Quá trình thành lập Đảng bộ huyện Thiệu Hóa
Quảng cáo
1 câu trả lời 885
ng năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước cảnh đất nước chìm đắm trong đêm trường nô lệ, nhân dân chịu bao cảnh áp bức lầm than dưới gót giầy thực dân phong kiến, nhiều người con ưu tú của quê hương Thiệu Hóa đã anh dũng đứng lên đấu tranh tìm con đường cứu nước, cứu nhà. Ngày 10 - 7 - 1930, chỉ hơn 5 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đã được thành lập, một trong 3 chi bộ đầu tiên để thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29 - 7 - 1930. Trong suốt thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), Thiệu Hóa là một trong những trung tâm cách mạng của tỉnh Thanh Hóa, là cơ sở tin cậy của Xứ ủy Bắc Kỳ, Xứ ủy Trung Kỳ, nơi Tỉnh ủy - Ủy ban hành chính tỉnh họp bàn phát lệnh khởi nghĩa, góp phần xứng đáng cùng với toàn tỉnh và cả nước làm nên thành công của cuộc Cách mạng vĩ đại Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng bộ và nhân dân Thiệu Hóa tiếp tục cùng với cả tỉnh đóng góp tích cực vào những thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc, Thiệu Hóa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ vững chắc quê hương và đóng góp sức người, sức của, làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến.
Trước yêu cầu tạo nên những pháo đài cấp huyện đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177 - CP ngày 05 - 7 - 1977 giải thể huyện Thiệu Hóa, chia tách, sáp nhập vào huyện Yên Định và huyện Đông Sơn trong 2 huyện mới là Thiệu Yên, Đông Sơn. Nhân dân Thiệu Hóa đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, kề vai chung sức cùng Đảng bộ và nhân dân hai huyện xây dựng Thiệu Yên và Đông Sơn trở thành những đơn vị vững mạnh toàn diện, ngày càng thêm giàu đẹp.
Sau gần 20 năm hoạt động cùng 2 huyện bạn, cách đây vừa tròn 20 năm huyện Thiệu Hóa được tái lập theo Nghị định số 72/NĐ - CP ngày 18 -11 - 1996 của Chính phủ. Thời điểm đó huyện có diện tích tự nhiên 17.035,8 ha và 31 xã với dân số 200.774 người. Đảng bộ huyện có 7.235 đảng viên ở 46 tổ chức cơ sở đảng, 329 chi bộ. Đến ngày 01/7/2012, ba xã Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Thiệu Dương chuyển về thành phố Thanh Hóa theo Nghị quyết 05/NQ-CP, ngày 29/02/2012 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP Thanh Hóa. Hiện nay, huyện có diện tích tự nhiên 16.068,38 ha và 28 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 27 xã, 01 thị trấn) với dân số 157.248 người. Đảng bộ huyện có 8.676 đảng viên ở 56 tổ chức cơ sở đảng, 380 chi bộ.
Hai mươi năm qua, Thiệu Hóa tái lập, đổi mới và phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận lợi đan xen những khó khăn, thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, được sự quan tâm động viên, giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện bạn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thiệu Hóa đã phát huy tốt truyền thống cách mạng, anh hùng, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực phấn đấu xây dựng huyện phát triển toàn diện và ngày càng vững chắc.
Kinh tế của huyện tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước: Thời kỳ 1997 - 2000 bình quân 5,8%/năm; 2001 - 2005 bình quân 8%/năm; 2006 - 2010 bình quân 11,6%/năm; 2011 - 2015 bình quân 11,8%/năm; năm 2016 đạt 13,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng nông nghiệp từ 73,7% năm 1997 giảm còn 32,8% năm 2016; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,2% lên 39,2% và tỷ trọng dịch vụ tăng từ 7,1% lên 28%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 27,3 triệu đồng, gấp 10,8 lần năm 1997.
Các ngành kinh tế đều có bước phát triển khá mạnh. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Thiệu Hoá là huyện đầu tiên trong tỉnh thực hiện thành công đổi điền dồn thửa, quy hoạch lại đồng ruộng. Qua 2 lần "đổi điền dồn thửa" gắn với xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm giao thông thủy lợi nội đồng, đã cơ bản khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, canh tác hiệu quả thấp. Từ đó, khuyến khích nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, đầu tư khoa học kỹ thuật, cây con mới có hiệu quả cao vào sản xuất, tạo tiền để để nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước đột phá cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. 20 năm qua, năng suất lúa tăng từ 86,5 tạ/ha/năm lên 132 tạ/ha/năm; tổng sản lượng lương thực từ dưới 90 nghìn tấn năm lên 129 nghìn tấn/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha canh tác năm 2016 đạt 105 triệu đồng, tăng thêm 70 triệu đồng so với năm 1997. Từ chăn nuôi nông hộ, tự phát, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế thấp đã phát triển theo hướng trang trại; đến nay, toàn huyện có 648 trang trại, gia trại, nhiều trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, cho hiệu quả kinh tế ngày càng cao, bền vững.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2016 gấp 18 lần năm 1997. Xây dựng mới 1 cụm công nghiệp, 2 cụm làng nghề, sản xuất được những mặt hàng có giá trị cao, thúc đẩy phát triển kinh tế và phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.
