Manchester United
Kim cương đoàn
3,645
729
Câu trả lời của bạn: 08:27 14/02/2024
ĐA D
Câu trả lời của bạn: 15:55 30/12/2023
TRẢ LỜI:
Vì tháp được làm bằng sắt mà sắt là chất rắn có tính chất co lại khi lạnh đi và nở ra khi nóng lên. Do vậy, vào mùa đông có nhiệt độ thấp nên tháp co lại còn vào mùa hè có nhiệt độ cao hơn nên tháp nở ra dẫn tới sự chênh lệch về chiều cao.
Câu trả lời của bạn: 15:54 30/12/2023
LÀM SAO ĐỂ HỌC TỐT HƠN? – MỘT SỐ BÍ QUYẾT (UPDATED!)
AUGUST 29, 2016 BY CHI NGUYỄN 21 COMMENTS
Từ khi bắt đầu sang Mỹ học cao học đến giờ, tôi vẫn duy trì điểm trung bình (GPA) tuyệt đối 4.0/4.0 (Update 2021: Tốt nghiệp Tiến sĩ với 4.0 GPA 🎉). Biết được điều này, trong 3 năm trở lại đây, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi và gợi ý viết bài về bí quyết học tập tốt và đạt điểm cao. Mặc dù có khá nhiều điều muốn chia sẻ, tôi luôn chần chừ trước đề tài này.
Là một người học Giáo dục, tôi hiểu rằng mỗi cá nhân có cách học riêng. Ví dụ, có người thích đọc chữ, có người chỉ đọc được hình ảnh, có người chuyên tự học, có người phải học nhóm… Do vậy, tôi không muốn viết ra một phương pháp nào nhất định, khiến mọi người nghĩ phải làm theo mới có thể “thành công”.
Tuy nhiên, mùa hè vừa rồi, tôi có tham gia dạy phương pháp học cho học sinh cấp 3 và sinh viên năm đầu (những người còn đang loay hoay tìm cách học riêng của mình) và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Một số bạn sinh viên quốc tế làm việc cùng tôi cũng nói rằng ước gì họ biết những phương pháp này trước khi vào học tại Mỹ.
Vì vậy, tôi quyết định hệ thống lại những bí quyết tôi xây dựng được trong quá trình học và dạy học trong bài viết này. Bạn đọc có thể tham khảo, chọn lựa, và lọc ra những điểm phù hợp nhất để áp dụng cho cách học riêng của mình. Như tôi đã nói, mỗi người đều có một phương pháp riêng và chỉ qua tìm tòi, trải nghiệm thực tế mới có thể đúc rút ra điều hợp lý nhất cho mình.
Bài viết được sắp xếp theo 3 phần: Trước kỳ học, Trong kỳ học, và Cuối kỳ học.
1.TRƯỚC KỲ HỌC
“NGHỆ THUẬT” CHỌN LỚP
Hầu hết các trường ở nước ngoài và đa số các trường ở trong nước hiện nay đều cho phép bạn chọn lớp vào thời điểm trước thềm kỳ học mới. Có thể có một số chương trình khắt khe hơn, yêu nhiều môn bắt buộc (required courses) hơn là những môn tự chọn (elective courses), tuy nhiên, đa số trường hợp bạn vẫn có thể chọn thời điểm học, giáo viên, và môn học.
Ngay khi bắt đầu chọn lớp, hãy tập tư duy của “người mua” bởi vì mỗi lần bước chân vào lớp học là một lần bạn đầu tư (thời gian, học phí, công sức). Do vậy, bạn phải chắc chắn đây là lớp học thú vị nhất, giúp bạn mở mang tri thức của mình nhất, và được dạy bởi những giáo sư có kiến thức và đạo đức tốt nhất. Đừng nên chọn bất kỳ lớp học nào bạn không thích chỉ vì có nhiều bạn học cùng đăng ký lớp đó hay môn đó dễ được điểm cao.
Mỗi năm, ngay khi lịch dự kiến các môn học được tải lên trang của nhà trường, tôi bắt đầu nói chuyện với tất cả mọi người. Tôi thường hỏi cán bộ hành chính (administrative staff) xem môn học có khả năng quay lại vào kỳ học/năm học sau không, có yêu cầu nền tảng môn gì (prerequisites) để lấy môn đó không, giảng viên đó có tốt không… Tôi cũng liên lạc với giảng viên để xin trước giáo trình để tham khảo, đây cũng là một cơ hội để giới thiệu bản thân và quen biết thêm các giáo sư mới. Tôi nói chuyện với các bạn học đã từng lấy lớp tôi đang cân nhắc hoặc đã từng làm việc với giảng viên dạy môn đó để có thêm thông tin.
