nguyễn hà
Kim cương đoàn
5,000
1000
Câu trả lời của bạn: 16:13 17/01/2022
điểm khác nhau cơ bản Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
Câu trả lời của bạn: 16:11 17/01/2022
Nội dung cải cách:
- Năm 1868, Trần Đình Trúc, Nguyễn Huy Tế: xin mở của biển Trà Lí (Nam Định).
- Năm 1872, Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chình quốc phòng.
- Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều dình 30 bản điều trần; yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công, thương nghiệp, tài chính; chình đốn võ bị; mở rộng ngoại giao; cải tiến giáo dục.
- Các năm 1877 và năm 1882, Nguyễn Lộ Trạch: dâng 2 bảng "Thời vụ sách", đề nghị chấn chỉnh hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
* Ý nghĩa:
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết thức thời.
Câu trả lời của bạn: 16:10 17/01/2022
Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 16:08 17/01/2022
Sau khi cho quân lính ăn Tết tạm ở ngoài thành thì vua Quang Trung quyết định mở cuộc đại phá quân Thanh vào đúng dịp Tết Kỉ Dậu (1789). Cụ thể là:
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.
+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.
- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.
- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị sợ mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.
=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.
Câu trả lời của bạn: 16:04 17/01/2022
Những tổn thất to lớn của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1959 cho thấy, chủ trương đấu tranh chính trị hòa bình đã không còn thích hợp, cách mạng miền Nam cần phải có một đường lối đấu tranh mới.
Tháng 01/1959, Trung ương Đảng đã tiến hành hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 15; Hội nghị đã ra nghị quyết xác định: con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của nghị quyết 15 như một ngọn gió thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng; phong trào Đồng Khởi bùng lên khắp miền Nam.
Mở đầu là cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Bắc Ái (Ninh Thuận) vào 02/1959. Sau đó lan đến Trà Bồng (Quảng Ngãi) – 8/1959 và đặc biệt là cao trào Đồng Khởi ở Bến Tre:
Ngày 17/01/1960, tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh (Mỏ Cày) với gậy, gộc, súng ống… đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt và giải tán chính quyền địch.
Cuộc nổi dậy lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, phá tan từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch, thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
Từ Bến Tre, phong trào lan rộng khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.
Đến cuối năm 1960, ta đã giải phóng được 600/1298 xã ở Nam bộ, 904/3829 thôn ở Trung bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên.
Trên đà thắng lợi, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trực tiếp lãnh đạo thống nhất phong trào cách mạng miền Nam.
* Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi
Phong trào Đồng Khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam; làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công và làm thất bại chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mĩ - Diệm.
Câu trả lời của bạn: 15:57 17/01/2022
1
Trần Đình Túc
- Mở cửa biển Trà Lí (Nam Đinh) để phát triển thương mại với nước ngoài.
Nguyễn Huy Tế
- Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang.
- Củng cố quốc phòng.
2
Viện Thương Bạc
- Mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
3
Nguyễn Trường Tộ
- chấn chỉnh bộ máy quan lại.
- Phát triển đồng thời cả 3 ngành kinh tế: nông nghiệp – thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cải tu võ bị, cũng cố quốc phòng.
- Mở rộng ngoại giao
- Thực hiện Đoàn kết Lương – giáo.
- cải cách giáo dục.
4
Nguyễn Lộ Trạch
- Chấn hưng dân khí.
- khai thông dân trí....
b) - Hành động đề xuất cải cách, canh tân đấn nước của các sĩ phu, quan lại đều xuất phát từ: lòng yêu nước, thương dân; mong muốn nước nhà hùng mạnh để có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù.
c) - Điểm tích cực:
+ Đáp ứng phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam.
+ Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
- Điểm hạn chế:
- Chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp); mâu thuẫn giai cấp (giữa địa chủ và nông dân).
- Mang tính lẻ tẻ, rời rạc.
- Không xuất phát từ những cơ sở bên trong của kinh tế - xã hội Việt Nam.
