
💖
Đồng đoàn
200
40
Câu trả lời của bạn: 16:35 23/11/2023
Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đá bát.
Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đá bát.” (Vũ Cao. “Những người cùng làng”).
Thành ngữ ăn cháo đá bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đá bát). Về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đá bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đá bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đá bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đá bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đá bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đá bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đá bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
Bạn tham khảo nha
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:14 18/11/2023
23ha450m2m2=23,045ha
155m5cm=1550,5dm
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:12 18/11/2023
x = 841,7 - 129,9
x = 711,8
Câu trả lời của bạn: 20:47 13/11/2023
Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có thắng lợi. Tinh thần đoàn kết tạo sức mạnh phi thường mà trong điều kiện bình thường không thể có. Khi có sự chung sức và hợp tác, ta có thể đạt được những điều tuyệt vời. Không biết đoàn kết nhất định sẽ thất bại, thậm chí là bị hủy diệt. Trong lịch sử, có những dân tộc nhỏ bé vì biết phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết mà làm được những điều vĩ đại. Ngược lại, có những dân tộc hùng mạnh vì không biết đoàn kết mà sớm bị diệt vong.
Đoàn kết là tập hợp mọi sức mạnh, trí tuệ con người lại thành một khối mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để dẫn đến thành công. Tinh thần đoàn kết giúp chúng ta biến những cái không thể thành có, chỉ cần đến sự hợp tác của tất cả mọi người. Mục đích là nhằm đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn, cùng chung tay giúp đỡ người khác.
Sức mạnh tinh thần đoàn kết đã được thể hiện rõ ràng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đi qua hàng trăm năm lịch sử với biết bao nhiêu cuộc xâm lược của các nước đế quốc và láng giềng. Người dân Việt Nam vốn hiền lành và thân thiện, yêu chuộng hòa bình và không bao giờ thích xung đột. Khi cuộc sống thanh bình, họ vui thú với ruộng vườn, chăm lo hạnh phúc. Khi có giặc ngoại xâm, họ biết đoàn kết với nhau tạo ra một tập thể vững chắc để đánh tan mưu đồ của bọn xâm lược.
Thái độ hiền hòa và nhân nhượng của dân tộc ta có thể khiến cho kẻ thù chủ quan và khinh thường, sẵn sàng khởi binh xâm chiếm bất cứ lúc nào. Lúc ban đầu, chúng có thể đạt được mục đích nhanh chóng vì nhân dân ta chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Nhưng, sau đó, chúng thường bị đánh bại bởi nhân dân đã liên kết lại. Toàn thể dân tộc đồng lòng, quyết chí, sẵn sàng hi sinh tất cả để đánh giặc cứu nước. Tinh thần ấy khiến kẻ thù vô cùng kinh ngạc vì trong một thời gian ngắn mà dân tộc ta đã có thể tìm tiếng nói chung, ý chí chung, hình thành một mặt trận đánh giặc với tinh thần đoàn kết chặt chẽ, tạo nên một sức mạnh phi thường. Khi kẻ xâm lăng đã bị đánh tan, họ lại trở về với cuộc sống hiền hòa, bình dị vốn có. Sức mạnh đoàn kết lại trở về với thái tiềm ẩn trong nhân dân.
Đúng như câu nói “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”, tinh thần đoàn kết mãnh liệt của nhân dân đã đem lại chiến thắng cho đất nước, góp phần tạo nên một dân tộc ấm no, bình yên mà chúng ta được sống như hôm nay.
Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần đoàn kết vẫn được thể hiện rõ ràng. Những lần nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước âm mưu xâm chiếm của kẻ thù. Dù cuộc chiến này còn kéo dài nhưng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta cũng khiến kẻ thù phải dè chừng.
Khi nhân dân miền trung, miền Bắc hứng chịu thiên tai, bão lũ, nhân dân cả nước lại đồng lòng tương trợ, giúp đỡ nhau, san sẻ những gánh nặng mà những người gặp nạn phải chịu đựng, giúp đồng bào vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Rất nhiều quỹ quyên góp ra đời, hàng ngàn máy bay cứu hộ đã tới giúp đỡ, những chuyến hàng cứu trợ ngày đêm lên đường, hàng triệu tấm lòng được gửi đi, những lời động viên, ai nấy đều hướng về nhân dân ruột thịt đang trong cơn hoạn nạn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Người cũng nhấn mạnh rằng: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Một khi đoàn kết lại với nhau, chúng ta có thể phát huy được tài năng riêng của từng thành viên liên kết thành một sức mạnh lớn hơn. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người. Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Đó là một hành động thông minh bởi không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta.
Một khi đoàn kết, ta có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại. Mỗi chúng ta chỉ là một cá thể bé nhỏ trong xã hội này, nhưng nếu từng cá thể biết hợp tác, nắm tay lại với nhau, điều đó sẽ tạo ra một tổ chức to lớn, vững mạnh và đảm bảo hơn về mức độ thành công. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng đoàn kết chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng dẫn đến thành công.