Nếu không thể đưa ra quyết định trước năm học, tôi thường ngồi thử ở một số lớp trong buổi đầu tiên để xem nội dung học, phong cách giảng viên, và không khí lớp học, sau đó mới chốt lại 3-4 môn hợp lý nhất để theo. Điều quan trọng là phải theo sát thời gian bỏ/thêm lớp học mới bởi vì ở rất nhiều trường, sau khi quá thời hạn (thường là 1 tuần trước khi kỳ học mới bắt đầu) bạn không được đăng ký thêm hoặc nếu bỏ lớp phải trả tiền phạt.
KHÔNG NÊN LẤY NHIỀU HƠN MỘT MÔN ĐƯỢC DẠY BỞI MỘT GIẢNG VIÊN TRONG CÙNG MỘT KỲ
Rất nhiều sinh viên mới, đặc biệt là sinh viên quốc tế, quan tâm và muốn được làm việc nhiều hơn với một giáo sư nhất định (thường là người hướng dẫn (advisor) của mình), dẫn đến việc lấy 2-3 lớp cùng được dạy bởi giảng viên đó một lúc. Không có gì sai ở đây cả. Tuy nhiên, do giáo sư thường sử dụng kiến thức mới đọc được hoặc trải nghiệm hàng ngày của mình để áp dụng vào bài giảng cho sinh động, nếu bạn lấy 2-3 môn cùng một người trong cùng một thời điểm, sự đa dạng về kiến thức và trải nghiệm khó có thể xảy ra.
Điều này dẫn đến việc bạn có thể nghe đi nghe lại cũng một câu chuyện, cùng một ví dụ từ lớp này đến lớp khác. Ngoài ra, giáo sư thường sắp xếp lịch học các lớp mình dạy tương đối trùng khớp nhau về thời gian thi hoặc nộp bài cuối kỳ. Nếu lấy 2-3 môn cùng một giáo sư, bạn dễ phải đối mặt với 2-3 hạn nộp bài cùng một thời điểm và nhiều áp lực dồn lên trong thời gian ngắn.
NHƯNG NẾU KHÔNG CÓ QUYỀN LỰA CHỌN?
Nếu không có quyền lựa chọn, nếu bạn phải học môn mình không thích, với giáo sư mình không muốn làm việc cùng, tôi khuyên bạn nên giữ thái độ tích cực. Chắc chắn bạn sẽ học được điều gì đó từ lớp học, dù ít hay nhiều. Dù cho bạn có ghét môn học đến đâu, coi như đó là cơ hội để tìm hiểu thêm một mảng kiến thức mới mà mình có thể không bao giờ biết tới. Nếu cách truyền đạt của giáo sư làm cho bạn cảm thấy khó hiểu, ghi chép lại những quan sát và suy nghĩ của mình để rút ra bài học khi bạn đứng lớp dạy hoặc đứng trên bục thuyết trình sau này. Luôn luôn giữ thái độ tích cực – đây là chìa khoá để làm tốt hơn ở mọi lĩnh vực.
2. TRONG KỲ HỌC
BẮT ĐẦU VỚI TƯ DUY: HỌC LÀ CHO MÌNH
Cũng như mọi người, tôi từng stress với điểm số, phát biểu trên lớp, đối đáp với giáo sư…làm sao để mình “ghi điểm” trước người khác? Chỉ cho đến khi tôi quyết định: “học là cho mình” – không phải cho ai hết và không vì một điểm số nào hết, tôi mới bắt đầu tự tin, học tốt lên, và có niềm vui khi tới lớp. Đôi khi vì chúng ta đã quá quen với hệ thống giáo dục thiên về điểm số, ganh đua, thành tích .. mà quên đi mất ý nghĩa cốt lõi của việc học tập. Học là để trang bị kiến thức cho mình, để khai sáng đầu óc, để hướng tư duy đến những điều sâu sắc hơn, cao cả hơn. Điểm số không phải là thước đo duy nhất về trình độ học vấn của con người. Học lại càng không phải cách chứng minh bản thân mình với người khác. Tập trung vào tư duy: học là cho mình; điểm số và đánh giá của người khác về mình sẽ tự khắc tăng lên.
LẬP KẾ HOẠCH SỚM
Khi biết được yêu cầu cơ bản của môn học cũng như các hạn nộp bài, lập kế hoạch sớm nhất có thể. Tôi đưa tất cả hạn nộp bài quan trọng (ví dụ, thi cuối kỳ) vào 2 hệ thống: (1) lịch làm việc trên giấy/excel và (2) Google Calendar trên máy tính/điện thoại.