Câu trả lời của bạn: 15:57 17/01/2022
1
Trần Đình Túc
- Mở cửa biển Trà Lí (Nam Đinh) để phát triển thương mại với nước ngoài.
Nguyễn Huy Tế
- Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang.
- Củng cố quốc phòng.
2
Viện Thương Bạc
- Mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
3
Nguyễn Trường Tộ
- chấn chỉnh bộ máy quan lại.
- Phát triển đồng thời cả 3 ngành kinh tế: nông nghiệp – thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cải tu võ bị, cũng cố quốc phòng.
- Mở rộng ngoại giao
- Thực hiện Đoàn kết Lương – giáo.
- cải cách giáo dục.
4
Nguyễn Lộ Trạch
- Chấn hưng dân khí.
- khai thông dân trí....
b) - Hành động đề xuất cải cách, canh tân đấn nước của các sĩ phu, quan lại đều xuất phát từ: lòng yêu nước, thương dân; mong muốn nước nhà hùng mạnh để có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù.
c) - Điểm tích cực:
+ Đáp ứng phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam.
+ Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
- Điểm hạn chế:
- Chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp); mâu thuẫn giai cấp (giữa địa chủ và nông dân).
- Mang tính lẻ tẻ, rời rạc.
- Không xuất phát từ những cơ sở bên trong của kinh tế - xã hội Việt Nam.
Câu trả lời của bạn: 15:57 17/01/2022
1.Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế nước ta tiêu điều, xơ xác đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
-Do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 với đường lối cách mạng đúng đắn đã kịp thời lãnh đạo phong trào.
Từ ba nguyên nhân trên dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931ở nước ta. Trong ba nguyên nhân đó thì nguyên nhân đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất
2.Chủ trương của đảng.
a.Nhận định kẻ thù: đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến.
b.Nhiệm vụ:Chống đế quốc giành độc lập dân tộc chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
c. Hình thức tập hợp lực lượng: Bước đầu thực hiện liên minh công nông. d.Hình thức đấu tranh: Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu như mít tinh, biểu tình, bãi công, biểu tình có vũ trang, hoạt động bí mật.
3.Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931. Chia làm hai thời kì
a.Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5/1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc
-2/1930:3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ ) bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
-4/1930: Công nhân nhà máy sợi Nam định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công.
-Trong nửa đầu năm 30 cùng với phong trào của công nhân thì phong trào của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnhThái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh.điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của đảng xuất hiện ở nhiều địa phương.
-Đặc biệt trong ngày quốc tế lao động1/5/1930 lần đầu tiên công nông và quần chúng khắp từ Bắc chí Nam đã biểu dương lực lượng của mình thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình. Sau ngày 1/5 phong trào tiếp tục dâng cao.
b.Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10/ 1930. Phong trào tiếp tục phát triển trên qui mô cả nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Ngày 1/5/1930 (nhân ngày quóc tế lao động).Công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy(Nghệ An) cùng hàng vạn nông dân các vùng phụ cận thị xã Vinh biểu tình gương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương giảm giờ làm.
– Ngày 1/8/1930 (nhân ngày quốc tế chống chiến tranh) Phong trào phát triển lên một bước mới: Công nhân khu công nghiệp Vinh-Bến thủy tổng bãi công, báo hiệu thời kì đấu tranh quyết liệt đã đến…..
- Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày 12/9/ 1930 của 2 vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình.Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người chết;126 người bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phẩn. Trong suốt thang 9 và tháng 10 nông dân ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu (Nghệ An),Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân khu công nghiệp Vinh-Bến thủy tiếp tục bãi công lần thứ hai làm cho phong trào trở nên hết sức quyết liệt. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã. Ở đó các ban chấp hành nông hội đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị , xã hội theo kiểu các xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương.
4.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
a.Ý nghĩa lịch sử:
-Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
-Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
-Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng, chuẩn bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
b.Bài học kinh nghiệm. Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
-Bài học về vai trò lãnh đạo của đảng.
-Bài học về xây dựng khối liên minh công nông.
