Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 4 có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Tin học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 8
Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 4 : Sử dụng biến và hằng trong chương trình
Câu 1:Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu, X là biến với kiểu dữ liệu số thực. Phép gán sau đây là không hợp lệ không?
A. X:=4.1;
B. X:=324.2;
C. A:= ‘3242’;
D. A:=3242 ;
A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu → A phải được gán với xâu kí tự (được bao trong dấu nháy), X là biến với kiểu dữ liệu số thực → X là số thực.
Đáp án: D
Câu 2:Khai báo sau có ý nghĩa gì?
Var a: Real; b: Char;
A. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự
B. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự
C. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự
D. Các câu trên đều sai
Real là kiểu dữ liệu số thực, Char là kiểu dữ liệu kí tự.
Đáp án: A
Câu 3:Biến là:
A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Là đại lượng dùng để tính toán
D. Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình
Đáp án: A
Câu 4:Cách khai báo nào sau đây là đúng:
A. const k= 'tamgiac';
B. Var g :=15;
C. Const dien tich;
D. var chuvi : byte;
Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;
Đáp án: D
Câu 5:Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:
A. Tên
B. Từ khóa
C. Biến
D. Hằng
Hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Cấu trúc khai báo hằng là: CONST <Tên hằng> = <giá trị> ;
Trong đó Tên hằng được đặt theo quy tắc Pascal.
Đáp án: D
Câu 6:Tìm điểm sai trong khai báo hằng sau:
Const Max :=2010;
A. Dư dấu bằng (=)
B. Tên hằng không được nhỏ hơn 4 kí tự
C. Từ khóa khai báo hằng sai
D. Dư dấu hai chấm (:)
Cấu trúc khai báo hằng là : Const <tên hằng> = <giá trị> ;
Khi sử dụng dấu := là lệnh gán được thực hiện trong chương trình.
Đáp án: D
Câu 7:Khai báo nào sau đây đúng?
A. Var x, y: Integer;
B. Var x, y=Integer;
C. Var x, y Of Integer;
D. Var x, y := Integer;
Cấu trúc khai báo biến có dạng : var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;
Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.
Đáp án: A
Câu 8:Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là:
A. Const
B. Begin
C. Var
D. Uses
Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;
Đáp án: C
Câu 9:Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là:
A. Const
B. Begin
C. Var
D. Uses
Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là Const. Cấu trúc khai báo hằng là:
CONST <Tên hằng> = <giá trị> ;
Đáp án: A
Câu 10:Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo:
A. Var x: String;
B. Var x: Integer;
C. Var x: Char;
D. Var x: Real;
Các kiểu dữ liệu: String (kiểu xâu), Integer (kiểu nguyên), Char (kiểu kí tự), Real (kiểu thực). Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo Var x: String;
Đáp án: A