Quyết liệt phê phán, lên án những kẻ phá hoại sự đoàn kết, gây chia rẽ tập thể. Cần chỉ trích thái độ và lối sống kiêu căng, tự cao, tự đại, chỉ sống cho bản thân mình mà không chịu hợp tác với bất cứ ai. Chính do sự “ảo tưởng” rằng bản thân là nhất, họ thờ ơ, vô cảm với công việc chung. Họ cố tách mình ra khỏi tập thể vì lo sợ những trách nhiệm chung. Đó là những người rất đáng chê trách.
Là một học sinh, chúng ta cần phải biết đoàn kết với nhau để tạo nên một tập thể vững mạnh, xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp, hiệu quả cao. Chính nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp cho mọi người đến gần nhau, yêu thương nhau hơn. Biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập, cùng phấn đấu để mai sau khi lớn có thể trở thành một công dân có ít cho đất nước.
Muốn đi nhanh hãy đi một mình. Muốn đi xa phải đi cùng nhau. Tinh thần đoàn kết là động lực mạnh mẽ giúp ta vượt qua khó khăn và là một truyền thống quý báu của dân tộc. Phải biết đoàn kết để cùng bảo vệ nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Có thể nói, chính tinh thần đoàn kết đã tạo nên sự hưng thịnh của mọi quốc gia
Câu trả lời của bạn: 20:44 13/11/2023
a, Biểu tượng chiếc xe không kính
- Đoàn xe là sự tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến
- Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu lí do xe không có kính: vì bom đạn của kẻ thù bắn phá làm vỡ hết kính.
- Là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho khó khăn gian khổ: đoàn xe chịu gió lùa, bom rơi, bụi đường, mưa giông; xe không có kính, không đèn, không có mui xe, chiếc xe xây xước như một người lính bị thương nhưng vẫn băng băng chạy.
⇒ Hình ảnh xe không có kính là hiện thực tàn khốc, qua đó làm tôn lên sự anh hùng của con người trong chiến tranh.
b, Hình ảnh người lính lái xe
- Tư thế hiên ngang, bất khuất: ung dung, nhìn thẳng ⇒ coi thường khó khăn, nguy hiểm.
- Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.
- Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:
- Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:
+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính.
+ Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”.
Câu trả lời của bạn: 20:03 13/11/2023
Câu trả lời của bạn: 20:02 13/11/2023
Câu trả lời của bạn: 20:02 13/11/2023
Câu trả lời của bạn: 20:02 13/11/2023
Câu trả lời của bạn: 20:02 13/11/2023
Câu trả lời của bạn: 20:01 13/11/2023
Câu trả lời của bạn: 19:58 13/11/2023
Bài làm
"Hoài thanh" là một trào lưu thi ca xuất hiện trong văn học Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, và Xuân Diệu đã tạo ra những tác phẩm theo trường phái "hoài thanh". Đây là một phong cách thi ca lấy tâm trạng hoài niệm, lãng mạn và tĩnh lặng làm trung tâm, thường thể hiện những cảm xúc sâu sắc và ý thức về thời gian, cuộc sống, và tình yêu.
Luận điểm: Trong thời đại "hoài thanh," văn học thể hiện tâm trạng hoài niệm và tương tác giữa con người và thời gian.
Lý lẽ: Thời đại "hoài thanh" phản ánh tâm trạng của con người trong bối cảnh xã hội đang trải qua những biến đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của nền công nghiệp và tình hình chính trị, xã hội. Tâm trạng này thể hiện qua việc những nhà thơ "hoài thanh" thể hiện lòng hoài niệm về những giá trị truyền thống, về những ký ức và tình cảm trong quá khứ. Họ mong muốn bắt kịp thời gian, tạo nên sự cân bằng giữa hiện tại và quá khứ.
Dẫn chứng: Một ví dụ cụ thể là bài thơ "Bến Thành" của Hàn Mặc Tử. Trong bài thơ này, Hàn Mặc Tử thể hiện sự hoài niệm về một kỷ niệm tại khu vực Bến Thành ở Sài Gòn, với những cảm xúc về quá khứ và sự thay đổi của thời gian. Bài thơ này phản ánh tâm trạng của tác giả và cả một thời đại "hoài thanh."
Tóm lại, thời đại "hoài thanh" trong thi ca của Việt Nam thể hiện tâm trạng hoài niệm và tương tác độc đáo giữa con người và thời gian, và điều này được thể hiện qua những tác phẩm của các nhà thơ "hoài thanh."
Câu trả lời của bạn: 19:55 13/11/2023
Bài thơ Cây Dừa là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập: Góc sân và khoảng trời. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.
Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:43 13/11/2023
Đối với mỗi người, những trải nghiệm sẽ đem đến thật nhiều bài học. Và chắc hẳn trong cuộc đời, bên cạnh những trải nghiệm buồn không đáng có, chúng ta cũng có những trải nghiệm vui vẻ, khiến ta hạnh phúc.
