
Minhkanz
Kim cương đoàn
3,210
642
Câu trả lời của bạn: 20:12 22/10/2023
a, hbh ABCD có: AB // CD và AB = CD
=> AM // DN và AM = DN
=> AMND là hbh mà AB = 2AD => 1/2AB = AD => AM = AD
=> AMND là hthoi
b, cmtt câu a ta có: MB // ND và MB = ND
=> MBND là hbh
Câu trả lời của bạn: 20:10 22/10/2023
a) Ta có : ˆA+ˆB+ˆC=1800�^+�^+�^=1800(tổng 3 góc trong 1ΔΔ)
=> 700+ˆB+ˆC=1800700+�^+�^=1800
=> ˆB+ˆC=1100�^+�^=1100(1)
Mà : ˆB−ˆC=100�^−�^=100(2)
Từ (1) và (2)
=> 2ˆB=12002�^=1200
=> ˆB=600�^=600
Vậy ˆB=600,ˆC=500�^=600,�^=500
b) Ta có : ˆA+ˆB+ˆC=1800�^+�^+�^=1800(định lí)
=> 1000+ˆB+ˆC=18001000+�^+�^=1800
=> ˆB+ˆC=800�^+�^=800(1)
Mà ˆB−ˆC=500�^−�^=500(2)
Từ (1) và (2) => 2ˆB=13002�^=1300
=> ˆB=650�^=650
Vậy ˆB=650,ˆC=650−500=150�^=650,�^=650−500=150
c) Ta có : ˆA+ˆB+ˆC=1800�^+�^+�^=1800(định lí)
=> 600+ˆB+ˆC=1800600+�^+�^=1800
=> ˆB+ˆC=1200�^+�^=1200
Mà ˆB=2ˆC�^=2�^
=> 2ˆC+ˆC=12002�^+�^=1200
=> 3ˆC=12003�^=1200
=> ˆC=400�^=400
Lại có ˆB=2ˆC�^=2�^,thay ˆC=400�^=400=> ˆB=2⋅400=800
Câu trả lời của bạn: 20:06 22/10/2023
1/3(2x-5)=-2/3-3/2
1/3(2x-5)=-13/6
2x-5=-13/6:1/3
2x-5=-13/2
2x=-13/2+5
2x=-3/2
x=-3/2:2
x=-3/4
Câu trả lời của bạn: 20:04 22/10/2023
KC⊥AC (GT)
suy ra BE song song KC ( từ vuông góc đến sog sog)
+) có CF⊥ AB (GT)
KB ⊥ AB (GT)
Suy ra CF sog sog KB (từ......)
+) Xét tứ giác BHCK có
BH sog sog CK
CH sog sog KB
Suy ra tứ giác BHCK là hình bình hành (dhnb)
Câu trả lời của bạn: 20:04 22/10/2023
Mùa hè đã đến
Bé được về quê
Thăm ông thăm bà
Thật vui biết bao.
Xóm làng thân thương
Con đường nhỏ bé
Cánh đồng bất tận
Lúa thơm ngọt ngào.
Ôi, đẹp làm sao!
Quê hương của bé
Gắp học chăm ngoan
Mai về dựng xây.
Câu trả lời của bạn: 20:03 22/10/2023
biểu thức
Câu trả lời của bạn: 20:01 22/10/2023
Giải thích các bước giải:
2952:[151−(15.x−2)]=242952:[151-(15.�-2)]=24
151−(15x−2)=2952:24151-(15�-2)=2952:24
151−(15x−2)=123151-(15�-2)=123
15x−2=151−12315�-2=151-123
15x−2=2815�-2=28
15x=28+215�=28+2
15x=3015�=30
x=30:15�=30:15
Câu trả lời của bạn: 20:29 20/10/2023
A = 600, chiếm 20%
-> N = 600 . 100 : 20 = 3000 nu
a.
A = T = 600
G = X = 3000 : 2 - 600 = 900
b.
