Trắc nghiệm Địa lý 11 - Ôn tập chương 1 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Ôn tập chương 1 Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 11.

1238
  Tải tài liệu

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở?

A.Các nước đang phát triển.

B.Các nước công nghiệp mới.

C.Các nước phát triển.

D.Khu vực châu Âu.

Đáp án:

Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan?

A.Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô.

B.Hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô.

C.Hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan.

D.Rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan.

Đáp án:

Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3 Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?

A.Thương mại thế giới phát triển mạnh.

B.Đầu tư nước ngoài giảm nhanh.

C.Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

D.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Đáp án:

Biểu hiện của toàn cầu hóa là : thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

=> Nhận xét: đầu tư nước ngoài giảm nhanh không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực?

A.Công nghiệp.

B.Nông nghiệp.

C.Dịch vụ.

D.Ngân hàng.

Đáp án:

Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, nổi lên hàng đầu là hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây nhờ vào?

A.Giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.

B.Có con đường tơ lụa đi qua.

C.Giáp Ấn Độ và Đông Âu.

D.Giao thông thuận lợi.

Đáp án:

Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc (phương Đông), đi qua khu vực Trung Á tới các nước châu Âu. Không đơn thuần là con đường thương mại, đây còn là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.

=> Khu vực Trung Á nằm ở vị trí trung chuyển của con đường tơ lụa nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là?

A.Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B.Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C.Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D.Chất thải ra môi trường không qua xử lý.

Đáp án:

Lượng  tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là?

A.Khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp.

B.Khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao.

C.Khu vực I và III cao, Khu vực II thấp.

D.Khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao.

Đáp án:

- Trong cơ cấu kinh tế:

+ các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.

+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là?

A.Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động.

B.Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

C.Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột sắc tộc.

D.Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động.

Đáp án:

Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột sắc tộc diễn ra triền miên, đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người châu Phi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển?

A.Cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.

B.Cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.

C.Cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.

D.Cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc.

Đáp án:

Tài nguyên đất, khí hậu của Mĩ La – tinh thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo?

A.Thiên chúa giáo.

B.Phật giáo.

C.Hồi.

D.Do Thái.

Đáp án:

Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên Trung Á?

A.Khí hậu thuận lợi cho trồng bông.

B.Thảo nguyên rộng lớn.

C.Khoáng sản giàu có.

D.Đất đai phù sa màu mỡ.

Đáp án:

Trung Á là khu vực có khí hậu khô hạn, đất đai khô cằn, chủ yếu là đất cát nghèo dinh dưỡng,phân bố trên các hoang mạc.

=> Đất phù sa màu mỡ không phải là đặc điểm tự nhiên Trung Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của nhóm các nước kinh tế phát triển?

A.Đầu tư nước ngoài lớn.

B.Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.

C.Chỉ số phát triển con người (HDI) cao.

D.Thu nhập bình quân đầu người không cao.

Đáp án:

Các nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI cao.

=> nhận xét D. các nước phát triển có thu nhập bình quân không cao là Sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt được gọi chung là?

A.Liên hợp hóa.

B.Toàn cầu hóa.

C.Xã hội hóa.

D.Thương mại hóa.

Đáp án:

Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt được gọi chung là toàn cầu hóa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Đặc trưng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

A.Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

B.Sản xuất hoàn toàn bằng máy móc.

C.Tạo sự ra đời của nền tri thức.

D.Thực hiện sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ.

Đáp án:

Đặc trưng của cuộc cách mang khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. Đây là những ngành dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Châu Phi?

A.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.

B.Trình độ dân trí thấp.

C.Có số dân đông.

D.Dân số già.

Đáp án:

Dân cư châu  Phi có đặc điểm là tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới (2,3% năm 2005), dân số đông đúc (gần 14% dân số thế giới), dân số có trình độ dân trí thấp, tuổi thọ trung bình thấp hơn rất nhiều so với thế giới và nhóm các nước phát triển, các nước đang phát triển (52 tuổi năm 2005).