Đối với Google Calendar, ngoài việc ghi chú hạn nộp bài, tôi để thêm nhắc việc (reminder) 1 tuần và 3 ngày trước hạn nộp để chắc chắn tôi có thời gian để hoàn thành công việc. Đối với những đầu việc thường xuyên như bài tập về nhà, sách/báo nghiên cứu cần đọc trước giờ học, tôi tự tạo ra thời hạn (deadlines) nhỏ trong Google Calendar để nhắc việc thường xuyên.
Trước khi bắt đầu tuần mới, tôi lượt qua lịch làm việc và các deadlines quan trọng trong tuần. Sau đó, tôi viết lại vào số tay để chia nhỏ đầu việc theo ngày và sử dụng phương pháp pomodoro (25 phút làm việc, 5 phút nghỉ) để làm việc hiệu quả. Hệ thống chắc chắn, logic này đảm bảo tôi không bao giờ bỏ lỡ deadlines và kiểm soát được thời gian của mình. (Xem video để thấy rõ hơn hệ thống này trong thực tế)
GHI CHÉP BÀI GIẢNG THEO HỆ THỐNG
Đối với tôi, việc ghi chép bài giảng là vô cùng, vô cùng quan trọng! Chúng ta đã qua cái thời cô đọc – trò chép, phần lớn giảng viên hiện đại chia sẻ kiến thức với sinh viên như trò chuyện bình thường. Họ có thể có powerpoint dàn ý, nhưng những kiến thức quan trọng và thú vị nhất thường ở ngoài dàn ý đó. Ngoài ra, bạn học cùng lớp cũng có thể chia sẻ kiến thức của họ qua phát biểu trên lớp và làm việc nhóm. Tất cả những thông tin quý giá này cần được ghi lại.
Bạn có thể chọn cách ghi chép và sắp xếp ghi chép của mình trên máy tính hoặc trên giấy. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng ghi chép bằng tay (bút, giấy) khiến người học nhập tâm vào bài vở, hiểu, và nhớ lâu hơn ghi chép trên máy tính. Trong các năm học Đại học và Cao học, tôi đã thử không biết bao nhiêu cách ghi chép và sắp xếp ghi chú bài vở của mình, theo từng môn học có, theo từng nhóm môn có, viết vào từng cuốn vở có, mà viết từng tờ giấy rời cũng có.
Cuối cùng, học kỳ này, làm theo Chủ nghĩa tối giản, tôi ghi chép toàn bộ 5 môn học, cùng thông tin với học nhóm, họp hành.. vào một cuốn sổ duy nhất. Đi đâu tôi cũng mang theo cuốn sổ này và khi cần tôi có thể lật ra tìm lại thông tin mình cần dễ dàng. Đây có lẽ là phương pháp giản đơn nhất mà lại tối ưu nhất tôi từng thử nghiệm. (Xem video để thấy minh họa rõ hơn về phương pháp này)
ĐỌC TÀI LIỆU MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Một trong những thử thách lớn nhất của việc đi học là đọc tài liệu. Mỗi môn học có rất nhiều tài liệu để đọc, tuỳ vào chương trình bạn học. Đối với ngành xã hội, tôi có thể được yêu cầu đọc từ 300-1000 trang một tuần. Với số lượng tài liệu nhiều như vậy (chưa kể không dễ đọc và bằng tiếng nước ngoài), bạn cần có một phương pháp đọc hiệu quả.
Quy tắc số 1 là: Không bao giờ đọc từng chữ một! Tôi từng biết rất, rất nhiều sinh viên quốc tế dò từng chữ một trên tài liệu và tra từ điển song song. Nếu làm theo cách này, bạn sẽ không bao giờ đọc hết được tài liệu. Thay vào đó, luyện cách đọc nhanh, đọc lấy ý chính, vừa đọc vừa ghi chép để ghi nhớ.
Có rất nhiều kỹ thuật đọc nhanh, nhưng về cơ bản, tập trung vào tóm tắt (abstract/summary), mở bài, kết bài, câu đầu tiên của mỗi đoạn văn… Nếu có tài liệu nào quan trọng, bạn luôn có thể quay lại đọc kỹ hơn. Nhiều năm nay, tôi sử dụng phương pháp chia đôi vở (một bên ghi ý chính bài đọc, một bên ghi suy nghĩ của mình) và thấy rất hiệu quả. Bạn có thể đọc thêm về phương pháp này tại đây hoặc xem video minh họa.
Đối với những bạn làm nghiên cứu và cần sắp xếp nhiều tài liệu đọc, tôi khuyên nên sử dụng một phần mềm/tiện ích sắp xếp tài liệu ngay từ đầu. Cá nhân tôi dùng Mendeley từ những năm đầu tiên học Cao học và thấy rất hiệu quả.