L = (3000 : 2) . 3,4 = 5100Ao
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:29 20/10/2023
Câu trả lời của bạn: 20:23 20/10/2023
=> Diễn tả lại sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam đó là sự kiện đọc Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
=> Chính là một trong những sự kiện trọng đại và có ý nghĩa bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:58 17/10/2023
Tác phẩm Con đường mùa đông của tác giả Puskin là một bài thơ trữ tình có tính sử thi, được sáng tác vào năm 1826. Đây là thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc nổi dậy và kháng cự. Bài thơ có nhiều cung bậc cảm xúc đặc trưng của thời kỳ, đồng thời chứa dấu ấn riêng của nhà thơ vĩ đại.
Trong đoạn trích này, tác giả miêu tả khung cảnh một đêm mùa đông với sương mù và ánh sáng mờ mờ của mặt trăng. Những âm thanh đơn điệu của tiếng chuông, cảnh vật đơn điệu và tiếng chạy của chó săn troika cùng với những bài hát của người đánh xe tạo ra một tình trạng mệt mỏi và buồn chán cho người. Nhân vật trữ tình là tác giả và cô gái mà ông nhớ nhung xuất hiện ngay trong đoạn mở đầu. Trong khung cảnh mù mịt buồn thương ấy, ánh mắt của người con gái cũng chẳng mấy vui vẻ, được tác giả miêu tả bằng một ánh buồn. Chỉ với 1 câu thơ rất đơn giản, người phụ nữ ấy đã xuất hiện trong mắt người đọc với sự Người đọc như cảm nhận được nỗi buồn man mác và niềm khao khát trong bài thơ và cảm thấy mình đã chạm vào tâm hồn của nhân vật trữ tình. Sự chọn lựa các từ ngữ cùng với những đặc điểm âm nhạc của bài thơ tạo nên một nhịp điệu đặc trưng, thể hiện sự nhấp nháy của tâm trạng và cảm xúc. Những hình ảnh tuyệt đẹp như mặt trăng mờ sương, rừng sâu và tuyết trắng cùng với một con đường vắng vẻ, tạo nên một bối cảnh đặc biệt và gợi lên sự hoài niệm và sâu lắng.
Một hình ảnh khiến người đọc chú ý nữa chính là lời hát của những người đánh xe:
“Niềm vui đó là điều xa vời,
Đau lòng đó …
Không có lửa, không có túp lều đen …
Hoang vu và tuyết rơi … Gặp tôi
Chỉ dặm sọc
Đi qua một mình.”
Hoàn cảnh của đất nước và thế giới đã khiến những kẻ dân đen như người đánh xe ấy chẳng còn sức sống. Trong khung cảnh mịt mờ, hình ảnh con người luôn xuất hiện qua từ ngữ “một mình”, cho thấy sự cô độc và đáng thương. Đoạn thơ tiếp tục miêu tả một cảnh vật trống rỗng, không có lửa ấm, không có túp lều đen để trú ẩn. Hình ảnh của hoang vu và tuyết rơi tạo ra một bối cảnh lạnh lẽo, cô đơn như một người, một con thú nhỏ bị bỏ rơi. Toàn bộ đoạn thơ này tạo ra một tâm trạng u ám, mất mát và buồn bã. Nó thể hiện sự tương phản giữa mong muốn niềm vui và thực tế cô đơn và xa cách. Phải chăng, đây cũng chính là những suy nghĩ của tác giả khi đi một mình và nhớ về người con gái u buồn ở phương xa?
Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh tinh tế, tác giả tạo nên một bầu không khí u ám và lạnh lẽo, đồng thời thể hiện sự cô đơn và tuyệt vọng của con người trong cuộc sống. Bài thơ mang đến một cái nhìn tinh tế về tâm trạng và cảm xúc của nhân vật chính, khắc họa hình ảnh đêm đông cô đơn và tuyệt vọng một cách sống động. Tác phẩm này khéo léo thể hiện sự đau khổ và cô đơn của con người, đồng thời khám phá những khía cạnh sâu xa về tình yêu, hy vọng và tuyệt vọng. Các chi tiết về cảnh vật, âm thanh và cảm xúc được mô tả một cách chính xác và đa chiều, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về đêm mùa đông đầy u buồn. Tác giả tạo ra một không gian tưởng tượng mà người đọc có thể đắm mình trong đó, cảm nhận được tình cảm và tâm trạng của nhân vật chính. Những đau khổ, sự tuyệt vọng và niềm hy vọng đan xen trong bài thơ tạo nên một trạng thái tâm lý phức tạp và sâu sắc, đồng thời mở ra nhiều khía cạnh để suy ngẫm về cuộc sống và nhân sinh.
Ngay trong đoạn sau, tình cảm của nhân vật trữ tình đã khiến cho cả bài thơ dường như bừng sáng hẳn lên. Câu đầu tiên diễn tả ý định của người viết trở về và gặp người yêu vào ngày mai. Người viết hy vọng rằng trong cuộc gặp gỡ này, anh ta có thể quên đi những khó khăn và buồn bã. Thời gian được coi là một vòng tròn vô nghĩa, đồng hồ không còn phát ra âm thanh, vậy là chẳng có gì đáng thức được hai người đang chìm trong tình yêu. Câu thơ tiếp theo đề cập đến tiếng đồng hồ và mô tả nó làm cho vòng tròn đo được của nó, có thể ám chỉ sự tiếp diễn của thời gian và cuộc sống. Tác giả hy vọng rằng trong tương lai, những điều nhàm chán sẽ được loại bỏ và không gian tối tăm của nửa đêm sẽ không còn chia cắt giữa hai người.
Vượt qua mịt mờ của thời đại và thiên nhiên, con người đã tìm lại được ánh sáng và ấm áp thông qua tình yêu của mình. Vậy nên nói, Puskin là ông hoàng cảm xúc, nắm giữ được từng cung bậc của người đọc và chính mình.
Câu trả lời của bạn: 19:55 17/10/2023
Bài thơ nổi tiếng này được nhà thơ sáng tác ở Đồng Hới khi chiến tranh chống Mỹ vừa kết thúc. Lúc đó nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết hôn với Lâm Thị Mỹ Dạ và họ vừa sinh con gái đầu lòng: Đôi làn môi con /Nghiêng về vú mẹ /Như cây lúa nhỏ /Nghiêng về phù sa...
Bài thơ được viết theo âm điệu hát ru, nên rất thiết tha và dân dã. Cần lưu ý rằng, bài thơ ra đời khi nỗi đau thương, mất mát do chiến tranh còn rất khốc liệt đối với mỗi gia đình, mỗi phận người. Nhiều khó khăn vất vả về cái ăn, cái ở. Nhưng bài thơ không nói gì đến cảnh chết chóc, chiến tranh, mà chỉ hướng đến cái đẹp, cái tốt cho con cái, nghĩ đến sự trắng trong của hồn người. Phải có tầm nhìn xa, tấm lòng yêu thương bao la lắm mới vượt qua những bức xúc thường ngày để hướng đến những điều nhân văn vĩnh cửu như thế. Bài thơ đã viết về một điều tâm linh nhất, thiêng liêng nhất của mỗi đời người: Đó là tình mẫu tử! Nguồn sữa mẹ là hình tượng thơ hàm chứa và bao quát. Trắng trong là ước nguyện tốt đẹp mà mỗi người mẹ luôn dành cho con mình.