=> Nhận xét châu Phi có dân số già là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Đất đai ở châu Phi có nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do?

A.Khí hậu khô hạn.

B.Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.

C.Rừng bị khai phá quá mức.

D.Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án:

Rừng ở châu Phi đang bị khai thác một cách quá mức đã tạo nên những vùng đất trống, đồi núi trọc, mặt đất mất lớp phủ thực vật kết hợp với khí hậu nhiệt đới nắng nóng, khô hạn đã tạo nên nhiều vùng đất hoang mạc hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La- tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài?

A.Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.

B.Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.

C.Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

D.Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Đáp án:

Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La –tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là?

A.Nạn thất nghiệp tăng lên.

B.Chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.

C.Thiếu nhân lực thay thế.

D.Thị trường tiêu thụ thu hẹp.

Đáp án:

Dân số già đồng nghĩa với số trẻ em dưới 15 tuổi giảm đi nhiều, người già chiếm tỉ trọng lớn => trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay đòi hỏi một nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, tiếp thu nhanh thành tựu kĩ thuật mới…=> trong tương lai khi tỉ lệ trẻ em ngày càng thu hẹp sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ví dụ. Nhật Bản là quốc gia có dân số già -> quốc gia này đã thực hiện chính sách mở cửa thu hút nhiều lao động trẻ của các nước nhằm giải quyết vấn đề nhân lực trong nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào có dân số đông nhất và GDP cao nhất?

A.Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

B.Thị trường chung Nam Mĩ.

C.Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án:

 - Các tổ chức:

+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.

+ Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.

+ Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.

=> Loại đáp án B, C, D.

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa…).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là?

A.Nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

B.Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

C.Sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác.

D.Diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Đáp án:

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là do con người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: khai thác rừng bừa bãi làm giảm diện tích rừng, mất nơi cư trú củ nhiều loài động vật; đánh bắt cá bằng chất nổ...

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Cho bảng số liệu:

GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mĩ Latinh năm 2004( tỉ USD)

Hỏi đáp VietJack

 Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia?

A.Cột ghép.

B.Cột chồng.

C.Miền.

D.Đường.

Đáp án:

- Đề bài yêu cầu thể hiện: GDP và nợ nước ngoài -> giá trị tuyệt đối của 2 đối tượng (cùng đơn vị: tỉ USD)

- Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ  => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia là cột ghép.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?

A.Cạnh tranh gay gắt, tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác.

B.Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác.

C.Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

D.Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Đáp án:

- Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia (VD. Việt Nam – Nhật Bản), quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung (VD. Việt Nam trong mối quan hệ với các nước thành viên thuộc WTO, ASEAN..).

- Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.

=> Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23:

Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mạnh mẽ?

A.Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.

B.Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.

C.Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

D.Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Đáp án:

Sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, biểu hiện là sự xuất hiện nhiều ngành công nghệ mới mang tính đột phá, đòi hỏi trình độ công nghệ cao, hàm lượng tri thức lớn, trong đó có công nghệ thông tin. Ngày nay con người đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 –công nghệ số -> gắn kết mọi quốc gia với nhau, thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

TỔNG HỢP CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO CHUYÊN ĐỀ KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Việt Nam là thành viên của tổ chức nào sau đây?

A.NAFTA, APEC.

B.EU, APEC.

C.ASEAN, APEC.

D.NAFTA.

Đáp án:

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam ra nhập năm 1995

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam ra nhập năm 1998

NAFTA: Hiệp ước tự do Bắc Mĩ (Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Mê-hi-cô)

EU: Liên minh châu Âu – chỉ có thành viên các nước thuộc khu vực châu Âu là thành viên

Như vậy, Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN và APEC.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á, Mĩ La tinh là?

A.Các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều.

B.Thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn.

C.Nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài.

