Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 33 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 10

547
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học 

Bài 1: Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích của khí tăng thêm 0,50 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công.

   A. 3.106 (J)

   B. 1,5.106 (J)

   C. 2.106 (J).

   D. 3,5.106 (J)

Chọn C.

Gọi S là diện tích tiết diện thẳng của xilanh, h là quãng đường pittông dịch chuyển, P là áp suất khí trong xilanh, ta có:

Công mà chất khí thực hiện có độ lớn là:

A = F.h = P.S.h = P.ΔV = 8.106.0,5 = 4.106 J.

Vì chất khí thực hiện công và nhận nhiệt nên: Q > 0, A < 0

Ta có: ΔU = A + Q = - 4.106 + 6.106 = 2.106 (J)

Vậy độ biến thiên nội năng của khí là ΔU = 2.106 (J)

Bài 2: Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp 1 – 2 rồi đẳng nhiệt 2 – 3 (Hình 33.1). Trong mỗi đoạn, khí nhận công hay sinh công?

 17 câu trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học cực hay có đáp án

    A. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 sinh công.

    B. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 nhận công.

    C. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 sinh công.

    D. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 nhận công.

Chọn A.

Đoạn 1-2 là quá trình nén đẳng áp → khí nhận công

Quá trình 2-3 là giãn nở đẳng nhiệt → khí sinh công

Bài 3: Một khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích 1 – 2 rồi đẳng áp 2 – 3 (Hình 33.2) Trong mỗi đoạn, khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt?

 17 câu trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học cực hay có đáp án

    A. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt.

    B. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt.

    C. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt.

    D. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt.

Chọn C.

Quá trình 1-2 là làm lạnh đẳng tích → khí tỏa nhiệt, ∆U = Q12 < 0

Quá trình 2-3 là làm giãn nở đẳng áp → khí nhận nhiệt và sinh công A = - p2.(V3 – V2)

Bài 4: Người ta cung cấp nhiệt lượng cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm và nội năng của chất khí tăng 0,5 J. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh là 20 N. Nhiệt lượng đã cung cấp cho chất khí là

    A. 1,5 J.      B. 25 J.

    C. 40 J.      D. 100 J.

Chọn A

Độ lớn của công chất khí thực hiện để thắng lực ma sát:

A = Fs = 20.0,05 = 1J.

Do chất khí nhận nhiệt và thực hiện công nên: A < 0.

Q = ΔU – A = 0,5 + 1 = 1,5 J.

Bài 5: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 2000 J thì nội năng của nó biến đổi một lượng bằng.

   A. 2000 J.

   B. – 2000 J.

   C. 1000 J.

   D. – 1000 J.

Chọn B.

Áp dụng công thức nguyên lí I NĐLH: ∆U = A + Q

Vì chất khí thực hiện công và xi lanh cách nhiệt nên

A = -2000 J, Q = 0

Do đó: ∆U = A + Q = - 2000 + 0 = - 2000 J

Bài 6: Trong một quá trình nung nóng đẳng áp ở áp suất 1,5.105 Pa, một chất khí tăng thể tích từ 40 dm3 đến 60 dm3 và tăng nội năng một lượng là 4,28 J. Nhiệt lượng truyền cho chất khí là

   A. 1280 J.

   B. 3004,28 J.

   C. 7280 J.

   D. – 1280 J.

Chọn B.

Áp dụng công thức nguyên lí I NĐLH: ∆U = A + Q

Vì chất khí thực hiện công nên A = -p.∆V = -1,5.105.(60.10-3 – 40.10-3) = 3000J.

Khi tăng nội năng một lượng là 4,28 J nên ∆U = 4,28 J

Do đó: Q = ∆U - A = 4,28 + 3000 = 3004,28J.

Bài 7: Chất khí không thực hiện công trong quá trình nào của đường biểu diễn ở đồ thị p – T như hình vẽ.

 17 câu trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học cực hay có đáp án

   A. (1) → (2)

   B. (4) → (1)

   C. (3) → (4)

   D. (2) → (3)

Chọn B.

Từ đồ thị ta thấy quá trình (4) – (1) là quá trình đẳng tích → chất khí không thực hiện công trong quá trình này.

Bài 8: Đồ thị bên biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ∆U phải có giá trị như thế nào?