Nghỉ hè năm ngoái, em được về quê nội chơi. Em đã có trải nghiệm thú vị. Buổi sáng, em được ra suối bắt cá cùng bác Ba. Đến chiều, em đi bắt ốc cùng bà ngoại. Điều đó khiến em cảm thấy rất thích thú và vui vẻ khi sống ở quê.
Nhưng có lẽ, trải nghiệm khiến em nhớ nhất đó là lần đầu tiên em được bơi lội ở dưới suối. Hồi ở thành phố, em mới chỉ được tập bơi trong bể bơi. Em đã vô cùng thích thú khi được hòa mình, vùng vẫy dưới dòng nước mát lạnh của thiên nhiên. Em rất thích cảm giác dòng nước chảy xiết vào người mình. Hôm đó, đi bơi với em còn có đám bạn em mới quen được ở quê, chúng em đã tổ chức một cuộc thi bơi lội. Với kinh nghiệm 3 năm học bơi, em đã đánh bại tất cả các đối thủ, nhưng cũng thật nể phục khi các bạn chưa từng học bơi qua lớp hay thầy dạy, mà các bạn ở quê toàn tự học nhưng bơi vô cùng giỏi.
Chúng em nô đùa rất vui dưới suối. Còn tổ chức cuộc thi xem ai lặn sâu dưới nước lâu nhất. Bạn Tuấn được chọn làm trọng tài. Em tự nhủ mình sẽ phải đánh bại bạn Đức. Sau khi Tuấn thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Chúng em ra tư thế chuẩn bị vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con suối. Cả hai đều không ai chịu kém ai nên vẫn đang lặn ngụp dưới nước. Em thì không tự tin mình có thể lặn sâu hơn Đức, nhưng em sẽ cố gắng hết sức. Cuộc thi đi đến hồi kết và cuối cùng em đã chiến thắng. Em đã rất vui vì mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc.
Đây là trải nghiệm đáng nhớ của em. Em cảm thấy rất vui vẻ trong quãng thời gian ở quê cùng ông bà nội. Em hy vọng sẽ còn nhiều dịp trở về thăm ông bà và lũ bạn.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:40 13/11/2023
1/6 tuổi mẹ Lan là:36 x 1/6 =6(tuổi)
Tuổi của Lan là:6-5=1(tuổi)
ĐS:........tuổi
Câu trả lời của bạn: 19:36 13/11/2023
Hoàng tộc (皇族):
Nghĩa chung: Nhóm người thuộc gia đình hoàng gia.
Sử dụng: Đây là một thuật ngữ để chỉ các thành viên trong gia đình hoàng gia, bao gồm hoàng đế, hoàng hậu, và các vị quý tộc khác.
Khuyết danh (缺 danh):
Nghĩa chung: Thiếu danh tính, không biết tên.
Sử dụng: Thường được sử dụng để mô tả những tác phẩm văn học, tác giả của nó không được biết đến hoặc không được công nhận.
Chính nghĩa (正義):
Nghĩa chung: Công bằng, đúng đắn.
Sử dụng: Chính nghĩa thường liên quan đến sự đúng đắn, công bằng trong hành động, quyết định, hoặc hệ thống giáo lý.
Di sản (遺產):
Nghĩa chung: Tài sản hoặc giá trị được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Sử dụng: Có thể là tài sản vật chất, tinh thần, văn hóa, hoặc các giá trị truyền thống được bảo tồn và chuyển giao.
Hoàng đế (皇帝):
Nghĩa chung: Người đứng đầu quốc gia trong một hệ thống quân chủ, thường là người cai trị một đế chế.
Sử dụng: Thường được sử dụng trong ngữ cảnh lịch sử để chỉ vị lãnh đạo tối cao của một đế chế.
Đại thần (大臣):
Nghĩa chung: Quan chức cấp cao trong triều đình.
Sử dụng: Thường được sử dụng để mô tả những người có vị thế cao trong cấp bộ máy quản lý quốc gia, thường làm công tác lập pháp và quản lý các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu trả lời của bạn: 19:34 13/11/2023
Lời hát trong âm nhạc thường là phần truyền tải thông điệp, cảm xúc và ý nghĩa của bài hát. Phân tích lời hát có thể bao gồm việc xem xét nghĩa của từng từ, cấu trúc câu, ý tưởng chủ đạo và cảm xúc mà nghệ sĩ muốn truyền đạt. Điều này giúp người nghe hiểu rõ hơn về thông điệp và ý nghĩa của bài hát.
Xưng danh trong âm nhạc thường là cách mà nghệ sĩ tự nhận mình hoặc gọi tên mình trong bài hát. Đây có thể là tên thật của nghệ sĩ hoặc một biệt danh, biểu tượng đại diện cho họ. Xưng danh có thể mang tính cá nhân, thể hiện cái tôi và định danh của nghệ sĩ trong âm nhạc.
Tuy nhiên, để phân tích một cách cụ thể và chi tiết hơn về "Lời hát và xưng danh của thị mầu", cần có thông tin cụ thể về bài hát, nghệ sĩ hoặc ngữ cảnh liên quan.