D.Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Đáp án:

Các ý A, B, C là đặc điểm của Mĩ la tinh.

Các ý A và D là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, ý A (các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều) là đặc điểm chung của hai khu vực Đông Nam Á và Mĩ la tinh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho khu vực Trung Á và Tây Nam Á có những bất ổn về chính trị, các cuộc chiến tranh triền miên và những cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố là do?

A.Nơi hoạt động của khủng bố IS.

B.Các thế lực bên ngoài đả kích.

C.Tranh chấp nguồn tài nguyên dầu mỏ.

D.Đa sắc tộc, đa tôn giáo.

Đáp án:

Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Biểu hiện của thành tựu công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là?

A.Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu.

B.Mạng Internet phát triển khắp nơi trên thế giới.

C.Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến.

D.Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống.

Đáp án:

- Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu là biểu hiện của công nghệ năng lượng.

- Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến là biểu hiện của công nghệ vật liệu.

- Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống là biểu hiện của công nghệ sinh học.

- Công nghệ thông tin là mạng Internet, điện thoại di động, truyền tín hiệu,... phát triển khắp nơi trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Hỏi đáp VietJack

Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A.Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ có GDP bình quân đầu người cao nhất.

B.Liên Minh châu Âu có GDP bình quân đầu người thấp nhất.

C.Hiệp hội các nước Đông Nam Á có số dân đứng thứ nhất và GDP đứng thứ 3.

D.Các khu vực có số dân, GDP không đồng đều giữa các khu vực.

Đáp án:

 Cần tìm ra các phương án đúng để biết được phương án không đúng.

Nhìn vào bảng có thể nhận thấy số dân, GDP không đồng đều giữa các khu vực, như vậy ý D đúng.

Sắp xếp Số dân theo thứ tự giảm dần: Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Liên Minh châu Âu, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. GDP theo thứ tự giảm dần: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ., Liên Minh châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á nên ý C đúng.

Tính GDP bình quân đầu người:

- Công thức: GDP bình quân đầu người = GDP : người (đơn vị: USD/người).

- Từ công thức trên, tính được kết quả sau:

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ: 42278 USD/người (cao nhất).

+ Liên Minh châu Âu: 35000 USD/người.

+ Hiệp hội các nước Đông Nam Á: 29995 USD/người (thấp nhất).

Như vậy ý A đúng và ý B sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nhân tố quan trọng nhất tạo nên thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới ở Mĩ La tinh là?

A.Có nhiều cao nguyên.

B.Có khí hậu nhiệt đới.

C.Thị trường tiêu thụ.

D.Có nhiều loại đất khác nhau.

Đáp án:

Nhờ có khí hậu nhiệt đới nên Mĩ La tinh có thế mạnh để trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới như cà phê, ca cao, chuối,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây gây nên hiện tượng "thủy triều đen"?

A.Suy giảm sinh vật.

B.Khai thác hải sản.

C.Tảo đỏ.

D.Tràn dầu.

Đáp án:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đen là do sự cố tràn dầu trên biển (do rò rỉ trong quá trình khai thác hoặc tràn dầu trong quá trình vận chuyển trên boong tàu).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trên quy mô hành tinh hiện nay là do?

A.Việc khai thác các nhà máy điện sử dụng bằng than và dầu khí.

B.Khai thác các nhà máy điện sử dụng năng lượng thuỷ triều.

C.Khai thác ngày càng nhiều nhà máy điện nguyên tử.

D.Khai thác các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời.

Đáp án:

Trên thế giới hiện có gần 500 nhà máy điện nguyên tử, gây ô nhiễm phóng xạ. B, D là các nhà máy sử dụng năng lượng sạch. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nhiều nhất là các nhà máy điện sử dụng bằng than và dầu khí do các nhà máy này đốt than, dầu khí thải khí CO2 ra môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Điểm tương đồng lớn nhất về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là?

