Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án
Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa lí 11 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
[Năm 2023] Đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Địa lí 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án - (Đề số 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?
A. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
B. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia.
C. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
D. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
Câu 2. Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…
B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
C. Chuyển sang trồng các loại cây khác.
D. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
Câu 4. Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?
A. Tàu biển.
B. Ô tô.
C. Rôbôt.
D. Xe gắn máy.
Câu 5. Nhật Bản đứng thứ bao nhiêu thế giới về vi mạch và chất bán dẫn?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư
Câu 6. Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là:
A. núi cao, hoang mạc.
B. sơn nguyên, rừng.
C. núi cao, sơn nguyên.
D. rừng, đồng cỏ.
Câu 7. Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua:
A. sự đa dạng của địa hình và khí hậu.
B. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản.
C. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
D. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.
Câu 8. Hướng nghiêng chính của địa hình Trung Quốc?
A. Tây- Đông.
B. Bắc- Nam.
C. Đông- Tây.
D. Nam- Bắc.
Phần tự luận
Câu 1 (4 điểm). Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên nhật bản đối với phát triển kinh tế?
Câu 2 (2 điểm). Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 – Đề số 1
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
SGK/70, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 2.
Vùng kinh tế Trung ương là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.
Chọn: A.
Câu 3.
SGK/81, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 4.
Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử.
Chọn: C.
Câu 5.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 6.
Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc. Ví dụ: dãy Côn Luân, Dãy Himalaya, dãy Thiên Sơn; các hoang mạc như hoang mạc Tacla Macan.
Chọn: A.
Câu 7.
Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua: sự khác biệt (phân hóa) giữa miền Đông và miền Tây về địa hình, khí hậu, khoáng sản, sinh vật, sông ngòi.
Chọn: C.
Câu 8.
Địa hình Trung Quốc cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 1.
* Thuận lợi
- Gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. (0,5 điểm)
- Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0,5 điểm)
- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ. (0,25 điểm)
- Sông ngòi có giá trị thủy điện. (0,25 điểm)
- Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng, phát triển nền nông nghiệp đa dạng. (0,5 điểm)
* Khó khăn
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, thiếu đất trồng trọt. (0,5 điểm)
- Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. (0,5 điểm)
- Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần. (0,5 điểm)
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước. (0,5 điểm)
Câu 2.
* Nhận xét:
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)
- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)
- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)
------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Địa lí 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án - (Đề số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng Uran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 2. Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 3. Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là:
A. công nghiệp chế tạo.
B. sản xuất điện tử.
C. dệt may- da giày.
D. chế biến thực phẩm.
Câu 4. Ngành dệt ở Nhật Bản được khởi nguồn từ thế kỉ bao nhiêu?
A. Thế kỉ XVII.
B. Thế kỉ XVIII.
C. Thế kỉ XIX.
D. Thế kỉ XX.
Câu 5. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Xen-đai.
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Mu-rô-ran.
Câu 6. Nông sản nào sau đây của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới?
A. Lạc và mía.
B. Bông và thịt bò.
C. Bông và thịt lợn.
D. Thịt cừu và mía.
Câu 7. Quan hệ hợp tác Việt – Trung hợp tác trên phương châm nào?
A. Sơn thủy, tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.
B. Láng giềng đoàn kết, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
C. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
D. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Câu 8. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở:
A. Hải đảo và vùng núi.
B. Vùng núi và biên giới.
C. Sơn nguyên Tây Tạng.
D. Biên giới và hải đảo.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
Đáp án đề thi Giữa học lì 2 môn Địa lí lớp 11 – Đề số 2
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
Vùng kinh tế U-ran là vùng giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên) nhưng ngành nông nghiệp còn hạn chế do điều kiện tự nhiên khó khăn, chủ yếu địa hình núi cao.
Chọn: C.
Câu 2.
Vùng Viễn Đông là vùng giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu. cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chọn: D.
Câu 3.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 4.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 5.
SGK/80, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 6.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản phẩm phụ của nông nghiệp nhiều nên bông và thịt lợn là sản phẩm của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới.
Chọn: C.
Câu 7.
SGK/95, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 8.
Do tập quán sinh hoạt và canh tác nên Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung ở vùng núi và biên giới.
Chọn: B.
Phần tự luận
Câu 1. * Thuận lợi - Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. (0,75 điểm) - Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế. (1 điểm) * Khó khăn - Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai. (0,5 điểm) - Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...) (0,75 điểm)
Câu 2. * Thuận lợi: - Nông nghiệp: Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. (1,5 điểm) - Công nghiệp: Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp. (1 điểm) * Khó khăn: Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. (0,5 điểm)
------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Địa lí 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án - (Đề số 3)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Lãnh thổ LB Nga có các vùng kinh tế quan trọng nào dưới đây?
A. Vùng Phía đông, phía bắc, phía tây, phía nam
B. Vùng Trung Ương, trung tâm đất đen, U-ran, Viễn Đông
C. Vùng biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi.
D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, phía Nam
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước đông dân, tính tới 06/2017 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 thế giới.
B. Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển.
C. Người lao động cần cù, làm việc tích cực, có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm rất cao.
D. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông công cộng.
Câu 3. Tác động nào sau đây là không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản?
A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Nhật Bản là:
A. Ngắn, dốc.
B. Lưu vực sông rộng lớn.
C. Lưu lượng nước nhỏ.
D. Sông đều chảy ra biển.
Câu 5. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành:
A. du lịch sinh thái biển.
B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản biển.