-Bài học về sử dụng bạo lực cách mang của quần chúng để giành chính quyền.
-Bài học về xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Chính vì những lẽ trên, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ-Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945. Tham khảo. Xô Viết Nghệ Tỉnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta.Chính quyền của dân do dân vì dân
Xô Viết Nghệ Tỉnh là Chính quyền của dân do dân vì dân:
Vì Xô Viết Nghệ Tĩnh đã đem lại nhiềi lợi ích căn bản cho nhân dân.
a.Về kinh tế: Chia lại ruộng đất cho nông dân, giảm tô, xóa nợ, bỏ các thứ thuế vô lý, tổ chức sản xuất.
b.Chính trị: Chính quyền do nhân dân quản lý, thực hiện các quyền tự do dân chủ tự do hội họp, tự do tham gia các hoạt động đoàn thể…
c.Xã hội: Phát động phong trào đời sống văn hóa mới, bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các tục lệ lạc hậu, dạy chử quốc ngữ….
d.Quân sự: Mỗi làng đều có đội tự vệ vũ trang
Xô Viết Nghệ Tỉnh là hình thức nhà nước sơ khai. :
Vì Xô Viết Nghệ Tĩnh chưa lập được bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, chưa giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất Nhận xét: Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (đến giữa năm 1931) nhưng chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình. đó là chính quyền công nông đầu tiên ở nước ta.Chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Câu trả lời của bạn: 15:56 17/01/2022
Bước chuyển biến của cách mạng thế giớitừ sau Cách mạng tháng Mười Nga
Trước Cách mạng tháng Mười, cách mạng thế giới đang lâm vào tình trạng khó khăn. Ở các nước tư bản Âu - Mĩ, phong trào công nhân lại bất đồng về tư tưởng, không thống nhất về đường lối cách mạng, bị chia rẽ về tổ chức ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào cuộc khủng hoảng, chưa tìm ra con đường và phương pháp cách mạng để đi đến thắng lợi; giữa phong trào công nhân ở các nước tư bản, đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hầu như không có mối liên quan gì. Cách mạng tháng Mười, bằng lí luận và thực tiễn thắng lợi của mình, đã thúc đẩy và dẫn tới bước chuyển biến mới của cách mạng thế giới về nội dung, đường lỗi và phương pháp phát triển. Ở nhiều nước, các Đảng Cộng sản ra đời đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười đã vạch ra, tứccon đường xã hội chủ nghĩa.Phong trào công nhân ở các nước tư bản, đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc trở nên gắn bó, phối hợp mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thủ chung là chủ nghĩa đế quốc. Bước chuyển biến mới này đã thúc đẩy cách mạng thế giới không ngừng phát triển: cao trào cách mạng 1918 - 1923; cao trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933; phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít những năm 1936 - 1939; cuộc chiến tranh chống phát xít những năm 1939 - 1945. Quá trình phát triển này là bước tập dượt và chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi của cách mạng thế giới những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu trả lời của bạn: 15:54 17/01/2022
Quốc hội Khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội (24/6 – 3/7/1976) đã đưa ra những quyết định quan trọng:
- Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 - 7 - 1976), quyết định Quốc huy, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng. Quốc ca là bài Tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
- Quốc hội bầu ra các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp.
- Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương, ờ mỗi cấp chính quyền là Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân.
Câu trả lời của bạn: 15:51 17/01/2022
Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
* Về quốc phòng:
- Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
- Quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.
=> Để tránh nguy cơ từ phía Bắc ( thế lực của Lê Duy Chỉ), phía Nam ( thế lực của Nguyễn Ánh).
Câu trả lời của bạn: 15:50 17/01/2022
Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975 – 1978.
Việc đánh đổ Khmer Đỏ đã được thực hiện xong từ năm 1979, tuy nhiên tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại và đe dọa chính phủ mới tại Campuchia, và Việt Nam đóng quân ở lại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo.
Cuộc chiến có thể chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978: Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ.