Bài thơ ngắn chỉ 64 chữ (16 câu, mỗi câu 4 chữ), nhưng đã tạo được một tứ thơ lớn có tính điển hình cao về tình cảm và triết lý nhân sinh, từ đó tạo ra được hình tượng thơ đẹp: Tình yêu của người mẹ đối với sự hình thành tâm hồn và nhân cách của con trẻ:
Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong
Tài sản dành cho con không phải là tiền bạc hay tiện nghi sang trọng, mà là những điều trắng trong trong ý nghĩ, trong nhân cách làm người. Khi con trẻ ngậm đầu vú mẹ là con đang uống sự trắng trong, tinh khiết của tình mẹ để thành một CON NGƯỜI viết hoa.
Bài thơ bắt đầu bằng những hình ảnh so sánh, liên tưởng giản dị thường nhật mà hàm chứa những điều minh triết: Đôi làn môi con / Nghiêng về vú mẹ / Như cây lúa nhỏ/ Nghiêng về phù sa /Như hương hoa thơm / Nghiêng về ngọn gió... Như búp hoa huệ/ Ngậm tia nắng trời... Những hình ảnh chắt lọc trên chính là những cặp “CON và MẸ” tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ: “môi con - vú mẹ”, “cây lúa - phù sa”; “hương hoa-ngọn gió”, “búp hoa - tia nắng”... đó là những cặp tương quan hình thành nên mối liên hệ sinh tồn, sinh trưởng từ cội nguồn sự sống. Những cặp “MẸ - CON” chính là phát hiện quan trọng nhất của tác giả, làm cho bài thơ có tứ mạnh. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là thơ trực cảm, nhưng là thứ trực cảm của một tâm thức thơ mạnh mẽ, nên tạo được chiều sâu cảm xúc cho bài thơ.
Bài thơ "Trắng trong" không cầu kỳ về câu chữ, lại bố cục theo logic truyền thống: Khi ru con, nựng con, người mẹ Việt Nam nào cũng mơ ước những điều tốt lành cho con mình trong tương lai. Mơ cho con mình trở thành một người tốt, luôn nghĩ đến những điều trắng trong trong cuộc sống, là ước mơ cực kỳ hệ trọng. Nếu người Mẹ nào cũng hướng con mình đến sự trắng trong ấy, thì chúng ta sẽ tạo ra được những thế hệ tương lai lý tưởng, bảo đảm cho sự trường tồn của nòi giống Việt Nam. Sữa mẹ trắng trong / Con ơi hãy uống / Rồi mai khôn lớn / Con ơi hãy nghĩ / Những điều trắng trong... Vâng, không có nguồn sữa mẹ nào lại không trắng trong, tinh khiết đối với trẻ thơ !
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có nhiều bài thơ về chiến tranh, về tình yêu rất nổi tiếng như Khoảng trời hố bom, Anh đừng khen em... Chị cũng có nhiều bài thơ hay về tình mẫu tử. Bởi chính nhà thơ đã lớn lên và trưởng thành côi cút bên người mẹ của mình. Có lẽ vì thế mà khi có hai con gái, chị dồn hết tất cả tình cảm cho con. Chị có trên 20 bài thơ viết tặng mẹ già và con gái.
Hai mẹ con là hai nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và Hoàng Dạ Thi đã từng in chung một tập thơ “Mẹ và Con” với nhiều bài thơ xúc động như Nghĩ về con như biển, Trái tim sinh nở, Chùm quả cho con, Nếu mẹ là... Chị ví mình như bờ cát, con là triệu con sóng nhỏ: Mẹ là bờ cát con tìm / Dạt dào lòng mẹ triệu nghìn sóng con hay; Môi con- cái nụ giữa trời/ Thơm vào lòng mẹ những lời của hoa... Khi con lớn lên, nhìn con ngủ ngon lành, chị vẫn không hết những day dứt lo lắng cho con trong tương lai. Nỗi lo đến trào nước mắt , nhưng chi vẫn âu yếm dặn con: Tự mình phải hiểu mình thôi / Làm thân con gái một đời / Buồn lo lặn vào trong mắt / Nụ cười cứ nở trên môi (Một thời con gái).
Đó cũng là nguồn mạch của Trắng trong mà nhà thơ muốn truyền cho con khôn lớn và gửi đến mỗi bà mẹ trên đời...