D. nuôi trồng hải sản.
Câu 6. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:
A. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.
B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.
C.Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.
D. Phía Tây bắc của miền Đông.
Câu 7. Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải là do:
A. Vị trí địa lí.
B. Quy mô lãnh thổ lớn.
C. Sự phân hóa địa hình đa dạng.
D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến.
Câu 8. Nghành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là:
A. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng.
B. Chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng.
C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
D. Chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 2 (3 điểm). Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích?
Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 – Đề số 3
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
SGK/71, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 2.
Ý không đúng là: Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển. Đúng phải là: Phần lớn dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển – nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.
Chọn: B.
Câu 3.
Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%, nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động).
Chọn: B.
Câu 4.
Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, hẹp ngang, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng tây bắc đông nam nên sông ngòi Nhật Bản ngắn và dốc.
Chọn: A.
Câu 5.
Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành: giao thông vận tải biển (xây dựng các cảng biển).
Chọn: B.
Câu 6.
Do ven biển và hạ lưu các con sông lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát riển kinh tế nên dân cư Trung Quốc tập trung đông.
Chọn: B.
Câu 7.
Lãnh thổ Trung Quốc kéo dài từ 200B đến 500B. Chỉ có 1 phần nhỏ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
Chọn: D.
Câu 8.
SGK/92, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Phần tự luận
Câu 1.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu:
- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp. (0,75 điểm)
- Tăng vốn. (0,5 điểm)
- Gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. (0,5 điểm)
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. (0,5 điểm)
- Duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công. (0,75 điểm)
Câu 2.
* Nhận xét
- Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)
- Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)
* Giải thích
- Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). (1 điểm)
- Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...). (0,75 điểm)
------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Địa lí 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 có đáp án - (Đề số 4)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn?
A. Khai thác dầu khí.
B. Khai thác than.
C. Điện lực.
D. Luyện kim.
Câu 2. Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Công nghiệp vũ trụ.
C. Công nghiệp chế tạo máy.
D. Công nghiệp dệt.
Câu 3. Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?
A. Hôcaiđô.
B. Hônsu.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
Câu 4. Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản?
A. Sản phẩm nông nghiệp.
B. Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. Nguyên liệu công nghiệp.
D. Sản phẩm công nghiệp chế biến.
Câu 5. Đặc điểm dân số Nhật Bản là:
A. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
B. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. Dân sô trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
Câu 6. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Nhật Bản có xu hướng:
A. Thấp và ngày càng giảm.
B. Thấp nhưng ngày càng tăng.
C. Thấp và giữ ở mức ổn định.
D. Cao và ngày càng giảm.
Câu 7. Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào sau đây?
A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy.
B. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao.
D. Từ Sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém.
Câu 8. Đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là:
A. Thấp dần từ Bắc xuống Nam.
B. Thấp dần từ Tây sang Đông.
C. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
D. Cao dần từ Tây sang Đông.
Phần tự luận
Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000?
Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày những khó khăn và thuận lợi miền Tây Trung Quốc?
Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 – Đề số 4
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước. Năm 2006, LB Nga đứng đầu thế giới: về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (trên 500 triệu tấn dầu và 587 tỉ m3 khí tự nhiên).
Chọn: A.
Câu 2.
SGK/69, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 3.
Diện tích các đảo ở Nhật Bản theo thứ tự giảm dần là: Hônsu (225.800 km2) - Hôcaiđô (78.719 km2) - Kiuxiu (37.437 km2) - Xicôcư (18.545 km2).
Chọn: B.
Câu 4.
Sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,… chiếm 99% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản.
Chọn: D.
Câu 5.
Nhật bản là nước đông dân (đứng thứ 10 trên thế giới – khoảng 127,7 triệu người), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp: chỉ 0,1% (năm 2005).
Chọn: B.
Câu 6.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp: chỉ 0,1% (năm 2005). Dự đoán đến năm 2017, xuống còn -0,2%.
Chọn: A.
Câu 7.
Nền công nghiệp Trung Quốc đã có chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Đây là xu hướng phát riển của nhiều nước đang phát triển.
Chọn: B.
Câu 8.
Phía Tây Trung Quốc chủ yếu là đồi núi cao, ở trung tâm là đồi núi thấp, phía đông chủ yếu là đồng bằng.
Chọn: B.
Phần tự luận
Câu 1.
- Vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết (Liên Xô): LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công, nông nghiệp chủ yếu của LB Nga có tỉ trọng lớn trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX: than đá (56,7%), dầu mỏ (87,2%), khí tự nhiên (83,1%), điện (65,7%), thép (60,0%); gỗ, giấy và xenlulô (90,0%), lương thực (51,4%). (1 điểm)
- Những thành tựu của LB Nga sau năm 2000:
+ Vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên. (0,75 điểm)
+ Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005), đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết, giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. (1 điểm)
+ Vị thế của LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Hiện nay, LB Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8). (0,75 điểm)
Câu 2.
* Thuận lợi:
- Nông nghiệp: Tập trung nhiều rừng và đồng cỏ, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn. (0,75 điểm)
- Công nghiệp: có nhiều loại khoáng sản như than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,… đây là vùng giàu tiềm năng công nghiệp. (1 điểm)
* Khó khăn: địa hình hiểm trở, sông ngòi ít nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. (0,75 điểm)