Mọi người giúp mình với ạ, mình chỉ còn có 1 ngày để học bài mà vẫn chưa có bài văn mẫu tham khảo thích hợp
Quảng cáo
1 câu trả lời 270
Mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người muôn vàn những tài nguyên quý giá và một trong số đó là rừng. Những cánh rừng xanh che chở cho con người, giúp con người duy trì sự sống từ thời xa xưa. Và ngày nay cũng vậy, rừng luôn giữ một mối quan hệ mật thiết với con người, vậy nên có thể nói rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Trước khi đi vào tìm hiểu tại sao nói bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống, chúng ta cần phải hiểu, rừng là gì, bảo vệ rừng là gì?
Theo wikipedia giải thích, rừng là một quần xã sinh vật trong đó các cây rừng là chủ yếu, hay nói một cách khác, rừng là tập hợp của các loại cây và có diện tích đủ lớn. Trong rừng có các loại sinh vật cùng sinh sống và có mối quan hệ mật thiết với các loài khác. Rừng đã từng chiếm phần lớn diện tích trên trái đất, tạo nên cảnh quan cũng như sự đa dạng về môi trường sinh học. Rừng cũng là một nhân tố biến trái đất trở thành một “hành tinh xanh” đúng nghĩa. “Bảo vệ rừng” tức là giữ gìn cho khu rừng được nguyên vẹn, không chỉ về diện tích mà còn về thành phần. Bảo vệ được rừng sẽ bảo vệ được hệ sinh thái phía trong rừng, bảo vệ cho cuộc sống của con người.
Bảo vệ rừng tức là bảo vệ được nguồn nước sạch, bảo vệ cho con người khỏi những trận lũ lớn. Rừng giúp bảo vệ nguồn nước ngầm, ngăn cản dòng chảy của nước mưa, hạn chế tối đa tình trạng sạt lở đất đá. Mỗi năm mùa mưa tới, sẽ có hàng ngàn mét khối nước đổ xuống, và nếu không có rừng cây, chúng sẽ tạo thành những trận lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại cho con người. Hãy nhìn lại năm 2020, miền Trung Việt Nam hứng chịu trận lụt mà chưa từng gặp trong hàng chục năm trở lại đây. Những vụ sạt lở đất gây ra cảnh tang thương cho bao nhiêu con người. Theo thống kê, có tới hơn 56.000 ngôi nhà đã bị lũ cuốn trôi, trong đó có 53.000 ngôi nhà tại Quảng Trị, lũ cũng gây nên những thiệt hại về người đặc biệt là vụ sạt lở tại Thuỷ điện Rào Trăng 3. Vụ sạt lở này đã gây nên thương vong cho 13 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có thiếu tướng Nguyễn Văn Man. Đây là hậu quả do khí hậu thay đổi đồng thời cũng một phần do việc phá hoại các khu vực có rừng phòng hộ phía trên của các tỉnh miền Trung, khiến tình hình lũ lụt, sạt lở xảy ra vô cùng khủng khiếp. Vậy nên bảo vệ rừng, tức là bảo vệ sự sống của con người, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
chung minh bao ve rung la bao ve cuoc song cua chung ta
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Không chỉ bảo vệ nguồn nước, rừng còn là nơi điều hoà khí hậu cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học tự nhiên. Như đã nói ở trên, rừng là quần xã của các loài cây rừng đồng thời cũng là môi trường cho các động thực vật khác sinh sôi và nảy nở. Chúng phụ thuộc vào rừng nhưng cũng làm phát triển rừng, bảo vệ các cây rừng. Thế nhưng, khi các cây rừng bị chặt phá, các động vật ở trong bị thu hẹp diện tích sống, từ đó làm mất đi sự đa dạng tự nhiên mà thiên nhiên ban cho con người. Thêm vào đó, diện tích rừng bị thu hẹp cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Không phải tự nhiên mà chúng ta được gọi là “hành tinh xanh” bởi không một hành tinh nào khác trong hệ mặt trời có cây xanh, có nước bao bọc, và cây xanh và nước là hai thứ thiết yếu bảo vệ cho sự sống của con người. Như rừng Amazon là khu rừng mưa lớn nhất thế giới, nó đang cung cấp khoảng 16% lượng khí oxi cho toàn nhân loại, đồng thời “hút” một lượng lớn khí CO2 có hại giúp cho thế giới của chúng ta luôn được điều hoà. Cùng với đó, rừng cũng giữ lại sự đa dạng tự nhiên cho con cháu chúng ta. Không còn rừng, các loài động vật không còn chỗ trú ẩn, chúng sẽ ngày một biến mất khỏi hành tinh này. Thế nhưng, chỉ cần một khu rừng xuất hiện thì sự đa dạng sinh học sẽ trở về. Hai vợ chồng nhà khoa học người Brazil Sebastĩao đã dùng hơn hai thập kỉ cuộc đời mình để làm trẻ hoá một vùng đất cằn cỗi tưởng như đã chết ở quê hương họ. Và khu rừng của họ đã gọi về hơn 293 loài thực vật, hơn 170 loài chim cũng như 33 loài thú có vú. Và dòng suối tưởng chừng như khô cạn đã lại róc rách những giọt nước dồi dào. Rừng đã cho con người sự sống, cho con người ta có được cuộc sống tốt đẹp.