TẬP TRUNG 100% VÀO BÀI GIẢNG
Cuối cùng, như tôi vẫn thường viết — “be present“. Mọi thông tin trên powerpoint và trên bảng đều có thể lấy lại sau, nhưng bài giảng của giáo sư chỉ có một lần. Cố gắng tập trung, nghe, và suy nghĩ. Tôi từng thấy nhiều sinh viên sử dụng điện thoại và máy tính trong giờ giảng để lên mạng xã hội, nhắn tin, hoặc làm bài tập môn khác. Đây thực sự là sự phí phạm thời gian, của cải, công sức của cả người dạy lẫn người học. Quay trở lại tư duy: học là cho mình, tập trung 100% vào bài giảng để lấy được nhiều nhất lượng kiến thức được truyền đạt.
3. CUỐI KỲ HỌC
CHUẨN BỊ TỐT CHO THI CUỐI KỲ
Vào thời điểm này, tôi thường cố gắng đặt mục tiêu hoàn thành bài cuối kỳ hoặc ôn thi cuối kỳ trước thời hạn một tuần để có thể chỉnh sửa hoặc ôn luyện thêm khi cần. Đối với những bạn thường phải viết bài cho cuối kỳ, tôi khuyên nên nhân đôi thời gian viết (ví dụ, nếu ước lượng bài viết xong trong khoảng 5 tiếng thì nên chuẩn bị thành 10 tiếng) vì viết thường tốn nhiều thời gian hơn dự định.
Với những ai đang học Tiến sĩ hoặc có dự định nộp học Tiến sĩ, tôi rất khuyên coi mỗi bài cuối kỳ là cơ hội hoàn thành bài thuyết trình hội thảo hoặc xuất bản – bài cuối kỳ được viết tốt là bước đệm lớn cho nghiên cứu sau này.
KHÔNG NÊN XIN GIA HẠN
Nhiều giáo sư đồng ý cho gia hạn nếu bạn không thể hoàn thành bài cuối kỳ đúng hạn. Nhưng tôi không khuyến khích điều này. Tôi đã từng xin gia hạn một lần và thời gian viết bài sau đó thực sự khổ ải. Gia hạn khiến mức độ trì hoãn, ì trệ tăng cao, chưa kể mình phải viết bài trong khi mọi người đã nghỉ ngơi, thư giãn, và tiệc tùng kết thúc kỳ học. Luôn cố gắng hết sức làm đúng hạn để không phải xin gia hạn!
LUÔN CÁM ƠN VÀ XIN PHẢN HỒI TƯ GIÁO SƯ
Thông thường, khi giáo sư trả bài kết thúc môn, tôi thường viết email cám ơn (chân thành, không nịnh hót, sáo rỗng). Nếu giáo sư không viết nhận xét chi tiết vào bài cuối kỳ, tôi thường email xin phản hồi về chất lượng bài viết. Đối với hầu hết giáo sư, việc làm này thể hiện bạn nghiêm túc với việc học và luôn cầu tiến.
—
Tôi hy vọng những bí quyết này sẽ giúp bạn học tập tốt hơn. Như tôi đã viết, bạn hãy thử nghiệm tất cả các phương pháp, lời khuyên được đưa ra và áp dụng phù hợp nhất cho việc học tập của mình. Chúc mọi người một kỳ học mới thành công và hiệu quả!
Câu trả lời của bạn: 15:53 30/12/2023
Chủ xưởng
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:50 30/12/2023
tham khảo
+ Tiêu diệt tàn dư của tập đoàn phong kiến mục nát, bọn phản động trong nước: lật đổ chính quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho người nông dân
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh, bước đầu thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn tổ quốc.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:50 30/12/2023
chọn B
Câu trả lời của bạn: 15:49 30/12/2023
đáp án C
Câu trả lời của bạn: 15:48 30/12/2023
AB song song với CD
Câu trả lời của bạn: 15:47 30/12/2023
Đáp án
Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã mang lại những ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và văn hóa:
Về Kinh tế:
Tăng năng suất: Cách mạng công nghiệp thời cận đại đã thay đổi toàn bộ cách thức sản xuất và tiêu dùng của con người. Sự phát triển của máy móc và công nghệ đã hình thành nền sản xuất quy mô lớn bằng máy móc.
Thúc đẩy quá trình thị trường hoá: Cách mạng công nghiệp thời cận đại đã thúc đẩy quá trình thị trường hoá nền kinh tế thế giới. Với sự phát triển của các ngành công nghiệp, hàng hóa có thể được sản xuất và vận chuyển đến khắp nơi trên thế giới.
Xã hội hoá hoạt động sản xuất: Cách mạng công nghiệp thời cận đại cũng đã góp phần xã hội hoá hoạt động sản xuất. Sản xuất hàng hóa đã trở thành một quá trình tập trung và tổ chức hơn.
