Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào

Trả lời mở đầu trang 53 Lịch sử 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

422


Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Mở đầu trang 53 Lịch sử 10: Tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành vào ngày 31-3-1889 sau 21 tháng xây dựng. Tháp nặng 7000 tấn, cao 300 mét, được làm từ 18000 thanh thép nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tháp Ép-phen là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Thành tựu, ý nghĩa và tác động của nó ra sao?

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

a. Bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp lần 1:

+ Tác động từ các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, họ buộc phải tới làm thuê tại các nhà máy, công xưởng…

+ Những cải tiến, tiến bộ về kĩ thuật trong các công trường thủ công.

- Cách mạng công nghiệp lần 2:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề của cách mạng công nghiệp lần 2.

+ Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao

b. Thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp lần 1:

+ Máy hơi nước

+  Động cơ đốt trong ra đời.

+ Xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời.

- Cách mạng công nghiệp lần 2:

+ Phát minh về điện năng và động cơ điện

+ Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

+ Công nghiệp hoá học ra đời          

+ Phát minh ra máy điện tín

+ Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay

c. Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp

+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

Bài viết liên quan

422