Trắc nghiệm Giáo dục Công dân 9 Bài 4 có đáp án năm 2021 - Bảo vệ hòa bình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Công dân lớp 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Giáo dục Công dân lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục Công dân 9.

444
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 (có đáp án): Bảo vệ hòa bình

Câu 1: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Đáp án D

Câu 2: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 3: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Đáp án A

Câu 4: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 5: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 6: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

A. Hợp tác.

B. Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Đáp án B

Câu 7: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Đáp án A

Câu 8: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Đáp án A

Câu 9: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Đáp án D

Câu 10: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Đáp án B

Bài viết liên quan

444
  Tải tài liệu