Đăng nhập
|
/
Đăng ký
?

???

Cấp bậc

Đồng đoàn

Điểm

220

Cảm ơn

44

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

hãy viết bản tường trình về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Câu trả lời của bạn: 20:26 20/03/2024

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mai Châu, ngày 25 tháng 04 năm 2022

BẢN TƯỜNG TRÌNH

 
Về việc xảy ra vụ lộn xộn trong lớp ngày 25 tháng 04 năm 2022

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Ninh Hiệp

Tên em là: Đoàn Thu Mai, lớp trưởng lớp 7E trường THCS Ninh Hiệp.

Ngày 25 tháng 04 năm 2022 vừa qua, tại phòng học lớp 7E xảy ra một vụ lộn xộn, thay mặt tập thể lớp, em xin tường trình lại vụ việc như sau:

Vào khoảng 8h15' ngày 25 tháng 04 năm 2022, vào thời gian nghỉ 5' giữa tiết 2 (môn Văn học) và tiết 3 (môn Địa lý), khi cô giáo vừa rời lớp, bạn Nguyễn Hải Ninh, học sinh, lớp 7E muốn mượn sách của bạn Phạm Thu Lan, học sinh lớp 7E để chép bài vì trong giờ bạn Hải Ninh không chú ý nghe giảng. Nhưng vì cách mượn sách của bạn Hải Ninh cộc cằn, lại có ý giật quyển vở trên tay bạn Thu Lan khiến bạn Lan tức giận, không cho bạn Ninh mượn sách. Hai bạn đã xảy ra xô xát vì không ai chịu nhịn ai.

Em xin cam kết những điều em nêu trên là đúng sự thực. Nếu sai, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.

Người viết tường trình

Mai

Đoàn Thu Mai


Câu hỏi:

x/7=6/21

Câu trả lời của bạn: 20:24 20/03/2024

Từ: x/7=6/21

Suy ra x . 21 = 6 . 7

x . 21 = 42

x = 42 : 21

x = 2.

Vậy x = 2.


Câu hỏi:

Chi tiết " cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ...."theo em có ý nghĩ gì?

Câu trả lời của bạn: 20:22 20/03/2024

Bởi mỗi cánh hoa đại diện cho khoảng thời gian mẹ cô có thể sống. Chính vì vậy cô đã xé nhỏ những cánh hoa để kéo dài thời gian sống cho mẹ để được bên mẹ nhiều hơn. Từ đó ta thấy được tình yêu thương vô bờ bến và lòng hiếu thảo của cô bé dành cho người mẹ của mình.

Câu hỏi:

chất liệu để may trang phục có sự khác biệt về nhưng yếu tố nào?

Câu trả lời của bạn: 20:20 20/03/2024

Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu; độ thấm hút mồ hôi.

Câu hỏi:

Viết 1 câu theo mẫu " để làm gì?

Câu trả lời của bạn: 20:19 20/03/2024

Bạn hái hoa để làm gì ?
Bọn cướp đập phá để làm gì?

Câu hỏi:

Em hãy trình bày các thao tác hoàn thiện trên bảng tính?

Đang cần gấp ngày mai thi ạ

Câu trả lời của bạn: 20:18 20/03/2024

a) Các thao tác với bảng tính

** Tạo trang tính mới:

- Xóa một trang tính: Nháy nút phải chuột vào tên trang tính rồi chọn Delete

- Chèn trang tính mới trước trang tính A: Nháy nút phải chuột vào tên trang tính A, chọn Insert/WorkSheet rồi chọn OK

- Đổi tên trang tính: Nháy đúp chuột vào tên trang tính, nhập tên mới, nhấn phím Enter

- Thay đổi thứ tự các trang tính: Nháy chuột vào tên trang tính, kéo thả chuột sang trái, phải để di chuyển trang tính đến vị trí mong muốn

- Sao chép một trang tính sang vị trí mới: Nháy nút phải chuột vào tên trang tính và chọn lệnh Move or Copy. Cửa sổ Move or Copy xuất hiện 

b) Kẻ đường viền ô và khung bao quanh vùng dữ liệu

- Chọn vùng dữ liệu muốn kẻ đường viền ô, kẻ khung và chọn Format Cells

- Trong cửa sổ Format Cells chọn trang Border, thiết lập các thông số kẻ đường viền, kẻ khung 


