Quảng cáo
3 câu trả lời 400
Đấu tranh ngoại giao trên trường quốc tế cùng với cuộc tiến công mãnh liệt trên các chiến trường, đưa đến thắng lợi vang dội của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc và đúng như nhận định của Bộ Chính trị, Pháp chỉ chịu thương lượng hòa bình khi chúng bị quân và dân ta tiêu hao, tiêu diệt thật nhiều sinh lực và tự nhận thấy không thương lượng hòa bình không được.
QĐND - Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta được dồn cho mặt trận quân sự, mặt trận nóng bỏng nhất, quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nhưng sức mạnh đó còn được thể hiện trên các mặt trận khác, trong đó có đấu tranh ngoại giao.
Ngày 9-7-1953, tướng Ô.Đa-ni-en - Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương sang Đông Dương đôn đốc, giám sát việc thi hành Kế hoạch Na-va. Chính phủ phản động Pháp và can thiệp Mỹ thống nhất âm mưu mở rộng chiến tranh và giải quyết vấn đề Đông Dương bằng quân sự. Trong khi đó, một số chính giới Pháp đã phản đối mở rộng chiến tranh, đòi thương lượng, nhưng chưa đủ sức để buộc Chính phủ Pháp thay đổi những toan tính ở Đông Dương. Ngày 18-7-1953, An-be Xa-rô, cựu Toàn quyền Đông Dương nói: “Một dịp tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình, nhất là với Hồ Chí Minh”. Tháng 10-1953, Đa La-di-ê, cựu Thủ tướng Pháp nói: “Tôi là người cương quyết chống gửi quân viễn chinh sang Đông Dương”. Tháng 10-1953, Ép-ga-phô, một thành viên trong Chính phủ Pháp nói trước Quốc hội: “Thắng hay bại, chúng ta không ở lại Đông Dương”. Tuy nhiên, để khẳng định lập trường của mình, ngày 12-11-1953, Thủ tướng Pháp La-ni-en vẫn tuyên bố: “Chúng ta buộc đối phương đầu hàng không điều kiện lúc đó mới điều đình với họ”. Như vậy có thể nói, Chính phủ Pháp không có thiện chí giải quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường thương lượng.
Về phía ta, đi đôi với việc chuẩn bị về quân sự, ta đã tiến hành cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Ngày 26-11-1953, trả lời câu hỏi của Chủ bút tờ báo Thụy Điển E-xpơ-rét: Cuộc thảo luận ở Quốc hội Pháp đã chứng tỏ rằng, một số lớn chính trị gia Pháp muốn dàn xếp một cách hòa bình vấn đề xung đột ở Việt Nam bằng cách thương lượng trực tiếp với Chính phủ Việt Nam. Ý nguyện ấy càng rộng khắp trong nhân dân Pháp. Thế thì Cụ và quý Chính phủ hoan nghênh ý nguyện ấy hay không? Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra, nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được sống hòa bình... Nếu Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó…”.
Khi được hỏi, một sự ngừng bắn hoặc một cuộc đình chiến có thể có được không? Và trên căn bản nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Miễn là Chính phủ Pháp đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược thì cuộc đình chiến ở Việt Nam thực hiện. Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”.
Phóng viên hỏi: Theo ý Cụ, có phương pháp nào khác để chấm dứt cuộc chiến tranh? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đem lại tai họa cho nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng làm cho nhân dân Pháp đau khổ nhiều, cho nên nhân dân Pháp đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đối với nhân dân Pháp và các chiến sĩ hòa bình Pháp, tôi xưa nay vẫn đồng tình và tỏ lòng quý mến. Hiện nay, chẳng những nền độc lập của dân tộc Việt Nam bị xâm phạm nghiêm trọng, mà chính nền độc lập của nước Pháp cũng bị uy hiếp nặng... Vì thế cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp đòi độc lập, dân chủ, hòa bình cho nước Pháp và đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách hòa bình”.