Giải phóng sức lao động: Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của cách mạng công nghiệp thời cận đại là giải phóng sức lao động. Với sự xuất hiện của máy móc, các công việc khó khăn và tốn thời gian đã được thay thế bằng các máy móc và thiết bị.
Về Xã hội và Văn hoá:
Cách mạng công nghiệp thời cận đại không chỉ có ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến xã hội1. Việc hiểu và nhận thức được ý nghĩa của cách mạng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về thế giới xung quan
Câu trả lời của bạn: 21:49 17/08/2023
1: Xét tứ giác AECF có
O là trung điểm của AC
O là trung điểm của FE
Do đó: AECF là hình bình hành
Câu trả lời của bạn: 21:49 17/08/2023
1: Xét tứ giác AECF có
O là trung điểm của AC
O là trung điểm của FE
Do đó: AECF là hình bình hành
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 21:43 17/08/2023
Cho mk 5sao nha mn (Thanks)
Câu trả lời của bạn: 21:40 17/08/2023
Đổi 8h45′=354h8ℎ45′=354ℎ
Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB(Điều kiện: x>0)
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
x40�40(h)
Thời gian ô tô đi từ B về A là:
x30�30(h)
Theo đề, ta có: x40+x30=354�40+�30=354
⇔3x120+4x120=1050120⇔3�120+4�120=1050120
⇔3x+4x=1050⇔3�+4�=1050
⇔7x=1050⇔7�=1050
hay x=150(thỏa ĐK)
Vậy: Độ dài quãng đường AB là 150km
Câu trả lời của bạn: 21:40 17/08/2023
Đổi 8h45′=354h8ℎ45′=354ℎ
Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB(Điều kiện: x>0)
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
x40�40(h)
Thời gian ô tô đi từ B về A là:
x30�30(h)
Theo đề, ta có: x40+x30=354�40+�30=354
⇔3x120+4x120=1050120⇔3�120+4�120=1050120
⇔3x+4x=1050⇔3�+4�=1050
⇔7x=1050⇔7�=1050
hay x=150(thỏa ĐK)
Vậy: Độ dài quãng đường AB là 150km
Câu trả lời của bạn: 21:36 17/08/2023
Để đổi S=sin2(x)−sin2(2x)+sin2(3x)�=sin2(�)-sin2(2�)+sin2(3�) thành tích, bạn có thể sử dụng công thức sau:
sin2(a)−sin2(b)=sin(a−b)⋅sin(a+b)sin2(�)-sin2(�)=sin(�-�)⋅sin(�+�)
Áp dụng công thức này cho từng cặp hàm sin trong S, ta được:
S=sin(x−2x)⋅sin(x+2x)+sin2(3x)�=sin(�-2�)⋅sin(�+2�)+sin2(3�)
=−sin(x)⋅sin(3x)+sin2(3x)=-sin(�)⋅sin(3�)+sin2(3�)
=sin(3x−x)⋅sin(3x+x)=sin(3�-�)⋅sin(3�+�)
=sin(2x)⋅sin(4x)=sin(2�)⋅sin(4�)
Vậy S được đổi thành tích của hai hàm sin.
đây nhé
Câu trả lời của bạn: 21:34 17/08/2023

Câu trả lời của bạn: 21:31 17/08/2023
* Đổi 0,408 micrômet = 4080 Ao��
- Tổng số Nu của gen là:
4080 × 2 : 3,4 = 2400 Nu
- Số Nu của A1 là:
1200 × 40% = 480 Nu
- Số Nu của A2 là:
1200 × (40% : 2) = 240 Nu
- Số Nu loại A trên gen là:
480 + 240 = 720 Nu
- Số Nu loại G trên gen là:
(2400 - 720 × 2) : 2 = 480 Nu
a.
- Số liên kết hóa trị của gen là:
2 × 2400 - 2 = 4798 liên kết
b.
- Số kiên kết Hiđrô của gen là:
2 × 720 + 3 × 480 = 2880 liên kết
Câu trả lời của bạn: 21:30 17/08/2023
Vì xoy là góc vuông nên tia phân giác của xoy sẽ chia xoy thành 2 góc bằng nhau và bằng 45 độ
Câu trả lời của bạn: 21:25 17/08/2023
người nhà
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.
Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
Bố bảo: Bàn chân con phải giữ gìn để mà đi cho thật khỏe, thật xa!
°
° °
Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết.
Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh "đá trăm" xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: "Không đau, nó ê ra rồi". Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học.
Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.
Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi.