Giai đoạn 2: Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 5 năm 1979: Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam bẻ gãy. Sau cuộc tấn công, Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình nên đã tổ chức tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ mới do Heng Samrin đứng đầu. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Thái Lan.
Giai đoạn 3: Từ giữa năm 1979 đến cuối năm 1985: Khmer Đỏ với sự trợ giúp về lương thực, vũ khí của Thái Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tổ chức đánh du kích và đe dọa sự tồn tại của chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Năm 1982, Việt Nam rút bớt quân khỏi Campuchia, ngay sau đó Khmer Đỏ hoạt động mạnh trở lại và chiếm một số khu vực. Nhận thấy quân đội Cộng hòa Nhân dân Campuchia còn rất yếu ớt nên không thể tự chống cự được, Việt Nam buộc phải tiếp tục đóng quân tại Campuchia để bảo vệ chế độ Hun Sen và truy quét Khmer Đỏ. Mùa khô 1984 - 1985, cuộc tấn công quyết định của Việt Nam đã phá hủy các căn cứ chính của Khmer Đỏ, khiến Khmer Đỏ suy yếu đi nhiều và không còn đủ sức đe dọa chế độ mới của Campuchia.
Giai đoạn 4: Từ 1986 tới 1989: Sau chiến dịch mùa khô năm 1985, nhận thấy chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã tự đứng vững được, từ năm 1986, Việt Nam rút dần quân khỏi Campuchia và đến năm 1989 thì rút hết. Nhân việc Việt Nam rút quân, các lực lượng tàn quân của Khmer Đỏ định tái hoạt động, nhưng bị quân đội Hun Sen đánh bại. Khmer Đỏ dần tan rã, các lãnh đạo bị bắt và bị đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế.
Câu trả lời của bạn: 15:50 17/01/2022
Nền văn minh Champa ảnh hưởng sâu sắc văn minh Ấn Độ từ ý thức hệ quản lý thần dân với thuyết nhân thần. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa dễ nhận diện, nhất là nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc ở các đền tháp cổ nằm khắp miền Trung. Và nét Bàlamôn giáo còn hiện hữu đến cách thức tổ chức xã hội. Văn minh Ấn Độ đã được tiếp nhận một cách hòa bình và hài hòa với văn hóa bản địa tạo nên văn minh Champa rực rỡ trong lịch sử.
Câu trả lời của bạn: 15:48 17/01/2022
Năm 179 TCN, thành Cổ Loa thất thủ trước cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà, An Dương Vương phải bỏ thành mà chạy khiến cho cơ đồ Âu Lạc đắm biển sâu, đánh dấu điểm mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Năm 938, với chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền đã khôi phục lại nền độc lập dân chủ lâu dài cho dân tộc.
Theo cuốn Dư địa chí Cổ Loa, từ 179 TCN đến 938 hay từ sau An Dương Vương đến Ngô Quyền là một trường đoạn hơn 1000 năm đau thương của lịch sử dân tộc ta với hàng loạt những biến cố trọng đại. Cổ Loa – một trong những trung tâm lớn nhất của thời kì dựng nước về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong những biến cố trọng đại đó. Lịch sử tòa thành cổ này vẫn tiếp diễn, và đó cũng là một phần, một mảng không thể thiếu của lịch sử Việt Nam trong tiến trình đấu tranh giành lại nền độc lập.
Thành Cổ Loa là nơi hội tụ và kết tinh những giá trị của nền văn minh Đông Sơn. Nước Âu Lạc mất, thành Cổ Loa không còn là trung tâm chính trị của cả nước, song không vì thế mà những giá trị đỉnh cao của văn minh Đông Sơn đã kết tinh ở không gian văn hóa Cổ Loa cũng mất theo.