A.Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

B.Thế mạnh về trồng cây lương thực.

C.Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

D.Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

Đáp án:

Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là cả hai khu vực đều có thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới do khí hậu nhiệt đới. Một số cây công nghiệp nhiệt đới tiêu biểu như cà phê, cao su, ca cao,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Các nước Mĩ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm, đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

A.Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ.

B.Nền kinh tế tự chủ, sự cản trở của tôn giáo và phát triển nền kinh tế đa ngành.

C.Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.

D.Các thế lực bảo thủ Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở.

Đáp án:

Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm là do:

-  Thứ nhất các nước Mĩ la tinh chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ.

- Thứ hai, duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài và cuối cùng là do các thế lực bảo thủ về thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy, nền kinh tế phát triển chậm không phải do Mĩ La tinh đã xây dựng được nền kinh tế tự chủ và phát triển nền kinh tế đa ngành.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Trong bảo vệ môi trường, tại sao phải “tư duy toàn cầu - hành động địa phương”?

A.Muốn bảo vệ môi trường cần có những biện pháp thiết thực nhất để toàn cầu cùng nhau thực hiện thống nhất.

B.Muốn bảo vệ môi trường mỗi nước cần đảm bảo nước mình không bị ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.

C.Môi trường luôn tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, sự biến đổi môi trường khác nhau ở các khu vực.

D.Trên thế giới ở đâu môi trường cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng về mọi mặt từ kinh tế, môi trường tự nhiên đến các hoạt động xã hội.

Đáp án:

- Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì tất cả mọi thứ trong tự nhiên tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Yếu tố nào giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất hiện đại?

A.Vật liệu mới, công nghệ cao.

B.Tri thức và thông tin.

C.Nguyên liệu, lao động thu nhập thấp.

D.Cơ cấu kinh tế hợp lí.

Đáp án:

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất hiện đại (nền kinh tế tri thức) là tri thức và thông tin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng?

A.Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

B.Các cuộc đấu tranh đất đai, nguồn nước.

C.Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các lực lượng khủng bố.

D.Xung đột dai dẳng của nhiều nước trong khu vực.

Đáp án:

Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nhận định nào không đúng khi nói về tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

A.Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B.Cách mang khoa học và công nghệ hiện đại làm giảm bớt vai trò của nông nghiệp và công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

C.Cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.

D.Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại biến khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất.

Đáp án:

- Nhận định A, C, D là hệ quả của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra nhiều thành tựu quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử, tin học...) và các ngành dịch vụ (y tế...), tăng thêm vai trò sản xuất vật chất không thể thay thế của công nghiệp.

- Mặt khác, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn giữ vai trò quan trọng không ngành nào có thể thay thế được đó là cung cấp nguồn thức ăn, thực phẩm bổ dưỡng cho con người hằng ngày để duy trì sự sống, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp.

=> Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không làm giảm đi vai trò của nông nghiệp và công nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội.

Nhận định B sai với vai trò của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á, Trung Á là?

A.Có nhiều bất ổn về chính trị.

B.Có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

C.Có nhiều dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên.

D.Có nhiều thiên tại: bão, động đất, núi lửa,…

Đáp án:

Các ý A, B, C là đặc điểm của Trung Á.

Các ý C và D là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, ý C (có nhiều dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) là đặc điểm chung của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Á).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Cho bảng số liệu:

Hỏi đáp VietJack

Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh số dân và GDP của một số tổ chức kinh tế trên thế giới năm 2013 là?

A.Biểu đồ miền.

B.Biểu đồ tròn.

C.Biểu đồ cột.

D.Biểu đồ đường

Đáp án:

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng biểu đồ cột khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện số lượng, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).

- Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài:

+ Dạng biểu đồ so sánh 2 yếu tố của các đối tượng khác nhau (dân số và GDP).

+ Hai đơn vị khác nhau.