°
° °
Bàn chân anh Thả không giống bàn chân bố, mà lại y hệt bàn chân mẹ. Nó xòe ra từng ngón. Cứ nhìn dấu chân ở ngõ, ở bãi sắn, tôi đoán được là chân anh. Bàn chân anh rất mỏng, năm cái xương của năm ngón nổi hẳn lên mu. Mùa hanh, bàn chân anh nẻ chằng chịt, rớm máu, anh vẫn phớt lờ. Khi nào đau lắm anh mới chịu trát gio vào, để khô, ra ao lấy rơm vò nát rồi kỳ. Vết nẻ liền vào được nửa ngày. Anh chạy như bay, hết đánh giậm lại bắt cá. Hết gánh đá lại gánh củi. Hết leo núi lại lội đồng. Anh đá chó dữ bằng đôi bàn chân ấy. Chó chạy bạt vía.
Một chiều, anh pha tre non để chẻ lạt, nhỡ tay, con dao bập một nhát chéo qua bàn chân phải, máu chảy đầm đìa. Anh vẫn phớt tỉnh đi vào nhà rịt thuốc lào, mạng nhện, rồi xé vải đụp để băng. Dấu bàn chân đỏ lòm từ sân vào nhà.
Từ đấy, bàn chân anh có vết dao chéo giẫm lên các nẻo đường. Anh đi đánh giặc. Chân đất mà coi thường cả chông, coi khinh cả gai.
°
° °
Lạ thật, làng tôi mỗi nhà gọi cha mẹ một kiểu. Anh em tôi gọi cha là "chú", mẹ là "u". Con nhà bác Tuyên cũng gọi như vậy. Nhà thằng Diễn, trẻ con lại gọi cha mẹ là "chú, thím". Tôi thấy hình như gọi như vậy không đúng đâu. Gọi cha mẹ là "giời" cũng chưa xứng. Đã đành là "chú như cha, thím như mẹ". "Sảy cha còn chú". Nhưng cha mẹ phải là cha mẹ chứ. Mấy thằng ở tỉnh theo cha mẹ về làng tôi chơi. Tôi rất lạ: Nó gọi cha mẹ là "cậu, mợ". Nghe rất sang trọng nhưng mà tôi vẫn thấy không thể được!
Tôi đánh bạo, tôi gọi cha, mẹ là "thầy, u". Không ngờ, về sau, tất cả anh em tôi, cả con nhà bác Ký Hồ cũng gọi như vậy, gọi quen rồi! "Thầy ơi!", "u ơi"...
°
° °
Bố đi đâu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở thùng câu ra là một thế gian dưới nước: Cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen xanh tỏa thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối, cá chõn quẫy tóe nước, mắt thao láo. Mai mẹ lại có tiền đong gạo rồi.
Bố im lặng, cởi trần ra. Bố ngồi ăn cơm. Khi ngồi, lưng bố hơi gù, bụng mỏng dính, da bụng trùng lại. Suất cơm thường là hai bát chiết yêu úp một. Một miếng sắn, miếng khoai cõng mươi hột cơm. Thấy chúng tôi ríu rít chia quà. Người vừa nhai cơm vừa gật gật đầu.
- Mai đi cắt tóc. Thiên hạ đến lứa rồi!
Bố lẩm bẩm thế.
Bố đi cắt tóc về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế gian trên đất: Con sập sành, con muỗm, con bọ bầu to xụ, mốc thếch, ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là những con dế đạp lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, chọi nhau phải biết và gáy vang nhà. Bố gọi chung các loại dế biết gáy là "tắc tẩu". Chúng tôi gọi riêng từng loại: con "róc", con "théc'', loại bé nhất là "kéc"... theo tiếng kêu của chúng mà gọi. Mong sáng mau để tôi đem chúng chọi với dế của anh Liễn. Nếu nó thắng, anh Liễn lại bảo:
- Dế của thầy mày bắt mà lị!
Mùa đông hết dế. Bố có thức quà khác. Hôm nào về, bố cũng cho một cái gì. Lạ thật, sách ở đâu mà lắm thế. Tiền đâu mà bố mua? Truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Phạm Công - Cúc Hoa, Phan Trần, Tam Quốc chí, Tứ tài tử, Cổ học tinh hoa, Nhị thập tứ hiếu. Đấy là những truyện bố bảo phải đọc. Những người được vẽ ở bìa, ở truyện cứ múa trong cả mọi lúc tôi ngủ mê. Tôi nhớ mặt từng người. Họa sĩ vẽ giỏi thật. Tôi khóc nức nở khi Cúc Hoa hiện trên mộ thăm hai con Nghi Xuân - Tiến Lực. Tôi muốn được như Lục Vân Tiên. Nhưng tôi không biết trên đời này, có Nguyệt Nga thật không? Có lần bố bảo:
- Chúng nó dốt bỏ mẹ mà mua bao nhiêu truyện về xếp đống bỏ đó. Thầy lấy về cho mày! Hãy đọc đi. Đọc cho cả u mày, cho các anh các em mày nghe.
