Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 9 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 10

302
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Bài 1: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Biết Y có nhiều hơn X là 5 electron p, số electron s của X và Y bằng nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X có thể là kim loại kiềm.

B. Giữa vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn luôn có 4 nguyên tố.

C. Y có thể thuộc nhóm VA.

D. X không thể là nguyên tố p.

Đáp án: B

Bài 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F

B. Na, Li, F, C, O

C. Na, Li, C, O, F

D. Li, Na, F, C, O

Đáp án: C

Bài 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K

B. Al, Na, K, Ca

C. Mg, K, Rb, Cs

D. Mg, Na, Rb, Sr

Đáp án: D

Bài 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z với sô hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.

Đáp án: A

Bài 5: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.

B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.

C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.

D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH.

Đáp án: B

Bài 6: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử tương ứng:

Nguyên tố Số hiệu nguyên tử
X 7
Y 13
Z 15

Thứ tự tăng dần tính phi kim của X, Y, Z là

A. X < Y < Z

B. Z < Y < X

C. Y < X < Z

D. Y < Z < X

Đáp án: C

Bài 7: Cho các phát biểu sau:

F là phi kim mạnh nhất.

Li là kim loại có độ âm điện lướn nhất.

He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1    

B. 2    

C. 3    

D. 4

Đáp án: C

Phát biểu (I), (III) và (IV) đúng.

Bài 8: Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cùng cấu hình electron. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là

A. Na+ > Mg2+ > F- > O2-

B. Mg2+ > Na+ > F- > O2-

C. F- > Na+ > Mg2+ > O2-

D. O2- > F- > Na+ > Mg2+

Đáp án: D

Bài 9: Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì

A. 2    

B. 3    

C. 4    

D. 5

Đáp án: B

RH4 ⇒ RO2

Ta có: %mR = R.100% / (R + 32) = 46,67% ⇒ R = 28(Si)

Bài 10: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Đáp án: B

Bài 11: Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?

A. A và B đều là các phi kim.

B. Độ âm điện của A lớn hơn B.

C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.

D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B2O3.

Đáp án: D

A là oxi và B là photpho.

Bài 12: Hai nguyên tố X và Y ở cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có thể kết hợp để tạo ion dạng XY32-, tổng số electron trong ion này là 32. Kết luận nào sau đây là sai?

A. X có độ âm điện nhỏ hơn Y.

B. X và Y đều là những nguyên tố phi kim.

C. Hợp chất của X với hidro có công thức hóa học XH4.

D. Y là phi kim mạnh nhất trong chu kì.

Đáp án: D

X là cacbon và Y là oxi.

Bài 13: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là :

A. Tính kim loại.     

B. Tính phi kim.

C. Điện tích hạt nhân.     

D. Độ âm điện.

Đáp án: D

Bài 14: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó

A. biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

B. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

C. biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

D. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Đáp án: D

Bài 15: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

A. F, O, Li, Na.     

B. F, Na, O, Li.

C. F, Li, O, Na.     

D. Li, Na, O, F.

Đáp án: A

Bài 16: Cho điện tích hạt nhân O(Z = 8), Na(Z = 11), Mg(Z = 12), Al(Z = 13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?

A. Al3+ < Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na.

B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.

C. Na < Mg < Al < Al3+ < Mg2+ < O2-.

D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2-.

Đáp án: A

Ta thấy Al3+, Mg2+, O2- đều có chung cấu hình là: 1s22s22p6

Các ion đẳng e (cùng e): so sánh điện tích trong nhân, điện tích càng lớn ⇒ sức hút càng lớn ⇒ bán kính cành nhỏ.

⇒ Theo chiều tăng dần R: Al3+ < Mg2+ < O2-

Bài 17: Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. Na < Mg < Al < Si

B. Si < Al < Mg < Na

C. Si < Mg < Al < Na

D. Al < Na < Si < Mg

Đáp án: A

Bài viết liên quan

302
  Tải tài liệu