Đây không chỉ là những lời đáp chính trị hay ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nào cũng mong muốn hòa bình. Người không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể đem lại hòa bình. Người không bao giờ đòi hỏi ở đối phương cái mà dân tộc mình chưa thể có ngay. Người chấp nhận sự chờ đợi. Nhưng kẻ địch chưa hề đáp lại. Có thể người Pháp kỳ vọng vào Kế hoạch Na-va. Họ muốn ngồi vào bàn thương lượng trên thế mạnh. Sau này chúng ta mới biết, chính Na-va đã yêu cầu Chính phủ Pháp chỉ đặt vấn đề thương lượng khi đã giành được một thắng lợi quyết định trong chiến tranh Đông Dương.
Ngày 17-12-1953, Bộ Chính trị ra nghị quyết về đàm phán thương lượng nêu rõ: Ngọn cờ hòa bình phải do ta nắm lấy và giương cao lên. Nhưng bọn đế quốc chỉ chịu thương lượng hòa bình khi nào chúng bị ta tiêu diệt thật nhiều sinh lực và tự nhận thấy không thương lượng hòa bình không được. Tiếp đó, ngày 27-12-1953, Bộ Chính trị ra Thông tư nói rõ và nhấn mạnh những câu trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện rõ lập trường của nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song, nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Đồng thời Bộ Chính trị cũng nhắc lại quan điểm cho Chính phủ Pháp thấy: Muốn giải quyết vấn đề Việt Nam một cách hòa bình, thì Pháp phải đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược, tôn trọng nền độc lập thật sự của Việt Nam và hai bên trực tiếp nói chuyện với nhau. Đối với nhân dân Việt Nam, hòa bình không thể tách rời độc lập dân tộc.
Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây tiếng vang lớn trong dư luận thế giới, nhất là dư luận Pháp, có tác động đến phong trào hòa bình của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp, đã đẩy mạnh thêm cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam… Thông tư của Bộ Chính trị cũng nói rõ, nhân dân ta chiến đấu chống xâm lược vì độc lập dân tộc mà cũng vì hòa bình thế giới. Hồ Chủ tịch nói hòa bình không phải là để tuyên truyền đối ngoại, mà chính là vì vấn đề Việt Nam cũng như các vấn đề tranh chấp khác trên thế giới có thể giải quyết bằng thương lượng. Địch cho rằng, Hồ Chủ tịch phải nói đến hòa bình vì kháng chiến Việt Nam thất bại nặng. Khi Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi nhân ngày Toàn quốc kháng chiến, chúng lại nói, Hồ Chủ tịch vẫn kêu gọi nhân dân trong nước đẩy mạnh kháng chiến. Sự thật, trong lời kêu gọi ngày 19-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Bởi vì thực dân Pháp cứ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược, cho nên nhân dân Việt Nam quyết đánh mạnh hơn nữa, tiêu diệt sinh lực địch nhiều hơn nữa, quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng sẵn sàng nói chuyện".
Tuyên bố của Hồ Chủ tịch và quan điểm của Đảng, Chính phủ ta có tác động mạnh đến phong trào hòa bình ở Pháp và thế giới, mở đầu cho cuộc thương lượng hòa bình ở Giơ-ne-vơ giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam. Ngày 26-1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn cường quốc họp tại Béc-lin, xác định sẽ triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Ngày 10-3-1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chính thức nhận lời mời tham dự Hội nghị bàn về chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương, khai mạc vào ngày 26-4-1954. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp đã bỏ lỡ cơ hội hòa bình này nên ngày 13-3-1954, ta buộc phải mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đấu tranh ngoại giao trên trường quốc tế cùng với cuộc tiến công mãnh liệt trên các chiến trường, đưa đến thắng lợi vang dội của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc và đúng như nhận định của Bộ Chính trị, Pháp chỉ chịu thương lượng hòa bình khi chúng bị quân và dân ta tiêu hao, tiêu diệt thật nhiều sinh lực và tự nhận thấy không thương lượng hòa bình không được.
Đấu tranh ngoại giao trên trường quốc tế cùng với cuộc tiến công mãnh liệt trên các chiến trường, đưa đến thắng lợi vang dội của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc và đúng như nhận định của Bộ Chính trị, Pháp chỉ chịu thương lượng hòa bình khi chúng bị quân và dân ta tiêu hao, tiêu diệt thật nhiều sinh lực và tự nhận thấy không thương lượng hòa bình không được.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
50171
-
45052
-
43870
-
40848
-
40310
-
36945
-
36486
-
35795