Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật

Trả lời câu hỏi trang 121 Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

455


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 121 Lịch sử 10Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất.

Lời giải:

* Thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật:

- Thành tựu về khoa học:

+ Sử học: được nhà nước và nhân dân quan tâm nhiều công trình được biên soạn qua các thời kì khác nhau, tiêu biểu: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu); Đại Việt sử kí toàn thư; Đại Nam thực lục,…

+ Địa lí: xuất hiện nhiều công trình địa chí ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục,...của đất nước, các địa phương: Dư địa chí; Hồng Đức bản đồ,…

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Quân sự: đạt được nhiều thành tựu quan trọng về lí luận, kĩ thuật quân sự.

+ Y học: tiêu biểu là các danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông.

- Thành tựu về kĩ thuật: chế tạo súng thần cơ (Hồ Nguyên Trừng); đóng thuyền chiến có lầu; xây dựng thành lũy (thành nhà Hồ, thành nhà Mạc,…).

* Giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất (lựa chọn: thành nhà Hồ)

Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.

Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. 

Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng như quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27/6/2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Bài viết liên quan

455