Câu hỏi:

Nội dung văn bản vua chích trèo

Câu trả lời của bạn: 20:04 20/03/2024

“Vua chích chòe” là câu chuyện cổ Gờ-rim khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 

Câu hỏi:

Phân tích khổ 2 3 bài thơ tôi yêu đất nước tôi

Câu trả lời của bạn: 17:54 20/03/2024

Phân tích đoạn 2:

 Mở đầu bài Đất Nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm khơi dạy cho tâm hồn người đọc tìm về cội nguồn, để nói rõ hơn sự hình thành Đất Nước thì đến đoạn thơ thứ 2, đôi mắt thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã được sánh với hình ảnh Đất Nước trong chiều rộng của không gian, trong chiều dài của thời gian lịch sử và trong mối quan hệ gắn bó của mỗi nhân vật.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Tác giả “ Nguyễn Khoa Điềm “ tiếp tục cho thấy cách sử dụng từ, câu linh hoạt và sáng tạo của mình ở đây, nhà thơ đã chiết tự hai từ Đất Nước để phân tích về linh hồn thẳm sâu bên trong nó. Đất đó là nơi anh đến trường, nước đó là nơi em tắm, nghĩa là hình ảnh đất nước hiện lên vô cùng gần gũi, gắn bó khăng khít với cuộc sống của con người chúng ta . Xưa kia, viết về Đất Nước các nhà thơ thường gọi nó, ví von nó bằng những hình ảnh lung linh hùng vĩ, nay tác giả đã cho ta thấy về đất nước còn là không gian tình tứ, nơi gắn kết tình cảm, nơi khơi nguồn và là những điểm tựa cho hạnh phúc lứa đôi. Là nơi gửi gắm nỗi nhớ thầm của một  người con gái, vậy nên vừa lớn lao mà cũng có thể gọi là là mảnh kí ức gợi nhớ thương cho tâm hồn bất cứ ai. Hai câu thơ tiếp, Đất Nước lại hiện lên trong những câu ca dao, tục ngữ, để thấy được Đất Nước không được chỉ đánh thức ký ức tuổi thơ, mà còn đánh thức cả những miền kí ức văn hóa của chúng ta  và những nét đẹp dân gian truyền thống của cộng đồng.

“Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Đất Nước là sự vun đắp , là sự kết thành giữa dòng chảy trôi bất tận của thời gian mênh mông, nhưng thời gian ở đây không phải thời gian vô tri vô thức , mà là thời gian của lịch sử văn hóa. Nói  lại truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ, nhắc về ký ức lịch sử văn hóa dân tộc , và đồng thời cũng là một điểm tựa để gợi về  nét đẹp văn hóa văn học dân gian của dân tộc. Đất Nước trong thời gian đằng đẵng, và Đất Nước còn trường tồn bất tử trong không gian mênh mông bao la , không gian hùng vĩ với vị thế vĩ đại.

Ta có thể nhìn Đất Nước trong cả chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, Đất Nước còn là sự kết nối những thế hệ trước và thế hệ kế tiếp

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Để tạo nên bề dày văn hóa, lịch sử của Đất Nước, chắc chắn là sự bồi đắp , tiếp nối của biết bao thế hệ cháu con đã ngã xuống, hy sinh vì độc lập dân tộc. Đất Nước sáng mãi trong tâm khảm mỗi người bởi sự những  hi sinh vĩ đại, lớn lao, bởi tinh thần dân tộc như ngọn lửa vĩ đại tiếp nối bao thế hệ. Và vì thế, những người con dân tộc luôn tự  nhắc mình đạo lí Uống nước nhớ nguồn truyền thống: Hàng năm, đều nhớ ngày giỗ tổ ở đoạn thơ này , nhà thơ nhìn Đất Nước trong cả những mối quan hệ của mỗi cá nhân:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nòng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng”.