Các loại hình dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; giá trị sản xuất năm 2016 gấp 43,5 lần năm 1997. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng nhanh, cuối năm 2016 có trên 4.500 cơ sở, đang tạo việc làm cho trên 6 nghìn lao động, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, công sở, cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, cụm làng nghề, xây dựng nhà văn hóa, thư viện, nhà truyền thống, hệ thống điện.v.v làm cho diện mạo làng quê đổi mới rõ rệt. Nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 20 năm qua, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân như Khu hội nghị huyện, 25 trụ sở cơ quan trên địa bàn, 69 ngôi trường với gần 900 phòng học và nhà chức năng kiên cố; 22 công sở xã, thị trấn; 200 nhà văn hóa thôn; Nhà tập luyện và thi đấu TDTT huyện; Trung tâm BDCT huyện; Khu Di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ Họ Vương; hàng nghìn km đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm, giao thông nội đồng, kênh mương; hàng vạn công trình dân dụng do nhân dân xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp; nhà ở kiên cố trong dân cư tăng từ 15% lên 60%...
Các thành phần kinh tế phát triển ngày càng đa dạng. Đến nay, trên địa bàn huyện có 171 doanh nghiệp, trong đó thu hút được những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như May Thiệu Đô thuộc Công ty May 10, may Vạn Hà thuộc Công ty may Minh Hoàng thành phố Hồ Chí Minh. Có 1.950 cơ sở cơ sở sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho trên 1 vạn lao động. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt kế hoạch và tăng so với dự toán tỉnh giao từ 30% trở lên; năm 1997 đạt 7,6 tỷ đồng, năm 2006 đạt 20,3 tỷ đồng, năm 2016 đạt trên 120 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, số tiêu chí đạt bình quân từ 5,7 tiêu chí/xã năm 2010 tăng lên 16,5 tiêu chí/xã năm 2016 và có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đi đôi với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa-xã hội có chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu và tiến bộ mới. Chất lương giáo dục toàn diện được nâng lên. Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học thuộc tốp đầu của tỉnh. Tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng hàng năm trên 60% số dự thi. Từ khi có chủ trương xây dựng và công nhận trường chuẩn quốc gia (1998) đến nay, toàn huyện có 64 trường chuẩn quốc gia (trên tổng số 86 trường, đạt 74,4%; trong đó cấp THPT đã có Trường Lê Văn Hưu đạt chuẩn quốc gia) và có 8 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng, nâng cấp. Mỗi xã, thị trấn đều có các trường từ mầm non đến THCS. Trên địa bàn huyện có 4 trường PTTH, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề, 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Phong trào khuyến học khuyến tài tiếp tục được phát triển sâu rộng.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được duy trì, phát triển; tỷ lệ gia đình văn hóa tăng từ 25% lên trên 85%. Cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư xây dựng. 100% xã, thị trấn đã xây dựng quy hoạch xây dựng trung tâm văn hóa xã. 100% thôn, làng có nhà văn hóa, khu thể thao. Phong trào luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường xuyên được phát triển sâu rộng trong nhân dân.
Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chú trọng. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn I và đến nay đã có 24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, đạt 85,7%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư ngày càng hiện đại đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Phát triển kinh tế gắn với giải quyết hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2%, năm 2016 còn 9,03% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51%. Thực hiện tốt chính sách với các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công với nước. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người thuộc diện bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường. Anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, không để xảy ra điểm nóng, đột xuất, bất ngờ. Chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được nâng lên.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm, chú trọng. Chất lượng công tác xây dựng Đảng không ngừng được nâng lên cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng được nâng lên, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp luôn được củng cố, kiện toàn kịp thời, năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành ngày càng hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò tập hợp các lực lượng trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp không ngừng được nâng lên.
20 năm, một chặng đường phát triển, Đảng bộ và nhân dân Thiệu Hóa đã vượt qua biết bao khó khăn, phấn đấu vươn lên đạt những thành quả rất đáng phấn khởi và đã được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương, tỉnh ghi nhận, động viên, khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, huyện đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. 14 xã, thị trấn trong huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Có được những thành tựu quan trọng và rất đáng tự hào là do các cấp uỷ, chính quyền trong huyện, BCH Đảng bộ huyện đã lựa chọn đúng những vấn đề trọng tâm trong từng thời kỳ và các khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, nhạy bén, kiên quyết, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực ti
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
5 49843
-
1 37512
-
4 34908