Từ 179 TCN đến 602, trong khoảng hơn 700 năm đầu của thời kì Bắc thuộc, nhiều giá trị của vùng đất này vẫn được bảo tồn và tiếp tục phát huy. Cổ Loa và khu cực phụ cận là nơi tập trung sinh sống đông đúc, buôn bán sầm uất từ thời kỳ An Dương Vương, nay vẫn còn giữ được vai trò của một trung tâm kinh tế nông nghiệp – ngư nghiệp – thủ công nghiệp – thương nghiệp phát đạt. Mặt khác, một tòa thành Cổ Loa kiên cố và lợi hại vẫn còn.
Chính những giá trị đó của vùng đất Cổ Loa mà bọn thống trị ngoại bang đã dành sự quan tâm đặc biệt đến địa bàn này, tìm mọi cách thiết lập ách cai trị chặt chẽ ở đây. Nhiều triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau chiếm đóng, sử dụng tòa thành, muốn biến Cổ Loa thành một trụ sở để thiết lập quyền đô hộ của chúng lên toàn bộ đất Tây Vu và các miền phụ cận – vùng lãnh thổ rộng lớn nhất, giàu có nhất, nhiều tiềm năng nhất của nhà nước Âu Lạc.
Từ 179 TCN đến 602, các triều đại phong kiến Trung Quốc từ Triệu, Tây Hán, Đông Hán, Ngô (thời Tam Quốc), Tấn, Nam triều (gồm Tống, Tề, Lương, Trần) đã lần lượt thiết lập ách cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, với nhiều cách thức tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ và thực thi nhiều chính sách cống nạp, thuế khóa khắc nghiệt.
Sau khi chinh phục được Âu Lạc, Triệu Đà sát nhập vùng lãnh thổ mới này vào lãnh thổ nước Nam Việt, tổ chức chia thành các quận huyện. Sách Bùi Thị Quảng Châu ký (thế kỷ V) cho biết: “Sau Nam Việt Vương là Úy Đà lại đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ đến cai trị hai xứ Giao Chỉ và Cửu Chân tức là Âu Lạc vậy”. Triệu Đà trực tiếp cử người cai trị ở cấp quận, nhưng hẳn chưa với tay tới được cấp huyện. Giao Châu ngoại vực ký chép sau khi nhà Hán diệt được nhà Triệu vẫn “giữ hai viên điển sứ làm thái thú hai quận… để trông nom các Lạc tướng, mà các Lạc tướng thì vẫn trị dân như cũ”.
Như thế, nhà Triệu và nhà Tây Hán vẫn tiếp tục để Lạc tướng đứng đầu các bộ lạc và cai trị dân trong các bộ lạc mình như bộ máy cũ của nhà nước Âu Lạc.
Nhìn chung, tổ chức cai trị như vậy là một biện pháp thâm độc của chính quyền phong kiến phương Bắc nhằm thực hiện chính sách dung dưỡng để thống trị. Các Lạc tướng vẫn giữ được một số quyền lực thế tập của mình, điều đó khiến họ giảm bớt tinh thần phản kháng chính quyền đô hộ.
Sách Tiền Hán thư, phần Công thền biểu (q.13) cho biết: Hoàng Đồng được phong làm Tả tướng của nhà Triệu ở Âu Lạc vì đã có công chém được Tây Vu Vương. Tây Vu Vương là người đứng đầu bộ lạc Tây Vu. Theo Đào Duy Anh, bộ lạc Tây Vu là đất bộ lạc căn bản của Thục Phán, khi An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, lãnh thổ của bộ lạc này đã mở rộng xuống đến giáp sông Thao và sông Đuống, tức là bao gồm cả vùng Cổ Loa – kinh đô Âu Lạc. Tây Vu Vương vì thế có thể là con cháu của An Dương Vương Thục Phán. Thủ lĩnh đất Tây Vu được phép xưng vương chứng tỏ nhà Triệu “ưu ái” nhiều hơn đối với người đứng đầu miền đất kinh đô xưa của người Việt.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt dung dưỡng, nhà Triệu vẫn luôn tìm cách kiểm soát các lạc tướng, nhất là Tây Vu Vương. Thông tin trong Tiền Hán thư ở trên cho biết nhà Triệu đã đặt hẳn chức võ quan – chức Tả tướng và một số quân đồn trú đóng tại Mê Linh – một địa điểm thuận lợi về giao thông, rất gần vùng Cổ Loa.