Câu trả lời của bạn: 19:54 17/10/2023
ầy chim chìa vôi là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Nhân vật chính trong truyện là Mon - một cậu bé nhân hậu, giàu tình tinh yêu.
Nội dung của truyện kể về việc Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bờ sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Cứ thế, chúng tiến đến phần cao nhất của dải cát. Đến sáng, bầy chim đã bứt khỏi dòng nước, bay lên cao. Tấm thân của nó vụt ra khỏi mặt nước, bay cao hơn hẳn lần cất cánh đầu tiên. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy hạnh phúc, sung sướng.
Có thể thấy, dù còn nhỏ tuổi, nhưng Mon lại rất hiểu chuyện. Cậu biết suy nghĩ, lo lắng cho đàn chim chìa vôi làm tổ ở ngoài sông. Mon lo lắng những chú chim có thể bị nước sông cuốn trôi. Những câu hỏi của Mon dành cho anh trai đã thể hiện được điều đó: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Dù cậu đã tự nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng vẫn nghĩ đến bầy chim: “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”.
Điều này cũng xuất phát từ tình yêu thương các loài động vật của cậu bé Mon. Cậu đã đề nghị anh Mên: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui.
Tác giả đã thông qua lời nói và hành động cụ thể để làm nổi bật nét đặc điểm, tình cách của nhân vật Mon. Ngoài ra ngôn từ trong sáng, hình ảnh gần gũi, quen thuộc cũng góp phần miêu tả cậu bé một cách chân thực, sinh động.
Như vậy, qua nhân vật Mon, tác giả đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa, giá trị đến người đọc. Đó chính là bài học về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.
Câu trả lời của bạn: 19:51 17/10/2023
Giai đoạn 1: Bón lót
Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.
Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi tiến hành gieo cấy. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.
Bón phân cho lúa ở giai đoạn bón lót
Với giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, hay mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh, khi bón lót cần bón nhiều phân Kali.
Nếu như cấy lúa bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày, thì cần bón khoảng 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây.
Giai đoạn 2: Bón thúc cây đẻ nhánh
Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2,3 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.
Bón phân cho lúa ở giai đoạn đẻ nhánh
Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết. Điều này nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Khi bón cần chú ý nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá.
Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Ở các trường hợp: cấy giống dài ngày, giống lúa ngắn ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi gieo cấy cao cần bón thúc nhiều đạm.
Giai đoạn 3: Bón thúc cây lúa trổ đòng
Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.
Những giống lúa đẻ ít, nhưng bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông lúa to, nhiều hạt, chắc, đạt năng suất cao nhất. Nếu đã bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng.
Bón phân cho lúa ở giai đoạn bón trổ đòng
Nên sử dụng phân bón Kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.
Giai đoạn 4: Nuôi hạt
Đây là giai đoạn bón đón đòng, trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lua trổ có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần nhằm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa.
Một số lưu ý khi bón phân cho lúa
– Các công thức trên chỉ mang tính chất tham khảo, dựa trên nhu cầu cần thiết của cây trồng. Khi bón phân cần dựa theo tình trạng đất, giống cây trồng, lượng phân bón để bón phân hợp lý. Không nên để ra tình trạng thiếu thừa dưỡng chất.
– Để phát huy hiệu quả của phân bón nên kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp. Nhất là biện pháp làm đất hợp lý, đảm bảo độ tơi xốp, bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất hợp lý.
– Nên bổ sung thêm lượng trung và vi lượng cho cây trồng. Phối hợp thêm phân hữu cơ vi sinh, làm tăng màu mỡ đất, giúp tăng năng suất cây trồng.
Câu trả lời của bạn: 19:49 17/10/2023
Câu trả lời của bạn: 19:48 17/10/2023
=2,912.1023
Câu trả lời của bạn: 19:44 17/10/2023
Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.
Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.
Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.