“Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hợp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”
( Ngữ văn 7, tập 1, Báo Yêu trẻ, số 166,Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1-9-2000 ).
1. (0.5 điểm) Tên văn bản là gì? Tác giả là ai?
2. (0.5 điểm) Xác định ba từ láy và ba quan hệ từ trong đoạn văn trên?
3. (0.5 điểm) Cho biết đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt gì?
4. (0.5 điểm) Xác định đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản gì?
5. (1 điểm). Nội dung của đoạn văn trên?
6. (1 điểm). Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn văn trên?
Quảng cáo
1 câu trả lời 1750
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
“Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hợp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”
( Ngữ văn 7, tập 1, Báo Yêu trẻ, số 166,Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1-9-2000 ).
Câu 1: Tên văn bản là Cổng trường mở ra. Tác giả là Lý Lan.
Câu 2: Từ láy có trong đoạn văn là: Rạo rực, hoàn toàn, nôn nao.
Quan hệ từ có trong đoạn văn là: Để, ấy, và.
Câu 3: Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 4: Đoạn văn thuộc kiểu văn bản: văn bản nhật dụng.
Câu 5: Nội dung của đoạn văn trên là: Ngày đầu tiên đi học của con và kỉ niệm của người mẹ khi nhớ về ngày đầu tiên đi học cùng bà ngoại đến trường.
Câu 6: “Cổng trường mở ra” cho thấy tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường. Vào đêm trước ngày khai trường, con cảm thấy háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Ngược lại, mẹ lại không tập trung làm được một việc gì cả. Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Bỗng nhiên, người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy cô và bạn bè mới. Từ đó, mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được. Mà chính vì những kỉ niệm đang ùa về. Và rồi mẹ tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường. Có thể thấy mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp và rạo rực. Sau đó, người mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Cuối cùng, người mẹ đưa ra lời nhắn nhủ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương của người mẹ đối với con.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
51930
-
Hỏi từ APP VIETJACK49109
-
37873