Bố dạy cách đọc. Cách đọc ngân nga. Đến nỗi u tôi phải giải chiếu ra sân bắt tôi ngân nga, có lúc nỉ non. Tôi phải ngừng lại lau nước mắt, hình như u cũng sụt sịt.
U không biết chữ nào mà sao hiểu đến thế. Tôi cứ đọc, có chỗ không hiểu truyện nói gì, u tôi nói luôn. U giỏi thật!
Quà của bố còn là cái ngòi bút cũ, quyển sách người ta viết dở. Bố bảo phải tập viết. Nếu họ viết mực tím thì mày dùng mực đỏ. Nếu họ viết mực xanh thì mày dùng mực tím, viết đè lên chữ của họ, hoặc là viết dặm giữa hai hàng chữ họ.
Quà của bố, làm tôi giàu quá!
°
° °
Cái Bảng sang ở nhà bà ngoại. Nó về chơi. Mới đến cổng là nó đã hát. Mỗi lần nó hát một bài hát mới. Lúc thì sa mạc, lúc thì trống quân, lúc thì cò lả, lúc thì hát ví nhưng nhiều nhất là giọng quan họ. Nó khoe mợ Năm dạy hát, dì Thường dạy hát. Miệng nó hát, tay nó ôm lấy cuộn lá dứa. Lá dứa về chiều bao giờ cũng ngọt lừ. Anh em tôi quây quần tước lấy lõi ăn "tiệc". Lúc nó đi, tôi nhớ, cầm cái tay mũm mĩm bé bỏng ấy tôi cắn khẽ. Cổ tay nó thơm thơm.
Một hôm nó đùng đùng bỏ nhà bà ngoại, về. Nó mặc quần cộc rách. Tay nó không thơm nữa. Suốt ngày lấm láp, trơ những xương là xương. Thế mà nó cứ hát cả ngày. Nó tha thẩn khi thì gốc đu đủ, khi thì gốc vối già, khi thì gốc mít. Nó hát hay lắm:
Con cò là con cò kỳ
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.
Nó toàn chơi một mình. Tôi ngủ, nó vẫn hát nỉ non ở sân, ở góc vườn.
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Con đi bắt ốc, kiếm rau mẹ thì....
Rồi một hôm nó đi đâu. Đến thổng buổi nó lê về. Bàn chân đầy máu. Nó lăn ra góc sân. Một mảnh sành cứa toác ngang gan bàn chân. Giò cua được dăm con. Nó không khóc. Vừa được buộc chân xong, máu vẫn chảy ri rỉ, nó lại hát...
°
° °
Có gì đâu? - Miếng bánh đa của nó đã bé, tôi lại bẻ trộm của nó một nửa...
Có gì đâu? - Chén ngô rang, anh Thả lấy của nó vài hột. Có gì đâu? - Bát cơm, anh Thả đơm cho nó nhiều sắn quá...
Mỗi lần thế, nó lăn đành đạch ra đất. Nó khóc rất lâu, không ai dỗ được, cả xóm đều nghe thấy, khóc như xé vải, khóc đứt ruột. Nó luôn luôn bị bệnh ho gà. Càng khóc nó càng bị ho. Có lúc cơn ho làm lặng đi rất lâu. Nó lăn cạnh mâm cơm, mèo chó giạt đi. Bố hiền thế mà bố phải rút cái roi. Bố đánh. Bố giận quá, bố đánh đau lắm. Khi lưng cậu ta, mông cậu ta đầy những vết lằn ngang, lằn dọc cậu ta mới chịu ngồi dậy. Nó rất dạn đòn. Nó nín vì quá mệt rồi. Tôi và cơm cho nó. Nó vừa ăn vừa nấc. Nước mắt rỏ ròng ròng. Bát cơm chan nước mắt. Nước mũi, nước dãi cũng thi nhau rỏ vào cơm. Nó cứ ăn, cứ nấc.
Ăn xong, nó cứ trần truồng đi xiêu vẹo ra cổng. Chơi chán, nó lại lảo đảo về. Biết nó hay hờn dỗi mà cả nhà khó tránh quá!
Tôi cứ nghĩ bụng: Em Tịch ơi! Đến bao giờ thì em hết ức, hết hờn?...
°
° °
Ba anh em tôi đang đánh đáo tường ở góc sân. Tự nhiên anh Thả reo lên:
- U về, u về chúng mày ơi!
Chúng tôi ngừng lại tất cả, nhìn ra cổng. Tâng hẩng! Anh Thả hay có thói như thế.
Đến trưa, ba anh em đói mèm. Anh Thả lại reo:
- U về! U về!
