"Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thương sương
Củi đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu rc hat o hwor
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 123)
Câu 1: Em hãy chép lại hoàn chỉnh phần dịch thơ của bài thơ trên?
Câu 2: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Giải thích tên nhan đề và trình bày tác giả, hoàn cảnh
sáng tác?
Câu 3: Xác định cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ? Nêu tác dụng?
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Hai câu thơ đầu của bài là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Câu 5: Bài thơ đã gửi đến em tình cảm g_{i} ? Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 1 trang giấy trình bày suy
nghĩ của em?
Câu 6: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên?
Quảng cáo
1 câu trả lời 477
Câu 1: Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Câu 2: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) hay có chủ đề là “Vọng nguyệt hoài hương” (ngắm trăng nhớ quê). Nhan đề nói về khi Lý Bạch trong một đêm không ngủ, nhìn lên ánh trăng sáng chói lại nghĩ về chính quê hương của mình. Tĩnh (im lặng) dạ (đêm) tứ (ý tứ) nên nhan đề Tĩnh dạ tứ mới được dịch là Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tác giả: Lý Bạch
Tác giả Lí Bạch
1. Tiểu sử
- Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc.
- Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
- Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.
- Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép lại. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...
b. Phong cách nghệ thuật
- Đặc điểm thơ Lí Bạch:
+ Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng
+ Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
+ Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.
Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.
Câu 3: Cặp từ trái nghĩa là: Đê - Cử (Cúi - Ngẩng)
Câu 4:
- Em không tán thành ý kiến đó, bởi 2 câu thơ đầu vừa tả cảnh nhưng vẫn chứa tình và 2 câu thơ sau cũng có tình trong cảnh
+ Hai câu thơ đầu: là hình ảnh trăng sáng đẹp kì ảo giữa đêm và cũng là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của tác giả khi nhớ về quê hương
+ Hai câu thơ sau: là nỗi nhớ quê hương đậm nét hơn, rõ ràng và da diết hơn tuy nhiên trong câu thơ vẫn có cảnh đó là vẻ đẹp của vầng trăng thanh tĩnh dịu hiền
⇒ Cảnh và tình tác động lẫn nhau, vẽ cảnh để gợi tả tình và cái tình xuất hiện trên nền của cảnh.
Câu 5: Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch gửi đến ta tình yêu dành cho quê hương. Quê hương đẹp ,thiêng liêng và càng thiêng liêng hơn khi nó gắn liền với con người xa quê trong nỗi nhớ thương vô hạn. AI trong chúng ta cũng cần tình yêu quê hương nồng nàn. Chính tình yêu quê hương đã nâng đỡ tâm hồn, trái tim ta. Quê hương với bóng hình mẹ cha, với con đường làng, với bạn bè thân quen.... Kí ức nơi quê hương thanh bình đã thôi thúc bước chân con người thêm mạnh mẽ trên con đườn phía trước dầu chông gai, nhọc nhằn. Có tình yêu quê hương, con người có thêm sức mạnh. Đó là sức mạnh để tin rằng dù ta đi đâu, vẫn có một nơi đón chờ ta - đó là quê hương thanh bình với những người yêu thương ta thật lòng. Tình yêu quê hương cho con người sức mạnh, niềm tin và giúp ta có thêm động lực.Có yêu quê hương thì ta mới có cho mình sức mạnh, bản lĩnh, ý chí tin vào ngày mai và hơn hết là mạnh mẽ bước đi. Đúng như Đỗ Trung Quân đã viết: Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lón nổi thành người. Mong rằng tình yêu quê hương sẽ luôn ở đó và soi sáng tâm hồn, trái tim ta.
Câu 6: Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc và giàu chất biểu cảm bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình. Nghệ thuật đối tài tình làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải của tác giả
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
51930
-
Hỏi từ APP VIETJACK49109
-
37873