Trong mỗi chúng ta, đều thấm nhuần linh hồn của Đất Nước. Đất nước vì thế là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, và giữa mỗi cá nhân với tất cả mọi người, giữa cái nhỏ bé và cái to lớn, giữa cái gần gũi mộc mạc đơn sơ và cái xa xôi lớn lao. Để từ đó, bắc cây cầu đến trái tim của độc giả , rằng: Đất nước ở trong ta chứ không phải ở ngoài ta, và vì thế:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Viết về Đất Nước, thì đó là nguồn cảm hứng bất tận ở  trong mỗi thời kỳ lịch sử, các nhà thơ, nhà văn lại lấy vào nó điệu hồn của thời đại mình. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã viết Đất Nước với mong muốn thức tỉnh những người chiến sĩ tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc, để soi sáng, đã dẫn đường cho họ, thế nhưng giọng thơ của ông không hề mang tính khô khan mà chan chứa, đằm thắm những nghẹn ngào, như một lời gửi gắm chân thành, như một sự chuyển giao giữa các thế hệ . Khiến cho người đọc như phần nào thêm đồng cảm, thêm thấu hiểu về sự hòa quyện, gắn kết của Đất Nước trong tâm hồn mỗi chúng ta . Đất Nước là máu xương của mỗi người, cũng là vì nó được gây dựng và được giữ gìn bằng sự sống và tình yêu của đất nước thiêng liêng của biết bao thế hệ , bao người lính đã hi sinh đã ngã xuống vì chúng ta  . Và còn bởi, Đất Nước cho ta hình hài máu thịt, đã cho chúng ta cách sống và cách nghĩ, cho chúng ta điểm tựa của truyền thống văn hóa, lịch sử – những yếu tố đó đã vun đắp nên những vẻ đẹp và nét tâm hồn riêng của con người Việt Nam, trong đó có cả anh và em, có mỗi cá nhân chúng ta. Nếu bất cứ một cá nhân nào tồn tại đều là những sự đơn độc mà không có một cộng đồng để bám víu, để làm điểm tựa cho khi sự trưởng thành và dưỡng nuôi về văn hóa tinh thần,  thì chẳng khác nào ta trở thành kẻ cô đơn ư ? Đó chính là ý nghĩa thẳm sâu nhất mà bài thơ Đất Nước có sức ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Vì thế mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm hóa thân cho chính  dáng hình xứ sở, đều phải gắn bó và cố gắng bảo vệ , vì đó cũng là sự tạo tác tinh thần của mỗi chúng ta.

Đoạn thơ thứ hai đã thể cho ta thấy sự  sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về hình ảnh Đất Nước. Do đó, nó không chỉ tạo nên sự đồng cảm trong tâm hồn người đọc mà còn cho ta thấm đẫm những triết lý, tư tưởng. Nhưng cái tài tình của Nguyễn Khoa Điềm là diễn đạt nó bằng cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng , bằng cả trái tim nhiệt huyết .


Câu hỏi:

Em đã được chứng kiến nhiều sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vẫn đề mà en quan tâm

Câu trả lời của bạn: 17:51 20/03/2024

Có ai đó đã từng nói rằng: “Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều”. Sách có vai trò quan trọng đối với con người, nhưng đọc sách như thế nào mới đúng đắn và hiệu quả.

Đầu tiên, khi đọc sách không quan trọng là bạn đọc được bao nhiêu cuốn.Trong một ngày, quỹ thời gian của con người là có hạn, là không đủ cho việc học tập, làm việc hay vui chơi. Nhiều người không còn khoảng thời gian cho công việc đọc sách. Mà số lượng những cuốn sách là vô hạn. Nên việc lựa chọn ra những cuốn sách có ích cho bản thân để đọc và tìm hiểu sẽ tiết kiệm thời gian và công việc sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. Việc đọc sách không phải là để xem ai đọc được nhiều hơn ai, mà vì đọc sách sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho người đọc. Nếu rơi vào trường hợp đọc quá nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu sẽ dẫn đến tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”, không đem lại lợi ích gì.