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột, cụ thể là cột ghép.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Vì sao nền kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn bị coi là châu lục nghèo đói, chậm phát triển?

A.Hầu hết các nước Châu Phi có nền kinh tế đang phát triển mạnh.

B.Khoảng 3 - 4 nước Châu Phi còn nghèo, kinh tế kém phát triển.

C.Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng đóng góp 19% GDP toàn cầu.

D.Còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế kém phát triển.

Đáp án:

Châu Phi là châu lục còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, đa số các nước còn nghèo với nền kinh tế kém phát triển. Mặc dù Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Cho bảng số liệu:

Hỏi đáp VietJack

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người của một số quốc gia, năm 2014 và 2015?

A.Nhật Bản tăng nhiều hơn Trung Quốc.

B.Trung Quốc tăng nhiều hơn Hàn Quốc.

C.Hàn Quốc tăng nhiều hơn Nhật Bản.

D.Việt Nam tăng nhiều hơn Hàn Quốc.

Đáp án:

- Công thức: Chỉ số HDI tăng lên = Chỉ số HDI năm sau - Chỉ số HDI năm trước

Ví dụ: Chỉ số HDI tăng lên của Nhật Bản = 0,903 – 0,891 = 0,012.

- Tương tự, ta tính được kết quả sau:

+ Hàn Quốc: 0,003.

+ Việt Nam: 0,017.

+ Trung Quốc: 0,011.

Như vậy, ta thấy Việt Nam tăng nhiều nhất, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và tăng ít nhất là Hàn Quốc.

=> Hàn Quốc tăng ít hơn Nhật Bản (0,003 < 0,012)

=> Nhận xét Hàn Quốc có chỉ số HDI tăng nhiều hơn Nhật Bản là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

Hỏi đáp VietJack

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A.Tỉ lệ dân số châu Phi và châu Á có xu hướng tăng, trong đó nhiều nhất thuộc về châu Á.

B.Dân số châu Mĩ tăng từ 13,4% năm 1985 lên 14% năm 2000 nhưng đến 2005 giảm xuống còn 13,7%.

C.Tỉ trọng dân số châu Âu có xu hướng giảm mạnh từ 14,6% năm 1985 xuống 11,4% năm 2005.

D.Châu Đại Dương là châu lục duy nhất dân số không thay đổi, giữ ở mức 0,5%.

Đáp án:

- Công thức: Tỉ lệ dân số tăng lên = Tỉ lệ dân số năm cuối – Tỉ lệ dân số năm gốc (đơn vị: %).

- Từ công thức trên, ta tính được:

+ Châu Phi tăng thêm 2,3%.

+ Châu Mĩ tăng thêm 0,3%.

+ Châu Á tăng thêm 0,6%.

+ Châu Âu giảm 3,2%.

+ Châu Đại Dương ổn định, không tăng và không giảm.

Như vậy:

- châu Phi tăng nhiều nhất, tiếp đến là châu Á, châu Mĩ. Trong khi đó châu Âu có tỉ trọng giảm và châu Đại Dương không có sự thay đổi.

- Tỉ trọng của châu Á là lớn nhất (60,6% - 2005), đứng thứ 2 là châu Phi, tiếp đến là châu Mĩ, châu Âu và cuối cùng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là châu Đại Dương.

Kết luận: Châu Á tăng nhiều nhất là sai nên ý A là không đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là?

A.hoạt động sản xuất công nghiệp.

B.Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C.Khai thác dầu khí trên biển.

D.Khai thác rừng quá mức.

Đáp án:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước

- Khai thác dầu khí trên biển sẽ làm ô nhiễm môi trường biển

- Khai thác rừng quá mức sẽ làm suy giảm đa dạng sinh vật

- Hoạt động sản xuất công nghiệp đã tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 và làm ô nhiễm không khí.

Đáp án cần chọn là: A

Bài viết liên quan

1238
  Tải tài liệu