Lực lượng quân sự này của chính quyền đô hộ dùng để kiểm soát và sẵn sàng đàn áp các cuộc phản kháng của Lạc tướng và nhân dân Âu Lạc. Quan trọng hơn cả là đội quân này sẽ kìm chế và kiểm soát gián tiếp Tây Vu Vương ở thành Cổ Loa. Vị trí đóng quân của Tả tướng tại Mê Linh cho phép nhà Triệu một mặt kiểm soát Tây Vu Vương (do địa điểm gần Cổ Loa), một mặt vẫn đảm bảo tiến hành được chính sách dung dưỡng để thống trị (do không đóng quân ngay tại thành Cổ Loa) đối với Tây Vu Vương.
Rõ ràng, vùng đất có thành Cổ Loa luôn được nhà Triệu và kế tiếp là nhà Tây Hán quan tâm và tiến hành biện pháp mang tính hai mặt, vừa nới lỏng, vừa kiểm soát thế lực thủ lĩnh tại đây. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những biện pháp cai trị gián tiếp.
Nhìn chung, dưới thời thuộc Triều và Tây Hán, đất Tây Vu, trong đó có các thành Cổ Loa vẫn là một miền đất riêng của người Việt. Chế độ cai trị hầu như chưa đặt trực tiếp lên mảnh đất này, có chăng Tây Vu Vương phải cống nạp một số sản vật cho viên điền sứ ở Giao Chỉ mà thôi. Trần Quốc Vượng cho rằng: “Sau khi Âu Lạc bị hại cho đến thời Bà Trưng (40 – 43), Tây Vu (Tây Âu) vẫn là một thực thể… Cho đến đầu Công Nguyên, Tây Vu vẫn là một lãnh địa tự trị, thành Cổ Loa – được đắp từ thời An Dương Vương – vẫn tiếp tục được sử dụng, sửa sang, cải tạo và đắp thêm trong suốt thời tự trị này (thời thuộc Triệu và Tây Hán)
Bước vào thời kì Đông Hán cho đến các triều đại phong kiến Trung Quốc sau đó, người Hán đã có mặt và thực hiện chế độ cai trị trực tiếp tại Cổ Loa. Những sản phẩm đặc trưng của văn hóa Hán như mộ gạch, tiền Ngũ thù, giếng cổ… được tìm thấy trong những đợt khai quật khảo cổ học ở Cổ Loa cho phép khẳng định sự có mặt trực tiếp của người Hán tại đây.
Khu tập trung đông đúc ở phía Nam thành cho thấy lực lượng người Hán ngoài sinh sống trong khu vực Thành Nội còn mở rộng phạm vi cư trú ra sát dòng Hoàng Giang. Điều này cũng cho thấy huyện thành Phong Khê – với tư cách là trung tâm của một huyện lớn cũng là một trung tâm kinh tế sầm uất, nhất là mạn nam thành với những dãy lò gốm (tiêu biểu là di tích lò gốm Đồng Thụt).
Dân cư của đô thị cổ Phong Khê có một bộ phận quan trọng là người Hán bên cạnh cư dân Âu Lạc cũ. Cư dân của thị trấn Phong Khê, ngoài quan lại, binh lính, còn có một số lượng khá đông những người nung gạch ngói, thợ xây dựng và thợ gốm. Nghề thủ công khá phát triển, sự có mặt của số lượng rất lớn “gốm Cổ Loa” chứng tỏ nghề gốm giữ vai trò quan trọng trong đô thị, có khả năng là nghề phát triển nhất tại Cổ Loa trong nhiều thế kỉ sau thời An Dương Vương. Thợ thủ công làm gốm ban đầu có thể phần lớn là người Hán, qua thời gian người Việt dần chiếm số đông. Không ít những người Hán ở lại hẳn đây, qua nhiều đời đã trở thành người Việt. Trong thành Cổ Loa có sự tụ cư và hoạt động của nhiều tầng lớp xã hội, có những bộ phận dân cư chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của đô thành Cổ Loa.
Thông tin từ sử liệu không cho ta biết điều gì cụ thể về thành Cổ Loa trong thời kì tồn tại huyện Bình Đạo (giai đoạn thuộc Tề, Lương). Song, tòa thành này được sử dụng làm trị sở cai trị của các chính quyền đô hộ liên tục qua mấy trăm năm, có thành lũy phòng vệ, có sự hiện hữu và phát triển của nhiều yếu tố văn hóa Hán, có cư dân Hán đến sinh sống. Điều này cho phép ta suy đoán rằng các chính quyền đô hộ Tề, Lương không có lí do gì để không tiếp tục sử dụng tòa thành này làm huyện thành của huyện Bình Đạo. Và vì thế khu vực Cổ Loa vẫn có đủ điều kiện để tiếp tục đà phát triển của mình với tư cách là một trung tâm hành chính quan trọng của chính quyền đô hộ như khi nó là huyện thành của Phong Khê trong thời Đông Hán.
Trong suốt mấy trăm năm sau thời kì An Dương Vương, Cổ Loa từ vai trò trung tâm chính trị của một nhà nước độc lập đã trở thành một huyện thành quan trọng nằm trong hệ thống chính quyền cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. Những nền tảng văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ vẫn tiếp tục phát triển song tại vùng đất này đã có thêm nhiều nét biến đổi mới do sự xuất hiện, hoạt động và định cư của người Hán. Kết cấu dân cư, kết cấu kinh tế vì thế cũng biến đổi khác trước, bản thân các vòng thành cũng được đắp cao hơn, gia cố thêm, thậm chí thay đổi cả chức năng. Điều đó, một mặt là minh chứng cho những giá trị đặc sắc của tòa thành Cổ Loa thời An Dương Vương, mặt khác khẳng định vị thế và các bước phát triển tiếp theo của nó suốt mấy trăm năm sau khi Âu Lạc sụp đổ.
Cổ Loa lúc này chỉ còn là một huyện thành lớn, song chức năng một quân thành và thị thành của nó vẫn được tiếp tục phát huy. Thành Cổ Loa trở thành một trị sở quan trọng của chính quyền đô hộ về các chính trị và quân sự, vì thế đây cũng là mục tiêu tiến công quan trọng của các cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành lại nền độc lập dân tộc, giành lại mảnh đất hội tụ, kết tinh hồn thiêng sông núi.
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã liên tục vùng lên đấu tranh và nhiều lần giành được nền độc lập tạm thời. Trong tiến trình đấu tranh đó, Cổ Loa vừa là mục tiêu tiến công giải phóng của các cuộc khởi nghĩa, đồng thời là trung tâm tập hợp sức mạnh dân tộc chống đô hộ, chống đồng hóa, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương.
Tây Vu Vương là thủ lĩnh của người Âu Lạc tại vùng đất Tây Vu – có lẽ thuộc dòng dõi Thục An Dương Vương nên được Triệu Đà biệt đãi hơn so với các Lạc tướng khác, được xưng vương. Với chính sách dung dưỡng để thống trị, nhà Triệu mới chỉ cai trị Âu Lạc bằng phương thức cống nạp mà chưa áp dụng một luật lệ hay hình thức bóc lột thuế khóa nào khác. Tây Vu Vương và Lạc tướng hầu như vẫn giữ được quyền lực cũ của mình. Không có một tác động lớn nào từ phía ngoại bang gây cản trở đến sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Vì thế, thời kì từ thế kỉ II TCN đến đầu Công nguyên vẫn là thời kì tồn tại của cơ cấu văn minh Đông Sơn với mô hình nông nghiệp lúa nước cổ truyền ở sơ kì thời đại đồ sắt Việt Nam. Nền văn minh Việt cổ vẫn thể hiện đầy đủ sức sống mãnh liệt của nó trong mấy trăm năm đầu thời kì Bắc thuộc. Như vậy, nền kinh tế – xã hội của nước Âu Lạc vẫn còn tiếp tục vận động theo hướng phát triển tự nhiên.
