Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.15 đến 6.17 hãy cho biết cư dân Ấn Độ cổ - trung đại đã đạt được những thành tựu văn minh nào

Trả lời câu hỏi trang 44 Lịch sử 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

496


Giải Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Câu hỏi trang 44 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.15 đến 6.17 hãy cho biết cư dân Ấn Độ cổ - trung đại đã đạt được những thành tựu văn minh nào? Những thành tựu văn minh đó có ý nghĩa như thế nào?

Giải Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

* Thành tựu văn minh Ấn Độ cổ trung đại đã đạt được:

- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm sáng tạo ra chữ Bra-mi, chữ San-kit (Phạn)

- Văn học: đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la).

- Tôn giáo: là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo,...

- Về kiến trúc và điêu khắc, phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật,... Nổi bật là những công trình kiến trúc được khoét trong núi đá; những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo; lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đền Kha-giu-ra-hô,...

- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, phát minh ra số 0; tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác,…

- Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triết học,...

* Ý nghĩa:

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.

- Văn minh Trung Ấn Độ đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á

- Nhiều thành tựu văn minh của Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: hệ thống 10 chữ số…

 

Bài viết liên quan

496