Vậy những ngày khoa học, lĩnh vực nào đã và đang nghiên cứu về khu di tích Chi-chen Ít-da hoặc sử dụng tri thức lịch sử về khu di tích này

Trả lời mở đầu trang 18 Lịch sử 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

288


Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Mở đầu trang 18 Lịch sử 10: Năm 1998, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết ghi danh Chi-chen Ít-da - Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, thuộc nền văn minh May-a cổ đại (Mê-hi-cô hiện nay), vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

Vậy những ngày khoa học, lĩnh vực nào đã và đang nghiên cứu về khu di tích Chi-chen Ít-da hoặc sử dụng tri thức lịch sử về khu di tích này? Mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học, lĩnh vực đó được thể hiện như thế nào?

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

- Chi-chen Ít-da - Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, thuộc nền văn minh May-a cổ đại (Mê-hi-cô hiện nay) được ghi nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Trong đó có nhiều công trình kiến trúc (đền thờ, lăng mộ, kim tự tháp, sân bóng, đền quan sát thiên văn, chợ, sân khấu, cung điện,…) chứa đựng nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy khi nghiên cứu về khu di tích này có nhiều  ngành khoa học tham gia như sử học, khảo cổ học, kiến trúc, tôn giáo học, chính trị học, xã hội học, địa lí học, nhân học,…Từ đó có những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn về nền văn minh May-a cổ đại được phản ánh qua khu di tích Chi-chen Ít-da.

- Sử học và các ngành khoa học này có mối quan hệ gắn bó, tác động hai chiều:

+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ. Sử học sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,... để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,... trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

+ Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu để đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.

Bài viết liên quan

288