 17 câu trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học cực hay có đáp án

   A. ∆U > 0; Q = 0; A > 0.

   B. ∆U = 0; Q > 0; A < 0.

   C. ∆U = 0; Q < 0; A > 0.

   D. ∆U < 0; Q > 0; A < 0.

Chọn A.

Ta thấy quá trình 1-2 trên đồ thị p-V là quá trình nén đẳng nhiệt → Q = 0 và khí nhận công A > 0

→ ∆U = A + Q = A > 0

Bài 9: Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã

   A. sinh công là 40J.

   B. nhận công là 20J.

   C. thực hiện công là 20J.

   D. nhận công là 40J.

Chọn C.

Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J

→ ∆U = 10J và Q = 30J

Mặt khác: ∆U = A + Q → A = ∆U – Q = 10 – 30 = -20J < 0 → khối khí sinh công 20J

Bài 10: Một viên đạn bằng chì khối lượng m, bay với vận tốc v = 195 m/s, va chạm mềm vào một quả cầu bằng chì cùng khối lượng m đang đứng yên. Nhiệt dung riêng của chì là c = 130 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của viên đạn và quả cầu bằng nhay. Coi nhiệt lượng truyền ra môi trường là không đáng kể. Độ tăng nhiệt độ của viên đạn và quả cầu là

    A. 146oC.      B. 73oC.

    C. 37oC.      D. 14,6oC.

Chọn B.

Theo định luật bảo toàn động lượng:

mv = (m + m’)v ⟹ v’ = v/2.

Độ hao hụt cơ năng:

 17 câu trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học cực hay có đáp án

Nếu lượng cơ năng này hoàn toàn dùng làm hệ nóng lên thì:

 17 câu trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học cực hay có đáp án

Bài 11: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là

    A. ΔU = A + Q.      B. Q = ΔU + A

    C. ΔU = A – Q.      D. Q = A - ΔU.

Chọn A.

Nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ∆U = A + Q

Qui ước dấu:

+ Q > 0 vật nhận nhiệt lượng

+ Q < 0 vật truyền nhiệt lượng

+ A > 0 vật nhận công

+ A < 0 vật thực hiện công

Bài 12: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là

    A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.

    B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.

    C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.

    D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.

Chọn C.

Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên đây là cách làm thay đổi nội năng do thực hiện công.

Bài 13: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là

    A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.

    B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh.

    C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được.

    D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ.

Chọn D.

Nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ∆U = A + Q

⟹ Q = ∆U - A = ∆U + A’, với A’ = - A là công mà hệ sinh ra.

⟹ Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.

Hoặc: A = ∆U – Q = ∆U + Q’, với Q’ là nhiệt lượng mà hệ tỏa ra.

⟹ Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh.

Bài 14: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công là:

    A. ΔU = Q + A; Q > 0; A < 0.      B. ΔU = Q; Q > 0.

    C. ΔU = Q + A; Q < 0; A > 0.      D. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0.

Chọn D.

Nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ∆U = A + Q

Vì khí nhận nhiệt nên Q > 0, khi nhận công nên A > 0.

Bài 15: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ

    A. tỏa nhiệt và nhận công.

    B. tỏa nhiệt và sinh công.

    C. nhận nhiệt và nhận công.

    D. nhận công và biến đổi đoạn nhiệt.

Chọn A.

+ Q > 0 vật nhận nhiệt lượng

+ Q < 0 vật truyền nhiệt lượng

+ A > 0 vật nhận công

+ A < 0 vật thực hiện công

⟹ Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ tỏa nhiệt và nhận công.

Bài 16: ΔU = 0 trong trường hợp hệ

    A. biến đổi theo chu trình.

    B. biến đổi đẳng tích.

    C. biến đổi đẳng áp

    D. biến đổi đoạn nhiệt.

Chọn A.

∆U = 0 trong trường hợp hệ biến đổi theo chu trình.

Bài 17: ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I áp dụng cho

    A. quá trình đẳng áp.

    B. quá trình đẳng nhiệt.

    C. quá trình đẳng tích.

    D. cả ba quá trình nói trên.

Chọn C.

Nguyên lí I nhiệt động lực học: ∆U = A + Q

∆U = Q ⟺ A = 0 ⟺ quá trình đẳng tích (hệ không sinh công).

Bài viết liên quan

547
  Tải tài liệu