Chúng tôi tiếp tục chơi đáo. Chả ai tin. Cái reo của anh Thả vứt đi!
Xế chiều, bác Ký bảo anh Hồ, anh Liễn mang sang ba bát cơm. Vừa ăn xong, anh Thả nhìn ra cổng lại reo lên:
- U về! U về thật đấy, chúng mày ơi!
Lần này chúng tôi vẫn không tin... Nhưng mà u về thật. U đặt quang gánh xuống giữa sân. Mồ hôi ướt hai bãi ở hai vai áo. Khi mở thúng ra, có ba chiếc bánh đa. U bảo: "Cứ mỗi đứa một cái".
Hôm nay, u đi tận chợ Chì. Chợ Chì ở đâu nhưng tôi biết là xa lắm.
Chợ Chì là chợ Chì xa
Chồng mong, con khóc, chém cha chợ Chì
Có hôm u còn đi tận chợ Roi. Chợ Roi xa tít mù tắp. Đứng ở quê ngoại mà nhìn thì chợ Roi ở tận chân dãy núi xanh xanh kia: Người ta gọi là núi Leo, núi Cáu.
- U về, u về, u về!!!
Thằng Tịch reo lên. Khi thằng Tịch reo lên như thế, ai cũng phải tin. Mỗi khi u đi nó lăn ra đất, nó chạy ra cổng, nó gào, nó khóc. Nó khóc đến nửa ngày, nấc lên. Nó khóc mệt thì thôi chứ không ai dỗ được. Nên bao nhiêu lần nó reo lên "u về, u về" thì đấy là thật.
U về! U về thật. Chúng tôi quây quanh u, mở đôi thúng. U chả nói chả rằng. Bao nhiêu quà: ông phỗng hiền như bụt, ăn no, bụng phưỡn ra, hở cả rốn. Mặt trắng, bụng trắng chỉ có môi là đỏ. Ba ông, màu sắc sặc sỡ, ngồi ghế, che tàn. Các ông gầy nhom, đội mũ cánh chuồn. Người ta gọi ông là tiến sĩ. Ba quả bưởi lựng mùi thơm. Một bánh thuốc lào, sợi vàng ươm, bọc quanh bằng lá chuối khô. U bảo đấy là quà của thầy. Hôm nay u mua nhiều thế! Hình như tôi thấy là u đói! U bảo: "Tối nay, chúng mày trông giăng. U nấu bánh đúc lạc, tha hồ ăn".
Tháng ba, ngày tám thường là đói. Nhưng năm nay được mùa. Rằm tháng Tám này chắc nhà nhà đều vui. Đến như nhà tôi mà cũng vui cơ mà!
- U về! U về!
U đi gặt thuê cho nhà bà Xã đã về! Váy u còn xắn đến đầu gối, lấm tấm bùn. U thắt bao tượng màu đã bạc như màu nõn chuối khô. Người u tỏa ra mùi lúa mùi bùn. U tháo thắt lưng ra, rốc rốc: Cà cuống, niềng niễng, muỗm, những cọng rạ đầy trứng cà cuống... Anh Thả đốt bếp lên. Một lát sau, ba anh em ngồi ăn: Những con muỗm, thơm vàng, béo ngậy. Cà cuống "chết đến đít còn cay", vị cay ngan ngát. Niềng niễng giòn thơm. Trứng cà cuống lép bép, lép bép...
- U về! u về!
U đi ăn giỗ về. Lần thì trong tay u cầm một bọc, bọc bằng lá sen. Lần thì u cầm một bọc, bọc bằng lá khoai, lần thì lá chuối đã nướng đi rất dẻo. Trong các bọc ấy toàn thịt mỡ thái to, xôi gấc còn đầy hột, chè đỗ xanh từng cục, từng miếng chứ không thành đĩa... Khi mở ra, anh em tôi vừa bốc, vừa nhúm hết veo...
- U về! U về!
Nhiều lần u đi chợ về, u cắp nghiêng cái thúng. Chúng tôi biết như thế là chả có gì, chúng tôi vẫn reo lên: "U ơi! U về! U về!" Bao giờ, u đặt thúng xuống, anh Thả cũng ra mở thúng trước tiên: Dăm bơ gạo tấm. Một "men" giấy cho tôi đi học. Cục mực tím óng a óng ánh bọc trong mảnh giấy bản... Nhưng u chả bao giờ quên mua quà: Mươi củ khoai luộc. Chiếc bánh đa. Vài đận mía:
- U về! U về!...
Tôi cứ ngẩn ngơ: "Ước gì mình cứ bé mãi để được reo lên: U về! U về! Ước gì u cứ sống mãi để chúng tôi được reo lên: U về! U về!"