
Dũng
Vàng đoàn
1,090
218
Câu trả lời của bạn: 20:39 19/04/2022
=90,678
=32,6
Câu trả lời của bạn: 20:32 14/04/2022
D. nhân dân được thực hiện quyền công . dân.
Câu trả lời của bạn: 20:30 14/04/2022
D. . ba giai đoạn cơ bản.
Câu trả lời của bạn: 20:09 12/04/2022
CẮT KIM LOẠI BẰNG CƯA TAY Khái niệm Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu. Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh...
Câu trả lời của bạn: 20:08 12/04/2022
Quang Trung Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu 1753 tại Bình Định, trong một gia đình gốc Nghệ An đã lưu lạc vàoNam từ cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn thế kỷ trước. Nguyễn Huệ là em trai út, cả ba anh em đều giỏi võ nghệ, trực tiếp rèn luyện nghĩa quân trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Từ giữa thế kỷ 18, chúa Trịnh ở Đàng ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng trong đi vào con đường ăn chơi sa đọa. Chính quyền phong kiến cả nước đã suy tàn, đổ nát, không có khả năng thực hiện những chức năng của một nhà nước đối với đất nước, nhân dân mà còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc, chia cắt đất nước, để mặc giai cấp địa chủ cướp ruộng đất của nông dân, thiên tai, đói kém hoành hành. Do đó, mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc.
Đóng quân ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ phải lo đối phó với kẻ thù ở cả hai đầu đất nước. Ở Đàng Trong, Nguyễn Ánh hết cầu cứu vua Xiêm, lại mở đường cho sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Ở Đàng Ngoài, vào cuối năm 1786, Vua Lê Hiến Tông chết, Lê Chiêu Thống lên thay, bạc nhược ươn hèn. Vào tháng 5/1788, khi Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra Bắc để giết Vũ Văn Nhậm (là tướng quân Tây Sơn được cử ở lại Thăng Long đã phản lại anh em Tây Sơn) thì Lê Chiêu Thống đã bỏ chạy và cử mẹ và vợ của mình cùng một số kẻ thân tín chạy sang Trung Quốc cầu cứu vua Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, vua Càn Long nhà Thanh điều động 29 vạn quân tinh nhuệ cùng nhiều dân binh phục vụ, đặt dưới sự thống lĩnh của Tôn Sĩ Nghị - Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây cùng đề đốc Hứa Thế Hanh và Tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống chuẩn bị xâm lược nước ta.Cuối năm 1788 quân Thanh tràn vào xâm lược nước ta theo 4 hướng và đến ngày 17/12/1788, chiếm đóng Thăng Long, rồi lần lượt chiếm đóng một số nơi khác. Quân Tây Sơn bấy giờ ở Bắc Hà do Ngô Văn Sở chỉ huy, theo kế sách của Ngô Thời Nhậm rút về đóng ở Tam Điệp và Biện Sơn, đồng thời cho người cấp báo với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Ngày 21/12/1788, Nguyễn Huệ nhận được tin, ngay hôm sau, ông đã chọn khu vực núi Bân ở phía Nam kinh thành Phú Xuân để làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trungvà phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc. Ngay tại lễ lên ngôi, vua Quang Trung dõng dạc đọc lời hịch:“...Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu. Tiếp đó phá tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của chúng trên khắp các tuyến đường vào Thăng Long. Sáng ngày mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu, Quang Trung trên mình voi chiến, áo bào sạm đen khói súng tiến vào Thăng Long giữa niềm hân hoan của nhân dân sau những thắng lợi ở các trận đánh các đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng buộc tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử ở núi Loa. Xác chết của quân Thanh chất chồng gò Đống Đa, nơi mà sau đó vào ngày mồng 5 Tết hằng năm, nhân dân Hà Nội thay mặt nhân dân cả nước cử lễ kỷ niệm ăn mừng Chiến thắng Đống Đa xuân Kỷ Dậu 1789. Trưa ngày mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu, 36 phố phường Thăng Long bừng lên trong ngày hội chiến thắng:
