Quảng cáo
6 câu trả lời 677
Hình ảnh Cây đa – Bến nước – Sân Đình đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ từ hàng ngàn năm, một không gian bình dị gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Không gian và Kiến trúc Đình làng là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của ông cha ta, từ việc chọn địa điểm, quy hoạch hòa lẫn với thiên nhiên, dưới bóng mát rặng cây, soi bóng nước bên hồ, tận dụng hết ưu việt tự nhiên cho đến hình thức kiến trúc, tỉ lệ, vật liệu, màu sắc phù hợp với thẩm mỹ, điều kiện xây dựng địa phương.
- Chạm khắc đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam.
- Chạm khắc trang trí là một bộ phận quan trọng của kiến trúc đình làng.
- Nội dung các bức chạm khắc miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân nên rất phong phú, dí dỏm.
- Cảnh vật ở các bức chạm khắc tự nhiên, mộc mạc.
* Kết luận:
- Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo lên cho chính họ nhằm phụ vụ tầng lớp vua quan phong kiến.
- Nội dung của chạm khắc đình làng miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người dân.
- Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động.
- Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc.
Đình làng đã gắn bó với cuộc sống nông dân Việt Nam từ rất lâu. Đình là nơi chứng kiến những cảnh sinh hoạt, những thay đổi trong đời sống của làng quê Việt Nam. Đình còn là nơi trang trọng, thiêng liêng, là biểu tượng quyền lực của ngôi làng. Đình chính là nơi để mọi người tụ họp, hội bàn những công việc lớn nhỏ trong làng. Không ai rõ từ bao giờ đình làng đã trở thành một nơi để che chở, là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn của người dân Việt Nam. Không những thế, nó còn là hình ảnh để những người con xa quê luôn nhớ về, là niềm tự hào mỗi khi nhắc tới quê hương.
Đình làng có thể xếp vào loại hình kiến trúc công cộng dân gian vì đó là một trung tâm sinh hoạt chính trị và xã hội của làng. Bên cạnh đó đình làng còn chính là tế bào sống và là đơn vị cư trú của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Đa số đình làng ở đầu thế kỷ 16 có kiến trúc hình chữ nhất chri với một nếp nhà ngang, bên trong chia thành nhiều gian. Gian chính giữa chính là nơi thờ Thành Hoàng, cũng là trung tâm cân đối cho bố cục các gian bên. Bàn thờ được đẩy cao và lùi về hướng cột phía trong.
Phần quan trọng nhất trong toàn bộ kiến trúc chính là tòa Đại Đình. Đây chính là nơi hành lễ sinh hoạt công cộng và hành chính công vụ nên đòi hỏi diện tích và không gian khá lớn, trang trọng bề thế. Nhìn từ bên ngoài: mái đình có tỉ lệ đồ sộ và khá dày, chiến 2/3 chiều cao ngôi đình, bốn góc xòe rộng uốn lượn nhẹ nhàng. Bờ nóc hơi võng, có khi 2 đầu nhô cao vút ra ngoài như hình con thuyền lớn, có khi lại được đắp hình đôi rồng chầu vòng sáng các bờ dải có đắp hình trang trí con xỏ, con kìm,....
Nhà Tiền tế thường sẽ có kích thước cũng như quy mô nhỏ hơn Đại đình, mặt bằng hình chữ nhật hay hình vuông và đa số không có cửa vách bao quanh.Cùng với sân đình, các hành lang Tả vũ, Hữu vu, Tam quan,.... nhà Tiền tế chính là bộ phận nối tiếp giữa kiến trúc đình làng và ngoại cảnh tổng quan.
Cả ba thành phần kiến trúc trên đều tổ hợp trải ra theo một đường trục thống nhất nhằm tạo được không khí trang nghiêm, hoành tráng của đình làng.
Các chức năng cũng như ý nghĩa của đình làng
Chức năng tín ngưỡng
Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, đây chính là thần hộ mệnh của ngôi làng. Thần Hoàng làng trước tiên có thể là các thần tự nhiên với các tiểu sử thế tục như Sơn Tinh, Tủy Tinh,.. Các vị thần núi như Cao Các, Quý Minh cũng được thờ ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó thần Hoàng làng có thể là các nhân thần, các nhân vật đã đi vào sử sách Việt Nam như: Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo. Thần Hoàng làng thứ ba có thể gắn với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cây, thờ đá nguyên thủy,...
Nói chung, các thần làng Việt Nam biểu hiện cho một hệ thống tín ngưỡng đa nguyên. Đó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố tín ngưỡng như tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng và có phần nhỏ ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo.
Chức năng hành chính
Chắc chẳng ai có thể quên được những hình ảnh công bằng về buổi xử kiện của các quan cho tới những hình ảnh ám ảnh nhức nhối khi những người nông dân bị đánh ngay tại ngôi đình khi chưa có tiền nộp tô thuế. Đúng vậy, đình làng chính là trụ sở chính, là nơi mọi công việc hành chính của làng đều được tiến hành. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ việc nộp thuế cho tới việc bắt lính. Cơ sở để giải quyết những công việc chính là lệ làng và hương ước. Hướng ước là một hình thức luật tục.
Đình làng từ lâu đã trở thành một biểu tượng của tính tự trị và sự kết nối cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, bàn bạc và giải quyết việc làng, và tổ chức lễ hội hằng năm.
– Đặc điểm : Kiến trúc đình làng kết hợp với chạm khắc trang trí do bàn tay của người thợ nông dân tạo nên nên mộc mạc, uyển chuyển và duyên dáng.
– Làng Đình Bảng (Bắc Ninh), Lỗ Hạnh (Bắc Giang), Tây Bằng, Chư Quyến ( Hà Tây)
gđó là những ngôi đình tiêu biểu cho đình làng Việt Nam
- Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo lên cho chính họ nhằm phụ vụ tầng lớp vua quan phong kiến.
- Nội dung của chạm khắc đình làng miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người dân.
- Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động.
- Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc.
Hình ảnh Cây đa – Bến nước – Sân Đình đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ từ hàng ngàn năm, một không gian bình dị gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Không gian và Kiến trúc Đình làng là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của ông cha ta, từ việc chọn địa điểm, quy hoạch hòa lẫn với thiên nhiên, dưới bóng mát rặng cây, soi bóng nước bên hồ, tận dụng hết ưu việt tự nhiên cho đến hình thức kiến trúc, tỉ lệ, vật liệu, màu sắc phù hợp với thẩm mỹ, điều kiện xây dựng địa phương.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK7 27269
-
Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc của nhau.
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.
D. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của các nước thành viên
27250 -
21953