
+ Sử dụng trong liệu pháp tế bào gốc để chữa trị bệnh di truyền.
+ Cho phép các nhà nghiên cứu phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người.
+ Từ các tế bào gốc ban đầu, nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển thành các bộ phận, cơ quan khác của cơ thể, mở ra tương lai tổng hợp nhân tạo và cung cấp nguồn thay thế cho cơ quan bị suy giảm chức năng ở người và động vật, khi cần thiết.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 114)
Mở đầu trang 110 Sinh học 10: Các con lợn Ỉ trong hình bên ghi nhận thành tựu về công nghệ tế bào...
Câu hỏi 1 trang 112 Sinh học 10: Thế nào là công nghệ tế bào động vật...
Câu hỏi 2 trang 112 Sinh học 10: Tế bào gốc là gì? Phân biệt các loại tế bào gốc...
Câu hỏi 1 trang 114 Sinh học 10: Công nghệ tế bào thực vật là gì...
Câu hỏi 2 trang 114 Sinh học 10: Nêu nguyên lí công nghệ tế bào thực vật...
Câu hỏi 3 trang 114 Sinh học 10: Nêu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật...
Câu 1 trang 114 Sinh học 10: Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 19: Công nhệ tế bào...
Bài viết liên quan
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Giảm phân
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Công nhệ tế bào