Chính vì vậy, đọc sách thì cần lựa chọn sách sao cho phù hợp, đọc làm sao cho cẩn thận, thẩm thấu hết được ý nghĩa của cuốn sách đó. Không xét đến việc đọc sách để giải trí, thì khi đọc sách để nghiên cứu và học tập, việc chọn lựa sách phải thực sự tinh tường. Người đọc cần làm rõ mục đích đọc cuốn sách, tìm hiểu kĩ nội dung sách và tác giả cuốn sách đó để lựa chọn những cuốn sách phù hợp và thực sự bổ ích. Các nhà khoa học, họ không thể trở nên uyên bác nếu không đọc sách mỗi ngày. Các nhà văn nhà thơ, họ không thể viết hay nếu như không đọc sách để tìm tòi ra cái hay và sáng tạo ra cái mới. Đọc được bao nhiêu lại tùy thuộc vào tốc độ đọc của mỗi người. Nhưng cách đọc thì phải thực sự có hiệu quả. Đọc sách phải không chỉ là lật giở từng trang, đọc con chữ trong đó. Mà đọc sách cần có sự suy nghĩ và chiêm nghiệm về nội dung cuốn sách đó. Bản thân người đọc khi đọc một cuốn sách có thể kết hợp ghi chép, thống kê lại những nội dung chính và những nhánh nội dung nhỏ theo một hệ thống mà bản thân cảm thấy dễ hiểu nhất. Việc ghi chép lại cũng thực sự hữu ích khi bạn ghi nhớ. Với những người đọc sách để nghiên cứu, việc đọc lại nhiều lần cuốn sách cũng giúp cho người đọc hiểu rõ hơn, mỗi lần đọc là một lần vỡ ra nhiều điều mới mẻ. Nếu như đọc một cuốn sách thực sự hiệu quả, chúng ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Vì mỗi cuốn sách chính là một kho tri thức. Trong lịch sử, chúng ta có thể kể đến nhiều bậc hiền tài như vua Lê Thánh Tông "Trống dời canh còn đọc sách”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, "tay không rời sách, mắt không ngừng xem sách; sách chất đầy quanh giường, quanh tường”. Đó đều là những con người kiệt xuất nhưng vẫn luôn ý thức trau dồi bản thân nhờ đọc sách.


Trong thế giới ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, văn hóa đọc sách đang rơi vào tình trạng đáng báo động, đặc biệt là ở giới trẻ những con người luôn nhanh nhạy trong việc tiếp cận với công nghệ. Đọc sách dường như không còn là sở thích của nhiều người nữa. Chính vì vậy, chúng ta cũng cần phải có biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của người dân như tổ chức các buổi giao lưu trao đổi với các nhà văn, xây dựng mô hình cà phê sách, các hội sách diễn ra thường niên… Việc đọc sách đối với học sinh, sinh viên - những chủ nhân của đất nước là vô cùng quan trọng, bởi sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại.

Như vậy, một cuốn sách hay thì cần phải có một phương pháp đọc đúng đắn. “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” - hãy biết trân trọng nó giống như trân trọng người bạn thân của mình.


Câu hỏi:

X + 35,6 = 23,78 x 10

Câu trả lời của bạn: 17:46 20/03/2024

            x+35,6=23,78x10

            x+35,6=237,8

            x=237,8-35,6

  b        x=202,2


Câu hỏi:

Xác định biện pháp tu từ trong chuyện cô áo lụa hồng

Câu trả lời của bạn: 17:30 20/03/2024

a. Phép đối: 

"Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"

Phân tích: Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận:


"Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"

"Kẻ thiên tài" đã mang theo hình bóng "người quốc sắc" trở về nhà. Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cành tơ liễu và bóng chiều thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử.

Tác dụng: gợi sự phong phú về ý nghĩa, gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa cho sự vật. 

b. Phép đối: Phận dầu dầu vậy cũng dầu 

Phân tích: số phận ra sao cũng đành cịu không một lời oán thán gì nhưng trong câu này nhắc đi nhắc lại ba lần chữ dầu nhấn mạnh thái độ thụ động hoàn toàn của Kiều trước số mệnh, không còn một sức phản ứng nào. 

Ý nghĩa: nhấn mạnh sự lực bất tòng tâm của Thúy Kiều. 

c.  Phép đối: 

“Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”.

Phân tích: Đây là cảm nhận của Kiều về cảnh ngộ và số phận hai người. Cả hai đều cô đơn và nhỏ bé như nhau thấm thía một cảm giác lẻ loi bất lực: người về thì “chiếc bóng” kẻ đi xa thì “một mình” người thì “năm canh” vò võ thao thức kẻ thì “muôn dặm… xa xôi”. Lứa đôi ở hai phía chân trời cách trở. Kiều vừa thương mình vừa thương kẻ đi xa buồn tủi cho thân phận. Cấu trúc câu thơ rất đặc sắc được thể hiện ở cách sử dụng các số từ đặt trong thế đối lập tương phản: “chiếc” với “năm” “muôn” với “một” đã làm nổi bật nỗi buồn thao thức đơn chiếc lẻ bóng của nàng Kiều… là vô cùng vô tận.