Miền đất bộ lạc Tây Vu – nay là huyện Tây Vu, là đất bản bộ của họ Thục nên chắc chắn dưới thời An Dương Vương, miền đất này đã mở rộng từ miền núi phía bắc xuống giáp sông Thao và sông Đuống bao gồm trong đó cả miền đất kinh đô.
Câu trả lời của bạn: 15:47 17/01/2022
Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm : -Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862 -Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874. -Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.
-Hiệp ước thứ nhất là hiệp ước Nhâm Tuất: ngày mùng 5 tháng 6 năm 1862 triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất những cho chúng nhiều quyền lợi. Bản hiệp ước có nội dung như sau, triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn ,mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán, cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô bãi bỏ cấm đạo trước đây bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lượng bạc khác xe trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình Quốc được dân chúng ngưng kháng chiến. -Hiệp ước thứ hai là hiệp ước Giáp Tuất: sau chiến thắng Cầu Giấy phát hoang mã còn quân dân ta thì phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. Trong khi đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp hiệp ước Giáp Tuất vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 . Theo đỏ pháp xây rút khỏi Bắc Kỳ còn triều đình thi chính thức thừa nhận 6 Tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp, hiệp ước đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ ngoại giao và thương mại của Việt Nam. -Hiệp ước Hác măng còn gọi là Quý Mùi: tháng 8 năm 1883 hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội ở các pháp đại ở cửa Thuận An Bắc Kỳ. Chúng đổ bô lên khu vực này triều đình xin đình chiến . Cái uy của Pháp lên nhanh Huế và đưa ra một bản hiệp ước triều đình chấp nhận. Nội dung: triệu đi Nguyễn Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở bắc kì và trung kì, các tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kỳ để nhập vào đất Nam kỳ thuộc Pháp. Ba tỉnh thanh-nghệ-tĩnh được sát nhập vào Bắc Kỳ, những mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Cũng sự khác ở các tỉnh bắc kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình ngắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc kỳ về Trung Kỳ. -Hiệp ước pa-tơ-nốt : năm 1884 phát lại bắc triều đình Huế kí tiết bản hiệp ước với có nội dung cơ bản giống với hiệp ước hắc măng chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kỳ nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Câu trả lời của bạn: 15:46 17/01/2022
vì đây là ngành yêu cầu vốn lớn, khó thu lợi nhuận pháp muốn cột chặt kinh tế vn với pháp
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 10:39 17/01/2022
Chế độ cai trị
a) Tổ chức bộ máy cai trị
- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (áp dụng hình thức trực trị).
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
=> Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Mục 2
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
a) Về kinh tế
* Trong nông nghiệp:
- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
- Thủy lợi được mở mang.
* Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
- Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
- Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
- Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
b) Về văn hóa - xã hội
* Về văn hóa:
- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.
- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.
* Về xã hội có chuyển biến:
- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).
=> Đấu tranh chống đô hộ.
- Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.
Câu trả lời của bạn: 10:36 17/01/2022
A. Một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta
Câu trả lời của bạn: 10:35 17/01/2022
kn 3 đình;
căn cứ Nga Sơn -Thanh Hóa
là 1 tuyến phòng thủ kiên cố.
chỉ huy;Phạm Bành và Đinh COông Tráng
khởi nghiaz từ; 12/1886->1/1887 đẩy lùi 5 cuộc tấn công của địch nhưng thất bại
kết quả; tan rã
kn Yên Thế;
b) Lãnh đạo: Lương Văn Nắm (Đề Nắm), Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).
c) Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)
d) Hoạt động chủ yếu:
- Từ 1884 - 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.
- Từ 1893 - 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.
- Từ 1898 - 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.
- Từ 1909 - 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.
Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
- Ý nghĩa:
+ Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến, xây dựng căn cứ....
+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.
Câu trả lời của bạn: 10:33 17/01/2022
Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.
Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ
Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh.
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.