“Đầy thành già trẻ như hoa
Chen vai thích cánh cùng nhau nói:
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”
(Long thành quang phục kỷ thực - Ngô Ngọc Du)
Sau khi đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh, Quang Trung đã xây dựng được một chính quyền phong kiến tiến bộ, ban hành nhiều chính sách cải cách nhằm duy tân đất nước, như: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, củng cố quốc phòng. Phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp: Năm 1789 ban hành chiếu khuyến nông, giải quyết nạn lưu vong và ruộng đất bỏ hoang. Dân phiêu tán trở về bản quán để sản xuất và được cấp ruộng đất để cày cấy. Chỉ 3 năm sau đó, tình hình nông nghiệp được phục hồi “Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình” (phú của Nguyễn Huy Lượng, một nhà thơ lúc bấy giờ). Về phát triển công nghiệp:Bãi bỏ chính sách kìm hãm thương nghiệp, mở rộng buôn bán với nước ngoài, đấu tranh để nhà Thanh mở cửa biên giới buôn bán với nước ta. Đối với thuyền buôn của các nước tư bản phương Tây, tỏ ra rộng rãi, mong muốn họ tăng cường quan hệ buôn bán với Việt Nam. Về tài chính: thi hành chính sách thuế khóa đơn giản, bãi bỏ nhiều thứ thuế, làm giảm nhẹ mức đóng góp của nhân dân, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển. Về giáo dục: chủ trương mở rộng chế độ giáo dục và đề cao chữ Nôm. Trường học được mở ở các làng, xã, cho phép các địa phương sử dụng một số đền chùa để làm trường học... Triều đại Quang Trung với những chính sách có nhiều mặt tiến bộ. Những chính sách đó góp phần phát triển công thương nghiệp và do đó sẽ tạo ra khả năng mở đường hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện gặp rất nhiều trở ngại, thời gian thực hiện lại quá ngắn ngủi. Ngày 29/7 năm Nhâm Tý (1792), Hoàng đế Quang Trung qua đời lúc mới 40 tuổi, bỏ dở cuộc cải cách đang tiến hành. Triều đại Quang Toản tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện những chính sách tiến bộ của Quang Trung và đã bị Nguyễn Ánh lật đổ vào năm 1802.
Quang Trung Nguyễn Huệ là nhà thiên tài quân sự, một nhà chính trị tài ba, một anh hùng dân tộc. Nhờ thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ mà trong chưa đầy 20 năm thế nước, thế lửa Tây Sơn đã thiêu cuốn hai triều đại phong kiến, 5 vạn quân Xiêm, hơn 29 vạn quân Thanh. Sự nghiệp của phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ là một khúc ca hùng tráng của bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc, một bước tiến huy hoàng của lịch sử Việt Nam.
Xuân Đinh Dậu đang về, xin điểm lại tầm vóc lịch sử chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789 để tưởng nhớ công lao to lớn, hào khí dân tộc của anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhân dân ta, sau những ngày vui Tết cổ truyền đầm ấm trong không khí gia đình quây quần bên bàn thờ tổ tiên, lại có một ngày tưởng niệm đến một sự kiện chung của lịch sử. Đó là ngày Giỗ Trận mồng 5 tháng Giêng, một nét độc đáo, bày tỏ lòng tri ân với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và khơi dậy niềm tự hào về chiến thắng lẫy lừng trong việc đánh đuổi giặc xâm lăng.
Câu trả lời của bạn: 20:05 12/04/2022
1. "Điều kiện cần" phải có để phát triển đô thị bao gồm hai nhân tố chính là có quy mô dân số và có quy mô diện tích phù hợp với từng loại hình đô thị. Trong đó "cơ cấu dân số vàng" với lực lượng lao động được đào tạo và kỹ năng là nhân tố có tính quyết định nhất.2.Đô thị hóa theo chiều rộng o Đô thị hóa theo chiều sâu o Giải thể đô thị o Đô thị hóa cưỡng bức Bai lam Sự phát triển của các đô thị trong lịch sử từ trước tới nay: Trong lịch sử phát triển của các quốc gia từ trước đến nay, thì các đô thị đã trở thành một bộ phận quan trọng cảu quá trình phát triển của một quốc gia. Bởi với một quốc gia các đô thị chính là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy cả về tiềm lực công nghệ, sự hiện đại và văn minh của quốc gia đó. Chính vì vậy việc tìm hiểu quá trình phát triển và hình thành của các đô thị trên thế giới rất quan trọng và cần thiết. Con người đã sống và tồn tại từ hàng triệu năm nhưng có lẽ đô thị chỉ mới có tuổi thọ khoảng hơn 10000 năm mà thôi. Chúng ta có thể đã nghe đến nhưng Luân Đôn, New York, Pari,…. Hay nhưng đô thị gần ta như Bắc Kinh, Thượng Hải…. còn rất nhiều các đô thị nữ chúng ta không thể kể ra. Những có lẽ quay ngược dòng thời gian lại ta có thể thấy những đô thị từ xưa, những đô thị đã trở thành những câu chuyện, những biểu tượng hùng vĩ biết bao. Trong suốt quá trình phát triển các đô thị từ trước đên nay ta có thể thấy chúng diễn ra trong ba giai đoạn chính: Giai đoạn I: diễn ra vào khoảng 10000 năm trước công nguyên, đó là sự hình thành những đô thị đầu tiên: Jerico(Đô thị đầu tiên), Athen, Babylon…Dân số thời kỳ này ở các đô thị thường khoảng 500 tới 600 dân. Giai đoạn này chủ yếu có sự tập trung của các khu dân cư tại các nơi có nhiều dòng sông, hoặc các nơi có chợ.3. Các đô thị: +Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. +Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. +Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.5.Đô thị hóa theo hướng tích cực sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của khu vực đô thị và vùng ven đô. Mặt khác, đô thị hóa cũng có những tác động tiêu cực như làm tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo, làm suy thoái môi trường và gia tăng các vấn đề xã hội.6.Theo tài liệu của Viện Sử học Việt Nam, đô thị đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các nước trên thế giới và các đô thị cổ sau khi hình thành cũng không có sự phát triển liên tục mà thường thăng trầm cùng với sự thay đổi địa điểm kinh đô của các triều đại khác nhau. Điều này cho phép các học giả đưa ra tổng kết quan trọng về lịch sử và tính chất của đô thị Việt Nam, đó là sự phát triển hay lụi tàn của các đô thị Việt Nam mang nhiều dấu ấn hành chính – chính trị hơn là thương mại, dịch vụ như nguyên lý ra đời đô thị ở hầu hết các nước, tức yếu tố “đô” trong “đô thị” lấn át yếu tố “thị” vốn là cơ bản để tạo thành đô thị.Đô thị ở Việt Nam hiện nay được tổ chức rải đều cả nước, chủ yếu theo không gian chùm đô thị. Theo đó, chùm đô thị phía Bắc tập trung ở khu vực sông Hồng, nổi bật là TP. Hà Nội, chùm đô thị phía Nam là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với đô thị trung tâm là TP. Hồ Chí Minh.Để xác định tiêu chuẩn đô thị và phân loại đô thị, ngày 25/5/2016 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành hai nghị quyết: Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH1 về phân loại đô thị, thì đô thị Việt Nam (phân biệt với nông thôn) phải ít nhất thỏa mãn các tiêu chí của đô thị loại 5 như sau: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên, mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn theo quy định.7.Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Năm 2019, ước tính dân số khu vực thành thị ở nước ta là 33.059.735 người, chiếm 34,4% dân số của cả nước.