Ý nghĩa: nhấn mạnh tâm trạng của Kiều và số phận lênh đênh trôi nổi của nàng. 


Câu hỏi:

Độ cao so với mặt đất của 1 quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng, được mô tả bằng hàm số bậc 2 ở độ cao h(t)=4t^2+9t+1,5 tính bằng mét và thời gian t tính bằng giây trong khoảng thời điểm nào trong quá trình bay của nó,quả bóng sẽ ở độ cao trêm 5mét so với mặt đất.( em học toán kết nối tri thức với cuộc sống ạ)

Câu trả lời của bạn: 17:14 20/03/2024

Để tìm thời điểm mà quả bóng ở độ cao trên 5 mét so với mặt đất, ta cần giải phương trình:

h(t)=4t2+9t+1.5≥5ℎ(�)=4�2+9�+1.5≥5

4t2+9t−3.5≥04�2+9�−3.5≥0

Đây là một bất phương trình bậc hai. Để giải bất phương trình này, trước tiên ta cần tìm các điểm cực trị bằng cách tính đạo hàm của h(t) và đặt nó bằng 0:

h′(t)=8t+9ℎ′(�)=8�+9

Để tìm điểm cực trị, ta giải phương trình:

8t+9=08�+9=0

t=−98�=−98

Điểm cực trị là t=−98�=−98. Do quả bóng được ném lên, nên chúng ta không quan tâm đến thời gian âm.

Tiếp theo, ta sẽ xác định dấu của h'(t) trên các khoảng giá trị của t:

- Nếu t<−98�<−98, thì h′(t)>0ℎ′(�)>0, nghĩa là h(t) tăng.
- Nếu −98<t<thời điểm mà quả bóng đạt độ cao cực trị−98<�<thời điểm mà quả bóng đạt độ cao cực trị, thì h′(t)<0ℎ′(�)<0, nghĩa là h(t) giảm.
- Nếu t>thời điểm mà quả bóng đạt độ cao cực trị�>thời điểm mà quả bóng đạt độ cao cực trị, thì h′(t)>0ℎ′(�)>0, nghĩa là h(t) tăng.

Ta thấy điểm cực trị t=−98�=−98 là một điểm cực tiểu vì h'(t) thay đổi từ âm sang dương, vì vậy, đây là điểm thấp nhất của h(t).

Giờ ta xác định xem h(t) lớn hơn 5 mét trên khoảng nào:

- h(−98)=4(−98)2+9(−98)+1.5=2.953125ℎ(−98)=4(−98)2+9(−98)+1.5=2.953125, nằm dưới 5m.
- h(t)ℎ(�) lớn hơn 5 mét khi t>−98�>−98 vì h(t) tăng sau điểm cực tiểu.

Vậy, quả bóng sẽ ở độ cao trên 5 mét sau thời điểm t=−98�=−98.


Câu hỏi:

Viết một bài văn phân tích một tác phẩm mà em yêu thích

Câu trả lời của bạn: 17:11 20/03/2024

Khánh Hoài là một nhà văn giàu tình yêu thương với trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đó là truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Từ cuộc chia tay xúc động của hai anh em Thành và Thủy, tác giả đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Câu chuyện kể về một gia đình có hai anh em là Thành và Thủy. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Khánh Hoài đã xây dựng một tình huống đặc biệt để cho thấy tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy. Người mẹ yêu cầu hai anh em phải đem đồ chơi ra chia. Nghe thấy tiếng mẹ nói chia đồ chơi mà Thủy không kìm nổi nỗi sợ hãi “bất giác run lên bần bật, kinh hoàng”. Còn Thành thì thầm nghĩ: “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”. Đối mặt với cuộc chia tay, Thành và Thủy đều cảm thấy buồn bã và thật nặng nề. Nhưng điều đó không làm tình cảm của cả hai mất đi. Đến tận bây giờ, hai anh em vẫn nhường nhịn và dành những điều tốt nhất cho nhau, thật đáng trân trọng. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.