Hơn thế, rừng còn mang đến tài nguyên giúp con người phát triển kinh tế. Mỗi năm có hàng ngàn khối gỗ được chặt xuống để phục vụ cho ngành công nghiệp giấy. Những trang vở ta viết, những cuốn báo ta đọc, những quyển sách ta mở mỗi ngày đều được làm từ những cây gỗ trong rừng. Thế nên, không thể nói rằng, rừng cây không liên quan đến chúng ta, chúng đã và đang liên quan mật thiết đến đời sống của con người. Hơn thế, những sản phẩm từ gỗ cũng được lấy từ những cây gỗ lâu năm trong rừng, biến tấu qua bàn tay con người thành những đồ thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp. Thế mới nói, rừng cho ta kinh tế, cho ta sự sống, bảo vệ rừng, tức là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, nhờ vào cảnh đẹp cũng như những bóng cây mát trong rừng, những động thực vật quý hiếm mà rừng còn trở thành nơi tham quan, du lịch, cắm trại cho con người. Mỗi năm rừng Cúc Phương – Ninh Bình, Việt Nam đón hàng ngàn lượt du khách về chiêm ngưỡng cây sò trăm tuổi, tham quan khu rừng bươm bướm ngập tràn, mang lại giá trị du lịch cao cho người dân cũng như cho đất nước Việt Nam.
Từ ngàn đời xưa, tổ tiên của chúng ta đã sống với những cánh rừng. Họ yêu quý, trân trọng những cánh rừng như thể báu vật. Chẳng vậy mà ông bà ta luôn dạy con cháu rằng “rừng vàng, biển bạc”. Phải, đó là vì rừng mang lại cho con người ta nguồn thức ăn, giữ gìn cho ta sự sống. Các bộ lạc từ xưa đến nay luôn sống trong rừng, dựa vào rừng cây để sinh tồn. Hãy nhìn những bộ lạc như Anh – điêng, Kogi, … hay hàng ngàn những bộ lạc khác. Cả ngàn đời nay họ sống với cánh rừng mà chưa từng một ngày thiếu thức ăn, lương thực. Thậm chí, những người dân của bộ tộc Kogi còn sống thọ tới hơn trăm tuổi nhờ việc sống dựa vào cánh rừng, vào những gì mà thiên nhiên ban tặng. Rừng đã, đang và vẫn sẽ mãi là nguồn sống của con người chúng ta. Dựa vào rừng, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Thế nhưng ngày nay, diện tích các cánh rừng ngày càng bị thu hẹp. Tháng 3.2021, theo thống kê, có tới 2/3 diện tích rừng đã bị con người tàn phá. Hơn 70% rừng nguyên sinh trên thế giới đã mất. Chúng ta đang từng giờ từng ngày bào mòn đi sự sống của chính mình. Ngay từ bây giờ, hãy cùng nhau vận động trồng lại những cánh rừng, cùng nhau đẩy mạnh việc trồng rừng ở không chỉ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Mỗi cánh rừng đều chứng đựng sự sống của mỗi chúng ta. Hãy nhìn lại cảnh cháy rừng tại Úc vào đầu năm 2020! Hơn nửa tỷ động vật bị chết cháy, hơn 10 triệu hecta rừng bị phá huỷ. Vụ cháy rừng cũng đẩy những con gấu túi koala vào vùng nguy hiểm khi 1/3 trong số chúng chết trong vụ cháy. Khủng khiếp hơn, vụ cháy rừng đã gây lên ô nhiễm môi trường trầm trọng, khói đen phủ kín các thành phố lớn như Sydney và Melbourne với chỉ số độc hại cao gấp 20 lần cho phép. Những căn nhà cạnh rừng cũng bị thiêu trụi với hơn 1500 căn bị thiêu rụi hoàn toàn, 400 căn bị thiệt hại nghiêm trọng.
Mỗi chúng ta hãy cương quyết hơn trong công việc bảo vệ rừng. Hãy tích cực tham gia ngày hội trồng cây, cùng tuyên truyền về lợi ích của rừng. Thay vì chặt phá, hãy chung tay bảo vệ từng ngọn cây, từng mảnh đất rừng, bởi đó là sự sống của chúng ta, là nguồn sức mạnh của con người. Hãy bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống của chúng ta hiện nay và cho cả tương lai thế hệ sau nữa!
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
51917
-
Hỏi từ APP VIETJACK49063
-
37826