 
 

Sau khi chia đồ chơi, Thành đưa em đến trường tạm biệt thầy cô và bạn bè. Khung cảnh ngôi trường hôm nay sao mà thân thương đến vậy. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Sau khi từ trường về nhà, Thành và Thủy nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa. Dường như đó cũng chính là mong muốn của Thủy. Em mong rằng mình và anh trai sẽ không phải xa cách nhau nữa. Cuộc chia tay diễn ra đẫm nước mắt, buồn bã và đau thương. Cả hai anh em đều sẽ không biết bao giờ mới có thể gặp lại nhau.

Cuộc chia tay của những con búp bê đã gợi cho người lớn bao suy nghĩ về trách nhiệm của mình, về việc gìn giữ mái ấm hạnh phúc để cho con cái được vui vẻ, trọn vẹn yêu thương.


Câu hỏi:

Vườn hình chữ nhật nữa có nửa chu vi 26 m chiều dài hơn chiều rộng 4 m Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu mét vuông

Câu trả lời của bạn: 19:50 19/03/2024

Chiều dài vườn hình chữ nhật là :

     (26-4):2=11(m)

Chiều rộng vườn hình chữ nhật là:

     26-11=15(m)

Diện tích mảnh vườn là:

    15x11=165(m2)

              Đáp số :165 m2


Câu hỏi:

LÀM VĂN: Hiện nay, một số học sinh có thái độ chán nản việc học dẫn đến lười học. Em hãy viết bài luận để khuyên bạn của mình từ bỏ thói quen lười học bài.

Câu trả lời của bạn: 19:41 19/03/2024

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.


Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…


Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...


Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.


Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.


Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.
 


Câu hỏi:

tại sao khí hậu Trung Mỹ phân hoá

Câu trả lời của bạn: 19:18 19/03/2024

Thiên nhiên ở Trung và Nam Mĩ có sự khác biệt từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao với các kiểu môi trường:
- Rừng xích đạo xanh quanh năm ở đồng bằng A-ma-dôn, rừng rậm nhiệt đới phía tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
 
- Rừng thưa và xavan ở phía tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
 
- Thảo nguyên Pam-pa, đồng bàng Pam-pa.
 
- Hoang mạc, bán hoang mạc: đồng bằng duyên hải tây An-đet, cao nguyên Pa-ta-gô-nia.
 
Do vị trí địa lí và địa hình thiên nhiên miền núi An-đet có sự phân hóa từ bắc xuống nam và từ chân núi lên đỉnh núi.
 
Ở dưới thấp vùng bắc và trung An-đét là rừng xích đạo xanh quanh năm. Vùng nam An-đet là rừng cận nhiệt và ôn đới.
 

Câu hỏi:

Một căn phòng dạng HHCN có chiều rộng 6m,chiều dài 9m.Người ta lát nền căn phòng đó bằng loại gạch vuông có cạnh 3dm.Hỏi để lát kín căn phòng đó cần bao nhiêu viên gạch?(Diện tích phần mạch vữa không đáng kể)

Câu trả lời của bạn: 18:34 19/03/2024

Đổi: 9m= 90dm, 6m= 60dm

Diện tích căn phòng là:

         90×60= 5400[dm2]

Diện tích viên gạch là:

          3×3= 9[dm2]

Cần số viên gạch là:

          5400:9= 600[viên]

                      Đáp số: 600 viên gạch.


Câu hỏi:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 18m chiều rộng là 15m. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà

Câu trả lời của bạn: 18:28 19/03/2024

DT mảnh đất :

18 x 15 = 270 m2

DT đất làm nhà :

270 : 100 x 20 = 54 m2


Câu hỏi:

Tìm hai số biết thương và hiệu đều bằng 0,6

Câu trả lời của bạn: 18:27 19/03/2024

      đổi:0,6=3/5

      số bé:0,6:[3+5]x3=0,225

       số lớn :0,6-0,225=0,375


Câu hỏi:

Khối năm trường th phổ an có 45% tổng số học sinh là nữ . Biết số bạn nữ ít hơn số bạn nam là 16 . Tính số số học sinh khối năm trường đó

Câu trả lời của bạn: 18:25 19/03/2024

     số học sinh của trường là:

     16:((100%-45%)-45%)=160(bạn)

     đáp số : 160 bạn


  • 1
  • 2
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay